Đất cằn lên sỏi đá, liều trồng cây ra trái gai lởm chởm, thu 2,4 tỷ
Mô hình trồng sầu riêng trên đất cằn sỏi đá của gia đình ông Mai Văn Khang (thôn Cam Khánh, xã Sơn Lâm, Khánh Sơn đã mang lại hiệu quả bất ngờ, doanh thu 2,4 tỷ đồng, trừ chi phí lãi từ 1,7 – 1,8 tỷ đồng/năm.
Giữa mùa nắng tháng 5, chúng tôi cùng các cán bộ Agribank Khánh Sơn (Khánh Hòa) đến thăm những mô hình kinh tế được tạo dựng bài bản ở vùng miền núi này. Nơi đây đang xuất hiện nhiều nhân tố sản xuất kinh doanh giỏi cho thu nhập hàng tỷ đồng/năm.
Những quả sầu riêng bén duyên trên vùng đất núi huyện Khánh Sơn, Khánh Hòa
Đơn cử, gia đình ông Mai Văn Khang (thôn Cam Khánh, xã Sơn Lâm, Khánh Sơn) từ hộ nghèo khó nhất vùng đã vươn lên khá giả. Chỉ tính riêng năm 2018, doanh thu gia đình đạt 2,4 tỷ đồng từ xuất bán trái vườn sầu riêng; trừ chi phí đã lãi từ 1,8 tỷ đồng.
Ông Khang cho biết: “Trước đây cuộc sống gia đình tôi khó khăn lắm, gạo không đủ ăn. Hàng ngày, cả nhà kéo nhau đi làm thuê, ai kêu gì làm nấy. Cứ làm đủ tiền mua bao gạo thì cả nhà lao vào cuốc rẫy, chăm sóc vườn sầu riêng, chôm chôm, cà phê, điều,… Hết gạo, lại tiếp tục kéo nhau làm thuê. Cứ thế ròng rã gần 10 năm…”.
Năm 2018, ông Mai Văn Khang thu hoạch gần 50 tấn sầu riêng.
Video đang HOT
Vườn sầu riêng đang trong giai đoạn phát triển tốt thì gặp khó khăn về vốn đầu tư. Năm 2011, ông Khang vay 200 triệu đồng từ Agribank Khánh Sơn. Nhờ chịu khó thâm canh, ngay những vụ đầu tiên, gia đình ông đã trả xong nợ ngân hàng, phần lãi còn lại được tiếp tục đầu tư sản xuất.
“Năm 2017, tôi có ý tưởng phá bỏ 5.000 cây cà phê, 300 cây chôm chôm. Thế nhưng vấp phải sự phản đối quyết liệt của vợ tôi, bởi những cây này đang cho thu nhập hàng chục triệu đồng/năm. Tôi vẫn quyết phá để lấy đất phát triển cây sầu riêng. Và tôi đã đúng”, ông Khang nói.
Vườn sầu riêng đang cho trái sum xuê.
Theo ông Khang, muốn làm giàu phải có hướng đi đúng và mạnh dạn làm ăn. Ông nhẩm tính, cứ mỗi cây sầu riêng nếu đầu tư tốt và gặp thời tiết thuận lợi thì năng suất đạt từ 1,5 – 2 tạ/cây, giá bán dao động từ 48.000 – 50.000 đồng/kg thì chắc chắn thu trên 5 triệu đồng/cây.
Thấy làm ăn hiệu quả, ông Khang tiếp tục mua đất trồng sầu riêng. Đến nay, ông đã sở hữu 16ha đất trồng bơ cao sản, măng cụt và sầu riêng. Năm 2018, sản lượng đạt gần 50 tấn, bán giá 54.000 – 55.000 đồng/kg. Tổng doanh thu 2,4 tỷ đồng từ xuất bán vườn sầu riêng và sau khi trừ chi phí lãi từ 1,7 – 1,8 tỷ đồng.
Để có được vườn sầu riêng như ngày hôm nay, ông Khang phải liều phá bỏ vườn cà phê, điều
Theo ông Khang, cây sầu riêng mang lại giá trị kinh tế cao, hiện năng suất đạt từ 3 – 4,8 tạ/cây. Trung bình mỗi cây cho thu nhập từ 15 – 17 triệu đồng, thậm chí có những cây lâu năm cho thu nhập trên 20 triệu đồng.
Ông Dương Thanh Hải – Giám đốc Agribank Khánh Sơn cho biết, đây là vùng đất nhiều khó khăn ở Khánh Hòa, đặc biệt là vùng bà con dân tộc thiểu số. Gần đây, nhiều hộ rất nỗ lực làm kinh tế, vượt qua khó khăn để vươn lên làm giàu. Nhiều loại cây tại đây đang mang lại giá trị kinh tế cao, như: sầu riêng, măng cụt, bưởi da xanh, mía tím, mít, chuối,…
Theo ông Hải, Agribank Khánh Sơn luôn ưu tiên nguồn vốn cho các hộ nông dân mạnh dạn làm ăn, mở rộng quy mô đầu tư chăn nuôi và trồng trọt. Tính đến ngày 30/4/2019, tổng dư nợ của đơn vị đạt 97,8 tỷ đồng.
Trong thời gian tới, Agribank Khánh Sơn sẽ tiếp tục triển khai thực hiện đầu tư cho vay các đối tượng hộ nông dân sản xuất giỏi, kinh tế trang trại, những hộ làm ăn có hiệu quả. Đồng thời, tăng cường công tác của tổ xử lý nợ để kiểm soát chất lượng tín dụng.
Theo Danviet
Nông dân điêu đứng vì 'ghen ăn tức ở'
Thời gian qua, tại một số tỉnh ở Tây Nguyên liên tiếp xuất hiện hiện tượng phá hoại cây trồng do kẻ xấu phá hoại. Dấu vết hiện trường để lại là những loại cây có giá trị cao về kinh tế bị héo chết dần, nên rất khó để xác định được đối tượng.
Vườn sầu riêng của nông dân bị khoét ở giữa thân để bơm thuốc độc
Bà Đoàn Thị Thanh Thủy (trú tại thôn Tân Hòa, xã Tân Lập, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk) bàng hoàng khi chứng kiến cảnh tượng nhiều cây sầu riêng của gia đình trong rẫy phút chốc bị đầu độc rụng lá, rụng quả.
"Rẫy chỉ cách nhà 500 mét. Sáng ngày 30/4, vợ chồng tôi vào rẫy thì bàng hoàng phát hiện nhiều cây sầu riêng bị đục lỗ ở giữa thân, cạnh xung quanh cỏ, lá cây cà phê chết cháy. Kiểm tra một vòng, có 20 cây sầu riêng bị hiện tượng tương tự. Vườn sầu riêng là nguồn sống duy nhất của gia đình, nhưng nay chúng tôi đã trắng tay", bà Thủy buồn bã kể.
Sau khi sự việc xảy ra, Công an xã Tân Lập và huyện Krông Búk đã có mặt ở hiện trường để điều tra đồng thời xác định có 20 cây sầu riêng bị đầu độc bằng thuốc diệt cỏ, trong đó có 12 cây đang cho độ thu hoạch được 10 năm nay, gây thiệt hại với gia đình bà Thủy gần 1 tỷ đồng.
Cũng bằng thủ đoạn nói trên, vào khoảng giữa tháng 3/2019, 60 cây sầu riêng của gia đình ông Nguyễn Công Lợi (SN 1975, trú tại buôn Ea Chăm, xã Ea Tân, huyện Krông Năng) bị đầu độc bằng thuốc diệt cỏ.
"Ngày 9/4, tôi đi phun phân bón lá và dưỡng hoa cho 60 cây sầu riêng. Tới ngày 11/4, khi trở lại thăm rẫy, những cây đã được phun có hiện tượng cháy lá, vàng lá và rụng hoa hàng loạt. Một số cây trồng khác gần đó như cà phê, mít thái cũng chịu cảnh tượng tương tự. Vợ chồng tôi cho rằng vườn sầu riêng bị kẻ xấu đổ thuốc diệt cỏ để "giết chết" kinh tế nhà tôi" - ông Lợi bức xúc.
Theo ông Lợi, rẫy của ông trồng xen canh 120 cây sầu riêng. Niên vụ 2017-2018 sầu riêng cho thu nhập 1,7 tỷ đồng. Có thể, sầu riêng nhà ông này bị hạ độc do kẻ xấu "ghen ăn tức ở".
Thượng tá Bùi Trọng Tuấn - Trưởng phòng tham mưu tổng hợp Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, qua nắm bắt tình hình ở các địa bàn thường xuyên xảy ra nạn hủy hoại nông sản, thường ở những điểm vắng, diện tích rộng không có người canh giữ. Nên việc phát hiện để xử lý kịp thời rất khó khăn.
"Tại các buổi giao ban hàng tuần, hàng quý lãnh đạo công an tỉnh đã chỉ đạo công an các địa phương cần tăng cường công tác bảo vệ tài sản cho người dân. Quan điểm của công an tỉnh, phải xử lý nghiêm trước pháp luật để làm gương và có đủ sức răn đe" - thượng tá Tuấn nói.
VŨ LONG
Theo TPO
Phận người 'bới rác tìm cơm' tại bãi rác lớn nhất Đà Nẵng Từ sáng đến tối, hàng trăm người cặm cụi trên những đống rác cao như núi, ruồi nhặng bu đen, mùi hôi nồng nặc ở bãi rác Khánh Sơn để "bới rác tìm cơm". Từ tinh mơ, vợ chồng bà Võ Thị Thông (trú tổ 41, phường Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu, Đà Nẵng) đã có mặt tại bãi rác Khánh Sơn (phường...