Đất Cà Mau cứ nói nhiễm mặn, nhưng trồng dưa lưới trái to thế này
Hơn 1.600 gốc dưa lưới vụ đầu tiên trồng tại tỉnh Cà Mau mới vừa thu hoạch của một chủ vườn trên địa bàn phường Tân Thành ( TP. Cà Mau) là minh chứng khẳng định thêm đất Cà Mau không phụ lòng người, nếu có quyết tâm và mạnh dạn áp dụng đúng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất.
Lâu nay, cứ nghĩ đất bồi của tỉnh biển Cà Mau sẽ không thể trồng được các loại cây ăn trái vốn là thế mạnh của các tỉnh ven Sông Tiền, Sông Hậu với phù sa vùng ngọt. Tuy nhiên, những năm gần đây, nào là chôm chôm, bưởi da xanh, sầu riêng… xuất hiện tốt tươi, cho trái trĩu cành khắp nơi trong tỉnh.
Phấn khởi với kết quả thành công từ vụ dưa đầu tiên, anh Nguyễn Hữu Huy Vũ sẽ tiếp tục mở rộng mô hình sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường đang rất cao.
Những ngày này, tuyến đường từ Quốc lộ 1A vào Khóm 4, phường Tân Thành nhộn nhịp hẳn lên, bởi sự nô nức của những nhóm người tham quan, trải nghiệm vườn dưa lưới của anh Nguyễn Hữu Huy Vũ.
Vốn yêu thích trồng trọt, nhất là trồng cây ăn trái, sau những lần tham quan các vườn cây ăn trái tại các tỉnh trên, anh Vũ biến trăn trở “tại sao người ta trồng được, còn mình lại không” thành quyết tâm và anh đã thành công khi phải cải tạo khu vườn tạp thành khu trồng dưa lưới trong nhà kính.
Video đang HOT
Ngoài việc mở cửa cho khách vào tham quan, trải nghiệm và thưởng thức dưa tại chỗ, nguồn dưa còn lại sau khi thu hoạch sẽ được anh Vũ dán tem, bao gói cẩn thận mới vận chuyển giao cho khách hàng.
“Lời, tuy không nhiều, nhưng vụ tới đây sẽ không phải bỏ kinh phí lớn cho đầu tư ban đầu: Nhà kính, hệ thống tưới…thì nguồn thu lợi chắc chắn sẽ cao hơn”, anh Vũ chia sẻ, đồng thời khẳng định chỉ hơn 3 tháng nữa thôi, sẽ lại tiếp tục có một vườn dưa trĩu quả đón khách tìm tới với nhiều trải nghiệm lý thú.
Anh cho biết tới đây sẽ mở rộng quy mô và diện tích trồng dưa lưới, hướng đến cung cấp số lượng lớn, rải vụ quanh năm, nhằm đáp ứng cho du khách đến tham quan và nhu cầu của thị trường trong, ngoài tỉnh.
Sau khoảng 3 tháng trồng và chăm sóc, vườn dưa lưới có nguồn giống F1 nhập từ Hàn Quốc và Hà Lan cho thu hoạch, mang lại lợi nhuận khá cho người sản xuất.Đất lành sẽ sinh trái ngọt. Đất sẽ không phụ lòng người nếu biết cần cù, quyết tâm, sáng tạo, áp dụng đúng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất.
Mỗi trái dưa lưới có trọng lượng từ 1,5 – 2kg.
Dưa lưới chứa Vitamin C, A, B cùng nhiều dưỡng chất quan trọng khác, có tác dụng hữu hiệu trong làm đẹp da, sáng mắt, ngăn ngừa ung thư, bảo vệ tim mạch, giảm căng thẳng… Dưa lưới còn được gọi là “dưa vua”, bởi rất khó trồng ở điều kiện khí hậu Việt Nam. Dưa lưới với vị ngọt, giòn và thơm, được người tiêu dùng ưa chuộng dù có giá khá đắt.
Theo Trần Nguyên (Báo ảnh Đất Mũi)
Độc đáo: Trồng dưa lưới giàn, trái treo dây, 450m2 đất lời 17 triệu
Anh Lê Văn Đẳng, ấp Thừa Tiên, xã Thừa Đức, huyện Bình Đại (Bến Tre) thực hiện thí điểm thành công mô hình làm giàn trồng dưa lưới. Hiện mô hình đang được nhân rộng và có hướng thành lập tổ hợp tác trồng dưa lưới ngay tại địa phương.
Sau khi tìm hiểu nhiều thông tin trên báo, đài cũng như hướng khuyến khích từ Hội Nông dân xã, anh Đẳng thực hiện mô hình trồng dưa lưới làm giàn năm 2017. Tuy nhiên, do mô hình này khá mới, anh chưa có kinh nghiệm trồng trọt, kết quả không như mong đợi. Không nản lòng, năm 2018 anh quyết định thử sức với mô hình này thêm một lần nữa.
Mô hình trồng dưa lưới làm giàn, treo trái bằng dây của hộ gia đình anh Lê Văn Đẳng.
Theo đó, anh liên hệ với Hội Nông dân xã hỗ trợ kỹ thuật, hạt giống chất lượng. Thêm đó, anh tìm hiểu kỹ thuật trồng dưa lưới giàn trên các phương tiện truyền thông cộng thêm kinh nghiệm từ lần trước. Lần thứ 2, anh đầu tư trồng dưa lưới trên diện tích 450m2 đất. Với khoảng cách cây cách cây 80cm. Khi cây có 2 - 3 lá, anh cắt tỉa lá và bấm ngọn. Cây ra 8 - 10 lá thì để nhánh đó lại. Khi cây bắt đầu ra 4 - 5 lá thì bắt đầu tiến hành làm giàn cho dưa leo.
Khi cây dưa lưới mới cho hoa, rồi đậu trái, anh dùng bao chuyên dụng bao trái để tránh sâu, bọ... và cho trái sạch, an toàn.
Theo anh Đẳng, thông thường, dưa lưới trồng vào khoảng tháng 9 dương lịch, đến gần cuối năm cho thu hoạch. Dưa lưới phù hợp với điều kiện khí hậu ấm áp, khô ráo, đầy đủ ánh nắng, nên rất dễ trồng trong mùa ít mưa và thích hợp với đất giồng cát địa phương, có thể nhân rộng cho bà con xã nhà".
Từ mô hình thí điểm, vụ dưa lưới năm 2018, anh Đẳng thu hoạch 2 tấn trái. Thương lái đến mua tại ruộng, giá từ 15 - 17 ngàn đồng/kg. Trừ chi phí, anh thu về 17 triệu đồng. Anh dự định, năm 2019 sẽ mở rộng diện tích trồng dưa lưới 2.000m2.
Chủ tịch Hội Nông dân xã Thừa Đức Võ Văn Hóa cho biết: "Năm trước, nhận thấy địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi để trồng dưa lưới, Hội Nông dân xã đã giới thiệu, khuyến khích bà con địa phương trồng thí điểm dưa lưới. Sau đó, có 9 hộ tham gia với diện tích ban đầu 29.000m2, giá bán 25 ngàn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, mỗi hộ thu lợi nhuận trung bình khoảng 10 triệu đồng...".
Theo ông Võ Văn Hóa, mô hình trồng dưa lưới giàn, trái treo dây của anh Đẳng có hiệu quả nhất. Hiện nay, Hội Nông dân xã đã khảo sát, gửi danh sách đăng ký thành lập tổ hợp tác trồng dưa lưới về cấp trên. Dự định tháng 9-2019 sẽ thành lập. Theo đó, có 6 hộ tham gia, với diện tích 7.200m2. Sau khi thành lập tổ hợp tác, các hộ tham gia sẽ được hỗ trợ 30% chi phí và bao tiêu sản phẩm.
Theo Tuyết Mai (Báo Bến Tre)
Nghệ An: Trai 9X biến vùng đất cằn thành vườn dưa lưới trĩu quả Sau khi tốt nghiệp trung học, với niềm đam mê làm nông nghiệp, Võ Mạnh Hậu, xóm 3, xã Nghĩa An, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) đã vào Nam tìm kiếm việc làm và học hỏi cách trồng dưa lưới. Sau khi trồng thử nghiệm thành công mô hình dưa lưới theo tiêu chuẩn VietGAP, với hơn 500m2 ban đầu, đến nay gia...