Đặt cọc mua nhà ở Trung Quốc bằng dưa hấu, tỏi
Đối diện thị trường đình trệ, nhiều nhà đầu tư bất động sản tại Trung Quốc nhận đặt cọc mua nhà bằng dưa hấu, tỏi, đào nhằm thu hút người mua.
Dưa hấu và các loại nông sản có thể dùng để mua nhà tại Trung Quốc. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH CNA
Hãng AFP ngày 3.7 đưa tin những nhà đầu tư tại Trung Quốc đã nhận thanh toán khi mua nhà bằng dưa hấu, đào và các nông sản khác, nhằm thu hút người mua, trong bối cảnh thị trường bất động sản bị trì trệ.
Thị trường nhà ở tại Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi kinh tế trì trệ và khủng hoảng nợ do quy định cấm nhà đầu tư nhận tiền đặt cọc trước khi khởi công dự án.
Một nhà đầu tư tại thành phố Nam Kinh (tỉnh Giang Tô) thông báo sẽ nhận những xe tải dưa hấu lên đến 5 tấn, trị giá lên đến 100.000 nhân dân tệ (348 triệu đồng) của nông dân muốn đặt cọc mua nhà.
Tuy nhiên, theo Hoàn Cầu thời báo, nhà đầu tư trên đã tạm ngưng chương trình sau khi được trụ sở chính của công ty chỉ đạo, trong khi có thể đưa ra những hình thức khác. Trước đó, nhà đầu tư này cho phép người mua đặt cọc bằng dưa hấu với giá 20 nhân dân tệ/kg.
Video đang HOT
Tại thành phố Vô Tích gần đó, một nhà đầu tư khác nhận đặt cọc mua nhà bằng đào. Tại một vùng trồng tỏi nổi tiếng ở tỉnh Hà Nam, người mua nhà có thể dùng tỏi đặt cọc mua nhà, với giá gấp 3 lần giá thị trường.
Việc nhận nông sản với giá cao giúp những nhà đầu tư có thể đưa ra khuyến mãi thực tế với tỷ lệ cao hơn mức cho phép.
“Vào dịp mùa tỏi mới, công ty đã ra quyết định vì lợi ích của người trồng tỏi. Chúng tôi đang giúp đỡ nông dân bằng tình thương và giúp họ mua nhà dễ hơn”, theo nhà đầu tư CCM thông báo trên mạng xã hội hồi tháng 5.
Theo nhà đầu tư này, khoảng 30 bất động sản đã được bán trong chương trình trên. Giao dịch nhà ở tại Trung Quốc tính theo diện tích sản đã giảm 11 tháng liên tiếp và giảm 31,5% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm ngoái.
Tin lời người yêu rủ đi du lịch để "làm lành", nữ sinh xinh đẹp bỏ mạng tức tưởi
Đến khi toàn bộ sự việc sát hại dã man Lý Thiến Nguyệt được phanh phui, cộng đồng mạng không khỏi bất bình cùng xót thương cho số phận cô gái.
Lý Thiến Nguyệt sinh năm 1998, vừa tốt nghiệp khoa Văn hóa và Du lịch, Đại học Giang Tô vào tháng 6 năm 2020. Trước khi thảm án xảy ra, cô cùng bạn trai thuê trọ tại quận Thê Hà (thành phố Nam Kinh, Trung Quốc).
Ngày 1/8/2020, gia đình Lý báo cáo với cơ quan chức năng rằng họ đã mất liên lạc với con gái từ ngày 9/7/2020, được biết lúc đó cô gái và bạn trai đang cãi nhau.
Điều tra CCTV cho thấy Lý Thiến Nguyệt đã rời đi vào lúc 10h42 ngày 9/7/2020, đáp máy bay từ Nam Kinh đến Côn Minh, lúc 21h26 tới huyện Mãnh Hải, sau đó cảnh sát không phát hiện thêm đầu mối nào.
Tối 4/8/2020, Công an huyện Mãnh Hải (vùng tự trị Tây Song Bản Nạp, Trung Quốc) thông báo rằng đã tìm thấy thi thể của Lý Thiến Nguyệt, chính thức khép lại vụ án.
Trong quá trình điều tra khám xét, cảnh sát phát hiện rằng bạn trai của nạn nhân có động cơ phạm tội lớn và lập tức đưa y vào diện tình nghi.
Đến ngày 3/8/2020, cảnh sát huyện Mãnh Hải đã bắt giữ Hồng Kiệu và hai đồng phạm họ Trương và họ Cao.
Sau khi thẩm vấn, các nghi phạm khai nhận đã sát hại Lý Thiến Nguyệt theo lời xúi giục của Hồng Kiệu, sau đó cùng nhau vứt xác cô tại một khu rừng ở ngoại ô huyện Mãnh Hải.
Cả ba được cho rằng đã lên âm mưu đoạt mạng Lý Thiến Nguyệt từ khi còn ở Nam Kinh, Hồng Kiệu mượn cớ muốn "làm lành" nên đã dụ bạn gái đi Tây Song Bản Nạp, sau đó y cùng đồng bọn ra tay thực hiện hành vi tội ác.
Nguyên nhân ban đầu được Hồng Kiệu khai là do cả hai đang có tranh chấp tình cảm và gã không muốn đánh mất cô.
Tất cả dường như đã được gã bạn trai mất hết nhân tính lên kế hoạch từ trước. Hóa ra sau khi sát hại người yêu dã man, ngày 13/7/2021, Hồng Kiệu vẫn còn giả vờ vô tội và đôn đáo giúp cha mẹ của Lý Thiến Nguyệt tìm cô.
Cha mẹ mang hoa và đồ ăn yêu thích của Lý Thiến Nguyệt tới trước nơi tìm được thi thể cô gái xấu số (ảnh: The Paper)
Khi đưa hai ông bà Lý đến Nam Kinh, gã đã dẫn ông Lý đến một cửa hàng Apple để cố gắng định vị vị trí lần cuối di động của Lý Thiến Nguyệt xuất hiện, sau đó còn tới đồn cảnh sát thành phố Nam Kinh để trình báo về sự mất tích của bạn gái, lúc này nạn nhân đã chết được 4 ngày.
Lặng người sau khi biết được sự thật nghiệt ngã, cha nạn nhân Lý Thiến Nguyệt là Lý Thắng đã yêu cầu phát sóng trực tiếp phiên tòa xét xử vụ án của con gái mình trên sóng truyền hình để nhiều người có thể nhìn thấy cái ác phải trả giá.
Tuy nhiên yêu cầu này đã bị hoãn do trước khi xét xử 2 ngày, có thông tin bằng chứng mà người bào chữa của bị cáo đưa ra là thu thập bất hợp pháp. Luật sư của nạn nhân là Dương Chúc cho rằng vụ án này hoàn toàn không liên quan đến bí mật quốc gia hoặc quyền riêng tư cá nhân, vậy nên theo lý thuyết phiên toà có thể được xét xử công khai.
Khi biết phiên tòa có thể được xét xử công khai, Hồng Kiệu viện dẫn nhiều lý do để hoãn thi hành án như sức khỏe tâm thần không ổn định, có vấn đề về tâm lý nhưng đều bị công an và Viện Kiểm sát nhân dân quận Mãnh Hải bác bỏ.
Lý Thắng cho biết mục đích gia đình ông yêu cầu xét xử công khai là để thảm kịch tương tự sẽ không bao giờ tái diễn nữa, đồng thời cũng củng cố niềm tin của mọi người vào hệ thống pháp luật nơi đất nước tỷ dân.
Giới đầu tư Trung Quốc quay lưng với các sản phẩm đầu tư bất động sản Kể từ tháng Chín, dòng tiền đổ vào các sản phẩm đầu tư bất động sản do các công ty ủy thác phát hành đã sụt giảm, giữa những lo ngại ngày càng tăng về cuộc khủng hoảng nợ của Evergrande. Tòa nhà của tập đoàn Evergrande (giữa) tại Thượng Hải, Trung Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN) Các nhà đầu tư Trung Quốc đang từ...