Đặt 70 mâm cỗ cưới, của hồi môn 120m2 đất nhưng tới ngày ăn hỏi nhà gái vẫn thẳng thừng hủy hôn chỉ vì câu: “Vàng là tôi trao hộ thôi”
“Hôm qua, 17/2 đúng lịch là 10h sáng nhà trai có mặt ở nhà em tổ chức ăn hỏi. Thế mà cuối cùng tới gần 2h chiều nhà anh mới tới, để gia đình họ hàng em đợi dài cổ”, cô gái kể lại.
Trai khôn dựng vợ, gái lớn gả chồng, đó là niềm mong mỏi của mỗi bậc làm cha làm mẹ. Với các đấng sinh thành, chỉ cần nhìn thấy con hạnh phúc là họ mãn nguyện. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều gia đình quá cổ hủ, suy nghĩ lạc hậu khiến chuyện tình cảm của con trẻ vừa chớm nở đã phải tàn. Giống như câu chuyện mới được cô dâu hụt chia sẻ dưới đây chẳng hạn.
Cô gái tâm sự: “Cuộc đời này đúng là chẳng bao giờ nói trước được điều gì. Hôm trước em vẫn còn tung tăng cùng bạn trai đi chọn váy cưới, gửi thiệp khắp nơi. Cứ nghĩ mai em sẽ là cô dâu hạnh phúc nhất. Vậy mà giờ toang cả rồi. Rạp cưới dựng lên lại rỡ xuống.
Em với K. yêu nhau gần 3 năm, hai đứa công ăn việc làm ổn định, tình cảm cũng xác định nên tụi em dọn về sống chung. Ban đầu thì em dùng ‘bảo hộ’ để kế hoạch. Nhưng sau anh bảo cứ ‘thả’ thoải mái. Em mà bầu thì cưới luôn, không thì sang năm được tuổi hơn sẽ cưới.
Ảnh minh họa
‘Thả’ được 3 tháng thì em dính bầu, K. đưa em về xin cưới ngay. Em nghĩ bố mẹ anh cũng sẽ vui vẻ đồng ý vì thực ra trong khoảng thời gian yêu, thi thoảng K. cũng đưa em về nhà anh chơi. Họ tỏ ra khá quý mến, thoải mái với em. Tiếc là mọi chuyện lại không hề đơn giản như em nghĩ các chị ạ. Lúc K. thông báo em có bầu, mặt mẹ anh lạnh tanh bảo: ‘Thế là mang bầu để ép cưới à?’.
Em nghe xong ớ người. K. cũng bất ngờ trước thái độ của mẹ, anh nhăn mặt: ‘ Sao mẹ lại nói thế. Chúng con xác định sẽ cưới, không sớm thì muộn’.
Lúc ấy bà mới chép miệng: ‘Thì tao nói thế, chứ cưới thì cưới. Có sao đâu’.
Ngay buổi nói chuyện đó, em đã thấy hụt hẫng, thất vọng lắm rồi, cảm giác như bà coi thường em ra mặt chỉ vì em có bầu trước. K. hiểu em nên động viên: ‘Tính mẹ bốc đồng, ăn nói nhiều khi không nghĩ nhưng bà không có ý gì. Em đừng để bụng nhé’.
Rồi thủ tục cưới xin ăn hỏi hai gia đình cũng thống nhất. Vì nhà em với nhà K. cách nhau gần 200km, lại đang dịch thế này nên mọi thứ đều đơn giản, thông qua điện thoại hết. 17/ 2 âm ăn hỏi, 20 này cưới.
Video đang HOT
Vì em là con gái lớn trong nhà nên bố mẹ cũng mở rộng cỗ bàn, trên dưới 70 mâm. Ông bà nói rõ, cưới xong họ sẽ cho bọn em mảnh đất cạnh nhà rộng 120 mét có giá hơn tỷ. Chúng em về đó xây nhà sống, lập nghiệp thì bố mẹ hỗ trợ thêm, không thì bán đi xuống Hà Nội mua chung cư là tùy.
Hôm qua, 17/2 đúng lịch là 10h sáng nhà trai có mặt ở nhà em tổ chức ăn hỏi. Thế mà cuối cùng tới gần 2h chiều nhà anh mới tới, để gia đình họ hàng em đợi dài cổ. K. có nhắn cho em là xe bị hỏng giữa đường, em cũng tin. Thế nhưng lúc hai bên thông gia ngồi nói chuyện. Bố em hỏi xe pháo nay đi thế nào mà đến nơi muộn thế. Mẹ K. tỉnh bơ nói: “Hỏng gì, ăn hỏi trong ngày, tới lúc nào chẳng thế. Miễn nhà tôi vẫn rước con gái ông đi là được’.
Bố em nghe mà tái hết mặt mũi song vì em ông vẫn nhịn. Mẹ K. vẫn chưa dừng lại ở đó. Khi bàn tới mấy thủ tục trong ngày cưới, mẹ anh nói với bố mẹ em: ‘Thật ra tôi cũng chưa muốn thằng K. lấy vợ vào thời điểm này nhưng con ông bà chửa rồi thì phải chịu. Tôi chấp nhận đứng ra tổ chức cưới hỏi thôi chứ tôi nói luôn, hôm đó tôi không có vàng bạc gì trao cho con gái ông bà đâu. Nếu ông bà thích đẹp mặt thì trước giờ thành hôn đưa tôi vài ba chỉ vàng để tôi trao lấy hình thức.
Nhà ông bà cần sĩ diện, nhà tôi chả cần. Chửa ra đấy rồi, chúng tôi không rước cho thì ai rước’.
Đến đây, bố em giận tím mặt. Ông đập bàn: ‘Khỏi, trước nay nhà tôi sống thực tế không cần mấy cái sĩ diện viển vông. Con tôi cần hạnh phúc không cần cái đám cưới của nhà bà. Tôi nói thẳng luôn cho bà hiểu, sẽ không bao giờ có chuyện tôi gửi vàng nhờ bà trao cho con gái vì nhà tôi không gả nó về làm dâu nhà bà đâu. Mời bà về’.
Ảnh minh họa
Bố sai mẹ vào bê lễ trả, tiễn khách trong phút mốt. K. đứng lại phân bua, giải thích nhưng mẹ anh kéo ra xe ngay. Tối qua anh ấy gọi điện lên nhà thay mặt gia đình xin lỗi nhà em. Anh nói chuyện tình cảm của hai đứa, xin bố mẹ em tán thành. Nếu ông bà đồng ý thì anh sẽ đưa em đi đăng ký kết hôn rồi hai đứa về sống với nhau. Chuyện cưới xin cứ tạm gác lại. Bố em nói cho em tự quyết. Giờ em tính sao đây? Sợ con không có bố thì sợ thật nhưng giờ ai cũng khuyên em đừng cưới nữa không lỡ dở cả đời”.
Theo dõi hết câu chuyện của cô gái này, ai cũng lên tiếng chỉ trích mẹ K. quá cổ hổ, tính toán làm khổ con trẻ. Hành xử của bố cô dâu là có thể hiểu được. Còn với K., nếu cô thực sự yêu và tin tưởng thì cũng nên xem xét phương án anh đưa ra. Bởi suy cho cùng K. vẫn còn quan tâm và thật lòng muốn gắn bó với mẹ con cô. Điều ấy mới là quan trọng.
Hải Hương
Theo nhipsongviet
Nhà trai tuyên bố: "Bụng ễnh ra rồi, được rước còn may cần gì lễ lạt", ai ngờ ngày ăn hỏi vừa tới cổng nhà gái thì chết sững với những thứ diễn ra trước mắt
"Tới hôm qua - mùng 9 chúng em ăn hỏi. Đúng như những gì đã nói, nhà K. mang duy nhất khay trầu dẫn lễ. Song tới cổng, tất cả nhà K. sững người...", cô gái tâm sự.
Mang bầu trước cưới không còn là chuyện lạ lẫm với giới trẻ, tuy nhiên cũng còn nhiều nhà cổ hủ, được đà con dâu có chửa trước mà làm khó gia đình thông gia. Giống câu chuyện mới được cô gái tâm sự trên mạng xã hội dưới đây. Song cách hành xử của bố mẹ cô mới thật sự khiến nhà trai phải muối mặt.
Cô gái ấy tâm sự: " Tuy rằng chuyện đã qua nhưng nghĩ lại vẫn thấy tủi. Sinh ra là phụ nữ thiệt thật các chị ạ.
Em với K. yêu nhau được hơn năm thì hai đứa vượt rào. K. nói xác định chuyện tình cảm với em là nghiêm túc, có bầu cưới liền nên em cũng không dùng 'phòng hộ' gì cả. Được 5 tháng em dính bầu. Thế nhưng khi K. dẫn em về xin cưới thì bố mẹ K. lại tỏ ra khó chịu. Mẹ anh bảo: 'Hai đứa còn trẻ tuổi, công ăn việc làm còn chưa đâu vào đâu giờ lấy nhau, sinh nở ra đó thì húp cháo mà sống hả?'.
Nói chung nghe đã thấy mùi thoái thác, không đón chào mẹ con em. Còn K. thì lúc bên em ngọt ngào, mạnh miệng thế thôi, chứ đứng trước bố mẹ lại chẳng dám ho he, ý kiến làm em nản vô cùng.
Ảnh minh họa
Sau cả tuần trời cân đong đo đếm, mẹ K. cũng gật đầu chấp nhận cho hai đứa em lấy nhau. Tất nhiên là miễn cưỡng, không lấy gì làm vui vẻ. Hôm bà gọi cho em bảo: 'Cháu nói với bố mẹ, mùng 6 nhà bác sẽ sang gặp mặt nói chuyện'.
Một câu nói cộc lốc không cảm xúc, nói xong bà cúp máy cái rụp không cần biết ý nhà em ra sao. Bố mẹ em cũng tức nhưng vì con nên gắng nhịn.
Nhà K. hẹn 10h sáng ngày mồng 6 sẽ có mặt ở nhà em nhưng cuối cùng tới tận hơn 12h bố mẹ anh mới sang. Tới muộn như thế cũng không 1 lời giải thích.
Hai bên ngồi nói chuyện, mẹ anh kênh kiệu lắm. Nhắc tới chuyện cưới xin, mặt bà tỉnh bơ bảo: 'Thôi thì có chửa rồi phải cưới, chứ thực tình tôi cũng không muốn con trai mình lấy vợ sớm thế này. Tôi đi xem mồng 9 được ngày sẽ ăn hỏi, 12 cưới'.
Mẹ em nghe vậy, lăn tăn hỏi: 'Như vậy có vội quá không 2 bác. Từ nay tới đó còn có mấy ngày. Em sợ không chuẩn bị kịp'.
Ai ngờ mẹ K. đanh mặt bảo: 'Ui rào, có gì mà không kịp. Bụng con gái ông bà chả ễnh ra tới nơi rồi. Nói ông bà đừng tự ái, gặp phải nhà tôi đạo đức mới rước cho chứ phải gia đình nào thất đức, họ không chịu cưới, ông bà cũng làm gì được. Thế nên tôi nói thẳng, ăn hỏi cũng chỉ là hình thức thôi, chúng tôi không chuẩn bị được lễ lạt gì đâu'.
Bố mẹ em tím mặt. Bình thường bố em nóng tính lắm, gặp chuyện chướng tai gai mắt là ông trợn mắt quát ầm ngay. Thế mà lúc ấy vì con bố em vẫn nhẫn nhịn. Nhìn nụ cười gượng gạo của ông mà em thắt lòng. Lúc nhà K. về, ông bảo với em: 'Con quyết tâm lấy thằng K. chứ?'.
Em gật đầu, ông cũng lặng lẽ về phòng. Tới hôm qua - mùng 9 chúng em ăn hỏi. Đúng như những gì đã nói, nhà K. mang duy nhất khay trầu dẫn lễ. Song tới cổng, tất cả nhà K. sững người thấy 9 tráp lễ đầy ắp bánh trái, hoa tươi quả ngọt đặt sẵn ở mặt bàn để giữa sân.
Mẹ con K. cứ ngây người nhìn. Lúc này bố em mới tươi cười tới bên con rể tương lai ghé tai bảo: 'Ngày hôm nay, vì hạnh phúc của con gái bố nên bố mới nhún nhường. Coi nhưng đây là sự trợ giúp của bố dành cho chàng rể tương lai của mình. Bố trao con gái bố cho con là mong được con thương yêu trân trọng. Hãy nhớ, những ngày về sau bố luôn theo dõi cuộc sống của con gái bố, nếu bố thấy nó phải vì con mà khổ đau thì cũng có nghĩa con sẽ mất nó mãi mãi đó'.
Câu nói của bố em làm cả K. với mẹ anh đỏ mặt ngượng. Khách khứa bên trong nhìn ra không biết hai bên thông gia nói gì nhưng họ cứ xuýt xoa khen mấy tráp lễ nhà trai dẫn tới quá chu đáo, cầu kỳ. Họ đâu có biết đó chính là lễ do bố em tự tay chọn nhưng nói dối rằng là của nhà trai gửi tới trước vì sợ không tiện chuyển qua tàu xe. Ông làm thế là để giữ thể diện cho nhà K. cũng là để làm đẹp cho con gái'.
Ảnh minh họa
K. đỏ mặt nắm tay bố em với thái độ đầy cảm kích. Mẹ anh cũng nín lặng không thốt được thành lời song em để ý thái độ của bà cũng bắt đầu thay đổi từ đó. Hôm qua, trước lúc rời khỏi nhà em, bà còn gọi riêng em ra bảo: 'Mẹ thấy cạnh nhà mình có ảnh viện áo cưới đẹp lắm. Mai hai đứa dẫn nhau ra đó chọn váy, chụp ảnh. Chi phí đã có mẹ lo rồi'.
Thấy bà thay đổi thái độ em cũng mừng song trong thâm tâm thì vẫn lo lắm. Chẳng biết sau này về làm dâu nhà K. rồi cuộc sống của em sẽ ra sao đây. Thương nhất là bố mẹ em, vì con gái mà họ phải nín nhịn nhiều quá".
Theo dõi hết câu chuyện của cô gái này, ai cũng trách nhà K. cổ hủ, mẹ K. thật sự có phần ghê gớm. Đồng thời mọi người đều cảm động trước cách hành xử của bố đẻ cô gái. Đúng là chỉ bố mới thương con gái vô điều kiện, vì con mà chấp nhận làm mọi việc mà thôi.
Theo Trí Thức Trẻ
Lỡ chửa trước, ngày cưới bị mẹ chồng bắt đi vào cổng sau cô dâu mới "bật" lại mẹ chồng rồi kéo tay bố đẻ định về thẳng "Bực không tả nổi, bà tưởng em sẽ vâng dạ mà ngoặt ra cổng sau, nhưng em quay sang nhẹ nhàng bảo với mẹ chồng thế này...", cô gái chia sẻ. Xã hội hiện đại, chuyện sống thử, ở chung trước cưới đã là phong trào của giới trẻ. Thậm chí nhiều nhà còn động viên con trai "phấn đấu được cả trâu...