Đất chật người đông, xây trường cao tầng là nhu cầu bức thiết
Trường học ở nội thành các đô thị có diện tích hẹp, nếu chỉ được xây 3, 4 tầng thì thiếu phòng học và dẫn tới quá tải về sĩ số.
Nâng tầng, nâng chất lượng giáo dục
Hiện nay, ở các quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Cầu Giấy của Hà Nội nhiều trường tiểu học sĩ số học sinh lên đến 50- 60 em/lớp, gần gấp đôi so với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Một trong những lý do dẫn đến tình trạng này là việc thiếu trường, lớp.
Để khắc phục tình trạng này, cần thiết phải tăng số phòng học lên. Tuy nhiên, ở các quận nội thành việc bố trí thêm đất để xây mới nhà trường thực sự khó khăn. Để có đủ phòng học một có trường đã xin phép xây dựng đến 6, 7 tầng.
Trong khi theo tiêu chuẩn hiện nay, trường tiểu học không nên thiết kế, xây dựng lớn hơn 3 tầng và trường trung học không nên thiết kế, xây dựng lớn hơn 4 tầng.
Việc tiêu chuẩn Việt Nam hiện nay quy định mức tầng học của các trường tiểu học và trung học cơ sở đang bộc lộ nhiều bất cập. Bản thân các quy định này đã lỗi thời, không phù hợp với nhu cầu thực tế.
Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm được xây dựng 7 tầng, có thêm không gian phục vụ cho việc dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục (Ảnh Trinh Phúc).
Được biết, hiện nay Bộ Xây dựng đang xây dựng Dự thảo QCVN 06: 2019/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình trong đó có quy định nhà học của trường phổ thông xây cao tối đa 4 tầng.
Nếu quy định này được thông qua thì không chỉ bài toán thiếu trường, thiếu lớp ở các thành phố lớn còn lâu mới giải quyết được mà sẽ có rất nhiều trường học phải đập đi, xây lại gây lãng phí rất lớn.
Vì thế, cần phải có một góc nhìn biện chứng, khoa học về quy định số tầng học của các nhà trường hiện nay để phù hợp với thực tiễn.
Theo ghi nhận của phóng viên, hiện trên địa bàn Hà Nội có nhiều trường phổ thông được xây trên 4 tầng, trong đó có những trường phổ thông xây đến 7 tầng. Trong số đó phải kể đến trường chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm, Cầu Giấy, Hà Nội.
Từ những năm 2011, nhu cầu về mở rộng phòng học để giảm sĩ số trên lớp, trường Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có đề xuất xây nâng tầng. Để thuyết phục được cơ quan chức năng cho phép xây 7 tầng, nhà trường đã chuẩn bị rất cẩn trọng phương án thiết kế, tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu, hướng dẫn từ nhiều cơ quan, tập trung vào mục tiêu quan trọng nhất là đảm bảo an toàn cho học sinh.
Đến nay, đã gần 10 năm đưa vào sử dụng đã chứng minh việc nâng tầng từ 4 tầng lên 7 tầng là một quyết định khoa học, kịp thời và việc này đã mở ra cơ hội lớn giúp trường Nguyễn Bỉnh Khiêm nâng cao chất lượng dạy và học.
Chia sẻ với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Nguyễn Văn Hòa – Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Nguyễn Bỉnh Khiêm cho rằng, việc hạn chế chiều cao các trường học như hiện nay cần thiết phải được tháo gỡ để cho các nhà trường tùy vào nhu cầu về phòng học có thể điều chỉnh nâng tầng cho phù hợp với thực tế.
Theo thầy Hòa, Hà Nội đất chật, người đông, trường học ở trong nội thành, diện tích thì hẹp, chỉ 3 tầng, 4 tầng thì thiếu phòng học nên dẫn tới quá tải về sĩ số lớp. Vấn đề này được đặt ra từ lâu cần thiết phải thay đổi.
Kể về chuyện đi xin xây nâng tầng trường học từ năm 2011, thầy Hoa chia sẻ lúc đó thầy phải kêu lên tới lãnh đạo đứng đầu Hà Nội và nhận được sự ủng hộ sau khi xem xét rất kỹ.
Theo thầy Hòa, tiêu chuẩn Việt Nam chỉ cho phép trường tiểu học xây 3 tầng hay trung học cơ sở xây 4 tầng tồn tại mấy chục năm nay nên đã rất lạc hậu.
Thời điểm trước đây, đất nước còn nghèo, nhà trường xây gạch với vôi nên không vững chắc. Còn hiện nay, với vật liệu bây giờ thì xây được nhà mấy chục tầng nên về mặt kỹ thuật không có gì phải lo lắng.
Nói quan niệm tầng cao học sinh dễ bị ngã, nhưng thầy Hòa cho rằng tầng 3 hay các tầng 5, tầng 7 đều nguy hiểm nếu ngã. Do đó, như trường Nguyễn Bỉnh Khiêm để đảm bảo an toàn cho học sinh thì phải làm làm rào chắn an toàn nên các phụ huynh hoàn toàn yên tâm.
“Tầng 7, chúng tôi làm rào chắn, trồng nhiều loài hoa nên trở thành một ngôi trường xanh” – thầy Hòa tự hào kể.
Kể về các tiện ích khi được phép nâng tầng và có nhiều không gian để tổ chức hoạt động học tập, thầy Hòa cho biết chỉ bố trí học sinh học từ tầng 5 trở xuống, còn các tầng 6 và 7 là các phòng chức năng, phòng làm việc.
Trước đây, khi chưa nâng tầng, sĩ số học sinh 45 em/lớp, còn nay chỉ còn 35 học sinh/lớp. Phòng học rộng rãi, thoáng mát.
“Nếu các trường học không cho xây cao lên thì đồng nghĩa với sĩ số lớp sẽ đông đúc. Như vậy, chất lượng giáo dục rất khó được nâng lên. Ở Hồng Kông, Đài Loan họ cũng cho xây trường học cao tầng. Như Đài Loan cho xây 7 đến 8 tầng”, thầy Hòa nói.
Đáp án cho bài toán giảm sĩ số lớp học
Thầy Hòa đóng góp ý kiến, ở cấp tiểu học, trung học cơ sở trường học có thể xây lên đến 5 tầng. Cấp Trung học phổ thông trường học có thể lên đến 7 tầng.
Thầy Hòa còn cho rằng cần khuyến khích các trường xây tầng hầm để sử dụng để xe. Việc các trường được phép xây cao tầng và có tầng hầm nên áp dụng với các đô thị để tận dụng diện tích sử dụng.
Đồng quan điểm, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó giáo sư Nguyễn Thị Ngân Hoa – Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Victoria Thăng Long (Hà Nội) cho rằng cần thiết phải cho phép các nhà trường xây thêm tầng để phục vụ công tác giáo dục.
Bởi theo cô Hoa, đối với khối tiểu học chỉ vẻn vẹn 3 tầng như hiện nay tức là nhà trường sẽ bố trí lớp học chỉ có ở 2 tầng học là rất ít.
Trong khi sĩ số một lớp chỉ dao động từ 25-35 học sinh nên các trường đòi hỏi phải có số lớp nhiều mà vẫn phải đảm bảo diện tích học tập cho học sinh và bố trí phòng chức năng với nhiều nhiệm vụ như phòng mỹ thuật, âm nhạc, phòng lab để nghe, học tiếng Anh, khu thể thao…
Cô Hoa đề xuất cần nâng thêm tầng cho trường học ở Thủ đô và việc bố trí phòng học vẫn bảo đảm theo quy định.
Theo đó, khối tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông lần lượt cho xây 4, 5, 6 tầng trong đó học sinh tiểu học sẽ học từ tầng 1-3, học sinh trung trung học học từ tầng 1-4 và học sinh trung học phổ thông học từ tầng 1-5 còn hệ thống ban giám hiệu, hành chính làm việc ở tầng cao nhất. Và mỗi tầng đều có phòng quản lý học sinh.
Trinh Phúc – Thùy Linh
Theo giaoduc.net
Dễ dãi với độ cao chung cư, khắt khe với số tầng trường học, sĩ số thêm quá tải
Các cơ sở giáo dục ở các quận nội thành thuộc thành phố lớn đông dân cư đều thiếu phòng học, nhưng lại quá khó khăn trong việc bố trí quỹ đất xây thêm lớp.
Ngày 18/2, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức cuộc tọa đàm với chủ đề: "Nhà trường trong đô thị - những quy định trói buộc về xây dựng cơ sở vật chất".
Phát biểu tại buổi tọa đàm, nhà báo Đào Ngọc Tước - Phó tổng biên tập Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, cho biết: Năm 2018, Thủ đô Hà Nội đã dành 19.000 tỷ đồng để đầu tư cho giáo dục đào tạo, chiếm tỷ trọng 25,5% ngân sách.
Video: Bộ Xây dựng cần sửa đổi QCVN06 : 2010/BXD cho phù hợp thực tế
Tuy nhiên, những đầu tư đó vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Năm học 2018-2019, số lượng học sinh lớp Một ở Hà Nội khoảng 130.000 em, tăng 30.000 học sinh so với năm trước đó.
Số lượng học sinh vào lớp 6 tăng khoảng 11.000 em. Số học sinh vào lớp 10 tăng trên 20.000 em. Số học sinh tăng nhanh trong khi cơ sở vật chất có hạn đã khiến cho sỹ số lớp học được đẩy lên cao.
Đối với các cơ sở giáo dục tại các quận nội thành thuộc thành phố lớn đông dân cư đều thiếu phòng học, nhưng lại quá khó khăn trong việc bố trí quỹ đất để xây thêm phòng học.Ở các quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Cầu Giấy, nhiều trường sỹ số lên đến trên 60 học sinh/lớp, gần gấp đôi so với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo dành cho bậc tiểu học là không quá 35 học sinh/lớp.
Hà Nội đã kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như Bộ Xây dựng cho phép nâng tầng một số trường học ở nội đô, nhưng phải tùy từng trường hợp cụ thể lập phương án nâng tầng các công trình hiện có bảo đảm đáp ứng đầy đủ các quy định hiện hành.
Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế, không thể giải quyết được vấn đề quá tải sĩ số trường công nội đô cũng như việc đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân ở các đô thị lớn.
Trong khi quỹ đất xây trường tại các đô thị ngày càng khó khăn, yêu cầu về số tầng trường học hiện nay tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình (QCVN 06 : 2010/BXD) do Bộ Xây dựng ban hành năm 2010 liệu có còn phù hợp?".
Tới dự tọa đàm có các đại biểu:
Ông Lê Như Tiến - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, đại biểu Quốc hội khóa 12, 13.
Bà Bùi Thị An - Đại biểu Quốc hội khóa 13.
Ông Nguyễn Đại Minh - Viện trưởng Viện khoa học công nghệ xây dựng.
Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng trường Marie Curie (Hà Nội).
Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong - Chuyên gia kinh tế.
Tiến sĩ Hoàng Anh Giang - Trưởng phòng nghiên cứu phòng chống cháy, Viện Khoa học công nghệ xây dựng.
Tùng Dương
Theo giaoduc.net.vn
TP.HCM lo 'sốt vó' chuyện dạy 2 buổi ngày theo chương trình phổ thông mới Phòng học thiếu, giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu khiến nhiều quận huyện ở TP.HCM lo lắng nếu dạy 2 buổi/ngày theo chương trình phổ thông mới. Một lớp học tại Trường tiểu học Lê Văn Thọ (quận 12, TP.HCM) có sĩ số đến 60 học sinh và toàn trường chỉ tổ chức dạy 1 buổi do không đủ phòng học -...