Đặt chân tới nơi đáng sợ nhất ở Nhật Bản
Từng là một cộng đồng dân cư đông đúc, hòn đảo Hashima đã trở thành một trong những địa điểm được cho là ma ám đáng sợ nhất thế giới.
Đảo Hashima hay còn được gọi là Gunkanjima, có nghĩa là đảo chiến hạm trong tiếng Anh.
Hashima là một trong số 505 hòn đảo hoang tại tỉnh Nagasaki và nằm cách tỉnh Nagasaki khoảng 15 km.
Đây là hòn đảo duy nhất có người sinh sống từ năm 1887 đến 1974, khi hoạt động khai thác than đá diễn ra trên đảo vào thời gian đó.
Tập đoàn Mitsubishi mua lại hòn đảo và bắt đầu khai thác than đá từ các mỏ dưới nước.
Tòa nhà bằng bê tông đầu tiên trên đảo được xây dựng vào năm 1916, để làm nơi ở cho các công nhân khai thác than.
Lúc cao điểm nhất, hòn đảo có 5.259 người sinh sống vào năm 1958.
Dầu mỏ được sử dụng thay thế than tại Nhật Bản vào những năm 1960, khiến hoạt động khai thác than đá trên đảo chấm dứt vào năm 1974.
Video đang HOT
Nhìn từ xa, hòn đảo trông như một chiến hạm bỏ hoang.
Đảo Hashima có bệnh viện, trường học, đền cùng một số cửa hàng, nhà hàng và các công trình khác. Nhưng chúng đều hiện trong tình trạng hoang phế.
Du khách bắt đầu trở lại hòn đảo vào những năm 2000 và nơi đây được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 2015.
Hòn đảo từng được quy hoạch để trở thành bãi rác khổng lồ, nhưng cuối cùng kế hoạch đó không được triển khai.
Du khách tham quan hòn đảo buộc phải có hướng dẫn viên du lịch đi kèm, hoặc bạn là nhà báo hay nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.
Có hai cách để khám phá hòn đảo là đi tàu biển quanh đảo hoặc khám phá trên bộ.
Các tour tham quan đảo có hướng dẫn viên chỉ kéo dài 1 giờ, nhằm đảm bảo an toàn cho du khách.
Hòn đảo này bắt đầu nổi tiếng khắp thế giới sau khi dịch vụ Google Street công bố hình ảnh của địa điểm này vào năm 2013.
Nhiều người tin rằng hòn đảo có ma và đây là một trong những lý do hấp dẫn du khách. Mọi người cho biết họ nghe thấy âm thanh lạ khi thăm các công trình bỏ hoang.
Tình trạng xuống cấp của các công trình khiến hòn đảo trông như bị ma ám.
Hòn đảo cũng được sử dụng làm bối cảnh cho bộ phim “Điệp viên 007: Tử địa Skyfal” vào năm 2012.
Bộ phim hoạt hình Attack on Titan cũng sử dụng bối cảnh trên đảo Hashima.
Hòn đảo Hashima trông như một thị trấn ma ám đầy thách thức đối với du khách.
Theo Danviet
Nhờ đâu tỷ lệ tự tử kỷ lục tại Nhật giảm rõ rệt?
Tổng số vụ tự sát trên toàn nước Nhật đã giảm từ đỉnh điểm 34.427 năm 2003 xuống còn 20.598, trong khi tỷ lệ giảm từ 27/100.000 xuống còn 16,3.
Taeko Watanabe thức dậy giữa một đêm tháng 3 lạnh lẽo và tìm thấy một con dao đẫm máu trên giường con trai bà mà tuyệt nhiên không thấy anh ở đâu trong nhà. Sau đó cảnh sát phát hiện một lá thư tuyệt mệnh trong phòng ngủ của con trai bà Taeko Watanabe, trước khi thi thể anh này được tìm thấy dưới con kênh cạnh một ngôi đền.
Bà Taeko Watanabe ngồi cạnh bàn thờ con trai mình.
Bà Watanabe nhớ lại khoảnh khắc gục ngã hơn 10 năm trước, khi ngước mắt lên nhìn bàn thờ có bức ảnh con trai Yuki của mình. Yuki, qua đời khi mới 29 tuổi, là một trong số nhiều thanh niên đã tự sát vào năm đó tại quận Akita, cách Tokyo 450km về phía Bắc. Trong gần 2 thập kỷ, đây là địa phương có tỷ lệ tự sát cao nhất ở Nhật Bản.
"Nhưng mọi thứ giờ đã thay đổi", bà Watanabe nói. Nếu bây giờ con trai bà phải đối mặt với tình huống tương tự, thì có thể anh sẽ không chết, bởi "có những người đã có thể ngăn chặn nó".
Vấn đề không của riêng ai
Bà Watanabe, người cũng đã dự định tự tử sau cái chết của con trai mình, hiện đang lãnh đạo một nhóm sống sót qua tự tử - là một phần trong các nỗ lực quốc gia đã giúp tình trạng tự sát tại nước Nhật Bản giảm gần 40% trong 15 năm qua - vượt quá mục tiêu của chính phủ. Riêng Akita đang ở mức thấp nhất trong 40 năm.
Những nỗ lực này đã diễn ra trên toàn quốc kể từ năm 2007 với một kế hoạch hòng ngăn chặn hành vi tự tử toàn diện. Theo đó, các học giả và cơ quan chính phủ xác định các nhóm có nguy cơ cao, trong khi các khu vực chủ động phát triển các kế hoạch phù hợp với tập quán của từng địa phương.
Các tập đoàn, thường đối mặt với các vụ kiện từ gia đình của những người tự sát vì làm việc quá sức, đã cho nhân viên nghỉ phép nhiều hơn, bên cạnh việc cung cấp hỗ trợ tâm lý và tuân thủ luật tăng ca do chính phủ đề ra. Chính phủ Nhật cũng được cho là đã tiến hành kiểm tra căng thẳng hàng năm tại các công ty có quy mô hơn 50 nhân viên.
Riêng tại Nhật Bản, trò chuyện với ai đó được xem là chìa khóa trong việc giảm nguy cơ tự tử. Tuy nhiên khi số vụ tự tử lên đến đỉnh điểm - 34.427 trường hợp vào năm 2003 - nó đã báo động các nhà hoạch định chính sách và thu hút cả sự chú ý của nước ngoài, khiến đây trở thành chất xúc tác cho sự thay đổi đáng kể ở Xứ Mặt trời mọc.
"Trong một thời gian dài, người ta nghĩ rằng tự tử là vấn đề cá nhân, vì vậy chính phủ đã không thực sự giải quyết nó, không chỉ riêng với Akita mà là trên cả nước", ông Hiroki Koseki, một công chức Akita phụ trách phòng chống tự tử, cho biết. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành động tiêu cực này, nhưng theo các chuyên gia thì chủ yếu là do vấn đề việc làm - bao gồm cả việc thiếu và quá tải; mùa đông dài; một lượng lớn người già neo đơn hoặc bị cô lập; các khoản nợ tích lũy...
Năm 1999, thống đốc của Akita đã trở thành người đầu tiên ở Nhật Bản lập ngân sách cho việc ngăn chặn tự tử. Giữa các phương tiện truyền thông tích cực, các nhóm phòng chống tự tử tự động mọc lên nơi các cộng đồng dân cư. Akita, với dân số chỉ 981.000, hiện đang sở hữu một trong những mạng lưới trợ giúp công dân lớn nhất Nhật Bản.
Akita bắt đầu sàng lọc trầm cảm, nhân viên y tế công cộng luôn chủ động tiếp cận kiểm tra những người có nguy cơ cao. Ngoài ra, còn có sự tham gia nhiệt tình của các tình nguyện viên của những người đã từng chiến đấu với bệnh trầm cảm trong nhiều năm.
Về cơ bản, tất cả mọi người đều được xem là một phần của công cuộc phòng chống tự tử tại nước này. Chẳng hạn, Hiệp hội thợ cắt tóc quốc gia Nhật Bản đã kêu gọi toàn bộ thành viên của mình tham gia các lớp tư vấn tâm lý chống trầm cảm. 3.000 người ở Akita đã tham gia các lớp này từ năm 2017 và mục tiêu sắp tới sẽ là 10.000 người đã qua tư vấn vào năm 2022.
Akita cũng có những người tình nguyện lắng nghe, và theo Reuters, khoảng 70-80% những người từng nói rằng họ muốn chết, nhưng đã ngừng những suy nghĩ tiêu cực trong khi nói chuyện để hẹn gặp lại những người nghe vào lần trò chuyện tới.
Theo dữ liệu sơ bộ, dù tỷ lệ tự tử vẫn còn cao thứ 6 trên toàn quốc, nhưng những tiến bộ tại Akita là đáng kể khi giảm từ mức cao 44,6/100.000 trong năm 2003 xuống còn một nửa trong năm qua. Các vụ tự tử tính trên toàn nước Nhật đã giảm từ mức đỉnh năm 2003 xuống còn 20.598, trong khi tỷ lệ giảm từ 27/100.000 xuống còn 16,3, trong khi chính phủ đặt mục tiêu chỉ còn 13/100.000 vào năm 2027. Mỹ - quốc gia cũng nổi tiếng với tỉ lệ tự sát cao, với dân số gấp đôi Nhật Bản, tỷ lệ này là 14/100.000 vào năm 2017.
Lớp trẻ khó tiếp cận
Tuy nhiên, giảm tỷ lệ tự sát vẫn là một bài toán khó nơi giới trẻ Nhật Bản, khi hơn 500 thanh thiếu niên dưới 19 tuổi tại nước này đã tự sát vào năm 2018 - mức cao nhất 30 năm. Lý do được nhận định bởi đây là đối tượng lứa tuổi thường bỏ qua các hoạt động cộng đồng và chỉ tập trung vào các công việc ở trường lớp, khiến việc tâm sự, trò chuyện bị hạn chế tối đa.
Bộ Giáo dục Nhật Bản đã bắt đầu vào cuộc, với việc cho ra mắt những cuốn sách, truyện nhắm vào chính trẻ em tiểu học, hòng thúc đẩy việc đánh giá cảm giác của chúng và dạy các em về biện pháp giảm căng thẳng hay cách tìm kiếm sự giúp đỡ - một nỗ lực được kỳ vọng có thể giúp giảm tỷ lệ tự tử trong tương lai.
Theo Kinhtedothi
Nga đề xuất ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, Mỹ không một lời hồi âm TASS ngày 22-2 dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, Mỹ đã không trả lời đề nghị của Nga về việc tái khẳng định cam kết nỗ lực ngăn chặn chiến tranh hạt nhân. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova "Washington rõ ràng không có tâm thế cho một cuộc thảo luận có...