Đặt 5 loại cây này trong nhà tắm, Thần Tài “ưng cái bụng”, chẳng bao giờ sợ cạn tiền
Đặt những loại cây này trong nhà tắm không chỉ khiến không gian trở nên xanh mát, thanh lọc không khí mà còn có tác dụng rất tốt cho phong thủy của căn nhà.
Cây lưỡi hổ
Không khí trong phòng tắm, nhà vệ sinh thường ẩm ướt, có mùi ô nhiễm, là nơi dễ sinh sôi nhiều vi khuẩn, côn trùng, ruồi, muỗi… Nó có khả năng thanh lọc không khí rất tốt. Loại cây này rất dễ chăm sóc, chịu hạn và sống tốt trong điều kiện thiếu sáng như phòng tắm, nhà vệ sinh…
Theo phong thủy, trồng lưỡi hổ trong nhà có tác dụng trừ tà, hóa giải điềm xấu, đem lại điềm lành, sự may mắn, cảm giác an toàn, thoải mái cho gia chủ. Dáng cây cứng cáp, khỏe mạnh của lưỡi hổ còn là biểu tượng cho sức mạnh cá nhân.
Lô hội (nha đam)
Lô hội là giống cây mọng nước, dễ trồng, dễ chăm sóc được sử dụng rộng rãi như cây cảnh trang trí. Phòng tắm là nơi lý tưởng để trồng nha đam trong nhà. Bạn có thể đặt một chậu lô hội nho nhỏ gần bồn tắm, trên bậc cửa sổ, trong góc phòng, trên kệ hoặc treo lên tường.
Cây trầu bà
Trầu bà mọc theo dạng leo, không ưa sáng, chính vì thế rất thích hợp trồng trong phòng tắm. Chỉ với một vài giỏ trầu bà treo trong phòng tắm không tốn mấy diện tích, phòng tắm nhà bạn đã trở nên xanh mát hơn rất nhiều. Nếu muốn cây sinh trưởng tốt bạn đừng quên việc thi thoảng cho chúng tắm nắng.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia phong thủy, trầu bà mang đến tài lộc, thịnh vượng và sự may mắn. Nó giúp gia chủ tránh vận xui và thị phi. Đây là loại cây được mệnh danh là “cây tiền tài”.
Cây dây nhện (mẫu tử)
Sức sống mạnh mẽ, dễ nhân giống, ưa bóng râm, không sợ ẩm ướt, cây dây nhện cũng là lựa chọn phù hợp với không gian nhà vệ sinh, phòng tắm. Cây dây nhện có ý nghĩa mang lại nhiều may mắn, an lành cho gia chủ.
Bạn hoàn toàn có thể đặt một chậu cây dây nhện trong góc phòng tắm nhà mình.
Cây bạc hà
Loại cây này thích ánh sáng nhưng cũng ưa bóng râm, để trong phòng tắm, nhà vệ sinh thì tỉ lệ sống rất cao. Đặc biệt, loại cây này có mùi thơm đặc trưng có tác dụng khử mùi tốt. Cây bạc hà còn có tác dụng diệt khuẩn, khử độc, đuổi được muỗi.
Thanh Huyền/Khoevadep
Đặt loại cây phong thuỷ này trong nhà, thần Tài không cần mời vẫn tự đến "mở túi" ban lộc
Đây là những loại cây phong thuỷ mà các chuyên gia khuyên bạn nên trồng trong nhà để "mời gọi" thần Tài về cho cả gia đình:
Cây Cọ Cảnh
Trong sách về phong thủy, cây Cọ có tác dụng sinh tài giữ của. Chính vì thế mà loài cây cảnh để bàn này được dân văn phòng yêu thích.
Thêm nữa, loại Cọ được cho là hút khí độc, thanh lọc không khí giúp làm trong lành cho môi trường.
Cây đế vương
Cây đế vương được xem là loài cây để bàn hoàn hảo nhất, sắc vàng điểm xanh, thêm sắc tím. Cây Đế vương thuộc họ trầu bà, là loài cây thủy sinh, dễ chăm sóc, người trồng có thể đặt trong chậu thủy tinh có nước, cây đế vương thích hợp môi trường thiếu nắng, cây sẽ phát triển và cho màu sắc đẹp hơn.
Cây đế vương đúng như tên gọi, thể hiện tinh thần uy quyền, đế vương, thích hợp với người quản lý, giám đốc công ty, bên cạnh đó cây cũng mang ý nghĩa về tài lộc, tiền bạc. Nhiều người thường chọn đặt cây đế vương ngay cửa sổ để đón may mắn cho không gian sống và sinh hoạt.
Cây Phất Dụ
Trong phong thủy đây là cây mang lại may mắn cho gia chủ. Thường được ưa chuộng khi đặt bàn thờ thần tài . Cây Phất Dụ còn được gọi là cây phát tài , theo một số quan niệm người ta thường mua Phất Dụ theo các cành có số lượng như sau : 3 - cho sự hạnh phúc, 5 - cho sức khỏe, 2 - cho tình duyên, 8 - cho tài lộc, 9 - cho thời vận.
Cây Phất Dụ có hơn 20 loài cùng họ ở Việt Nam, gần như cây nào cũng mang lại may mắn, phát tài đúng như tên gọi của nó : Phất dụ thơm - là cây mộc lan có mùi thơm về đêm, Phất Dụ xanh - biểu tượng may mắn, Phất Dụ trúc - xua đi vận đen gọi là trúc thiết quan âm, Phất Dụ rồng - gọi là huyết rồng được làm thuốc chữa bệnh, Phất Dụ lá hẹp - gọi là bồng bồng thường làm bánh, ...
Nên chăm chút cho cây cảnh để bàn này luôn xanh tốt thì hiệu quả về mặt phong thủy mới đạt được.
Cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ hay còn có tên gọi khác là lưỡi cọp, hổ vĩ, hổ thiệt. Đây là loại cây cảnh được nhiều gia đình lựa chọn để trang trí nhà ở trong dịp đầu năm mới, bởi chúng không chỉ có ý nghĩa về mặt hình thức mà còn tác động rất tốt tới sức khỏe của con người.Trong đó, tác dụng lớn nhất của cây là giúp lọc sạch không khí. Cũng nhờ khả năng làm sạch này mà cây lưỡi hổ còn hạn chế được hội chứng nhà cao tầng, hay còn gọi là hội chứng nhà kín. Ngoài ra, cây lưỡi hổ còn có rất nhiều ý nghĩa về mặt phong thủy.
Ở một số nước phương Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, cây lưỡi hổ tượng trưng cho sức mạnh của chúa sơn lâm. Còn ở Thổ Nhĩ Kỳ, lưỡi hổ giống như một con dao sắc giúp bảo vệ gia đình khỏi những điều xấu xa. Nhìn chung, cây lưỡi hổ có tác dụng trừ tà, xua đuổi ma quỷ, chống lại những điều xui xẻo, bùa chú. Lá lưỡi hổ thường mọc thẳng thể hiện sự quyết đoán, ý chí tiến lên.
Ngoài ra cây lưỡi hổ còn mang ý nghĩa may mắn, giúp gia chủ phát tài, phát lộc, dồi dào tiền bạc. Vị trí tốt nhất để đặt cây lưỡi hổ hợp phong thủy trong văn phòng là các vị trí như Đông, Đông Nam.
(Bài viết chỉ mang tính tham khảo)
Mộc/Khoevadep
Ngôi nhà "dính" điều đại kị này, bảo sao thần Tài cũng "bó tay", khó mà mong có lộc về Đây đều là những lỗi sai lớn nhất trong phong thủy nhà ở mà rất nhiều người vẫn vô tình phạm phải khiến thần Tài cũng "quay lưng": Trước nhà có cây to hoặc cây khô Phong thủy rất kỵ việc có cây khô hoặc cây to ở trước nhà, điều này sẽ khiến chủ nhà buồn khổ, cô độc. Vì vậy, cần...