Đặt 1 chiếc thìa vào nắp chai thủy tinh, tôi tiếc ròng vì tới tận năm 2025 mới biết điều này!
Nếu biết sớm hơn, có lẽ tôi đã tiết kiệm kha khá thời gian và công sức.
Hộp đựng hay chai thủy tinh là vật dụng quen thuộc, không chỉ dùng để bảo quản đồ ăn thức uống mà còn phổ biến trong việc mua thực phẩm chế biến sẵn. Dù mang lại nhiều tiện lợi và đảm bảo an toàn cho sức khỏe, nhưng một nhược điểm của sản phẩm này là nắp rất khó mở.
Nguyên nhân khiến nắp hộp khó mở là do bên trong hộp có môi trường chân không, tạo ra sự chênh lệch áp suất giữa không khí trong và ngoài hộp. Sự chênh lệch này tạo ra lực hút mạnh, khiến nắp bị siết chặt và làm việc mở nắp trở nên khó khăn.
Cố gắng dùng sức để vặn nắp hộp thủy tinh chỉ như “muối bỏ bể”, tốn công vô ích mà chẳng đi đến đâu. Trong khi đó, chỉ cần áp dụng vài chiêu đơn giản, bạn sẽ thấy việc mở nắp dễ dàng đến mức không tưởng, chẳng hề tốn nhiều thời gian và công sức.
Trước đây, tôi cũng từng “bó tay” với những chiếc nắp hộp cứng đầu, nhưng mới đây đã học được nhiều tuyệt chiêu “đỉnh của chóp”. Và bí quyết đơn giản nhất chính là dùng một chiếc thìa, xin cam đoạn với bạn là nắp hộp sẽ được mở trong phút mốt!
Cách làm không có gì phức tạp, bạn chỉ cần tìm một vị trí lõm nhẹ dưới nắp hộp, dùng thìa đặt vào vị trí đó và nâng lên nhẹ nhàng. Lúc này, không khí sẽ tràn vào bên trong hộp, phá vỡ môi trường chân không, và bạn sẽ thấy nắp hộp được mở ra dễ dàng như chơi!
Theo cảm nhận cá nhân, dùng thìa để mở nắp là chiêu thức đơn giản và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, tôi vẫn có thể chỉ bạn thêm 1 vài mẹo hay ho khác.
Bạn chỉ cần lấy cắt nhỏ 1 miếng màng bọc thực phẩm và phủ lên nắp hộp. Lúc này, lớp màng bọc sẽ có tác dụng tăng ma sát giữa tay và nắp hộp, từ đó giúp bạn vặn nắp dễ dàng. Tuy nhiên, cần lưu ý là cách này khá hiệu quả nhưng sẽ cần dùng nhiều lực. Nếu bạn ngại dùng sức như tôi thì hãy dùng thìa để mở nắp, vừa nhanh vừa dễ!
Video đang HOT
Cũng có 1 cách khác không cần dùng đến bất cứ công cụ hỗ trợ nào, đó là bạn chỉ cần gõ nhẹ và gõ liên tục vào đáy hộp. Thao tác này sẽ tạo sự thay đổi áp suất bên trong, từ đó phá vỡ môi trường chân không và giúp mở nắp dễ dàng.
Và tương tự như màng bọc thực phẩm, cách này cũng tồn tại 1 nhược điểm đó là chỉ hiệu quả với hộp/ chai thủy tinh có kích thước nhỏ và môi trường chân không không quá mạnh. Đối với các hộp lớn hoặc chai có nắp siết chặt, việc gõ vào đáy sẽ kém hiệu quả và tốn thời gian.
Căn nhà độc nhất vô nhị với nội thất được làm từ hơn 15.000 vỏ chai thủy tinh: Chủ nhân có sở thích lạ, ai vào nhà cũng thấy ngỡ ngàng
Nhiều người có thể bị choáng ngợp khi đến "ngôi nhà cho lại" bởi các vật dụng, nội thất trong gia đình được làm từ ve chai, nắp chai, đinh vít.
Sau nhiều năm sưu tầm, thu gom hàng chục ngàn vỏ chai thủy tinh, anh Đinh Nguyên Bình (quận Tân Phú, TP.HCM) đã sở hữu cho mình một căn nhà vô cùng đặc biệt với nội thất hết sức độc đáo.
Theo quan sát, toàn bộ nội thất trong nhà từ bàn ghế, giường ngủ, tủ... đều được làm bằng chai lọ với nhiều màu sắc khác nhau. Ngôi nhà cũng được đặt tên là "Ngôi nhà cho lại". Bởi theo anh Bình, Ngôi nhà cho lại có những cách hiểu và ý nghĩa khác nhau. Đầu tiên, đó là cách nói lái của từ chai lọ, đúng theo phong cách nội thất căn nhà của tôi. Ngoài ra, 'ngôi nhà cho lại' còn được hiểu theo đúng nghĩa đen của 2 từ 'cho lại'. Bởi, ngôi nhà đã cho các thành viên trong gia đình nhiều niềm vui, hạnh phúc.
Ông Đinh Nguyên Bình (50 tuổ.i, ở quận Tân Phú, TP.HCM) sưu tầm và tái chế chai thủy tinh, nắp nhựa thành những vật dụng quen thuộc trong gia đình.
Tất cả các phòng trong căn nhà ba tầng gia đình ông đều chứa các đồ dùng tái chế. Tại tầng hai, ông thiết kế một quầy bar nhỏ cùng bộ bàn ghế và dàn đèn chiếu sáng bằng các loại vỏ chai thủy tinh
Dù vợ từng phản đối vì lo lắng những món đồ bằng thủy tinh sẽ dễ vỡ và sẽ gây nguy hiểm cho mọi người trong quá trình sử dụng. Thế nhưng, sau hàng loạt những món độc đáo mà anh Bình sáng tạo ra đã dần thuyết phục được vợ.
Không chỉ có những chiếc đèn chùm được làm bằng hàng chục chiếc chai thủy tinh mà bộ bàn ghế ở phòng khách của gia đình anh Bình- chị Phượng cũng được thiết kế từ hàng trăm chiếc chai thủy tinh. Anh Bình cho biết, nhưng món đồ bằng thủy tinh trong gia đình đều gắn liền với các ngày kỉ niệm đặc biệt, ví như sinh nhật vợ anh đã làm một chiếc ghế thư giãn với phần ghế ngồi, tựa lưng, đặt chân cũng được phối với chai thủy tinh cũ.
Chiếc đèn chùm độc lạ được làm từ hàng chục chiếc chai thủy tinh.
Không chỉ chai thủy tinh mà các loại nắp chai cũng được anh Bình tận dụng.
Chia sẻ về hành trình sưu tầm hàng chục ngàn chiếc chai lọ với nhiều kiểu dáng, màu sắc đặc biệt khác nhau để làm thành những món đồ nội thất trọng nhà, anh Bình cho biết do anh có sở thích sưu tầm rượu nên cũng may mắn quen được một số bạn bè trong ngành rượu nên cũng được họ hỗ trợ nhiều. "Bạn bè trong ngành rượu cũng hỗ trợ nhiều, cho có, tặng có rồi bán rẻ có... làm sao để có được những chiếc chai đẹp giống nhau. Sau đó, nhiều người thấy mình đam mêm thì họ cũng đem đến cho mình", anh Bình cho biết.
Không chỉ sưu tầm những chiếc chai lọ giống nhau mà việc thiết kế, chế tác thành những vật dụng từ những chiếc chai thủy tinh của anh Bình cũng rất kì công. Anh Bình cho biết, việc gắn những chiếc chai lại thành bàn, ghế hay bất kì vật dụng nào không đơn thuần chỉ là dùng dây buộc hay gắn keo mà nó đều được cố định bằng ốc vít, thanh kim loại để thêm phần chắc chắn.
Sản phẩm đầu tiên mà anh Bình làm là bộ bàn ghế tiếp khách, vì là lần đầu tiên làm nên anh mất khá nhiều thời gian để mày mò, thực hiện. Phải mất 2 năm để hoàn thành bộ bàn ghế này.
Chiếc giường được anh Bình chế tác từ 200 vỏ chai thủy tinh nhân dịp kỉ nhiệm 10 năm ngày cưới và đã được sử dụng khoảng 15 năm nay
Trung bình 1 sản phẩm làm từ vỏ chai cũ mất ít từ 3 tháng đến 1 năm và mỗi đồ vật trong nhà anh Bình đều gắn với 1 ngày kỉ niệm của gia đình như chiếc giuờng ra đời đúng dịp kỉ niệm 10 năm ngày cưới, và vẫn được sử dụng cho đến tận bây giờ. Và trong năm 2024, nhân dịp kì niệm 25 năm ngày cưới, anh Bình cũng đã làm 1 bức tranh gia đình đủ 4 thành viên từ khoảng 12.000 chiếc ốc vít khiến nhiều người trầm trồ.
Theo thời gian, đến nay những món đồ từ chai lọ chiếm gần như 70% nội thất trong nhà anh Bình. Không chỉ biến các loại vỏ chai lọ cũ thành đồ nội thất hữu ích cho gia đình, anh Bình còn tận dụng, tái chế đồ phế liệu... thành nhiều sản phẩm trang trí bắt mắt, độc đáo. Anh Bình đã dành hơn 20 năm để theo đuổi thú chơi ve chai của mình và các vật dụng, nội thất trong gia đình được làm từ ve chai, nắp chai, đinh vít.
Anh Bình còn biến những đồ phế liệu, cơ khí cũ, hỏng thành đồ vật trang trí.
Hình ảnh 1 cầu thủ bóng đá được anh Bình thiết kế từ những đồ cơ khí cũ hỏng.
Bức tranh cả gia đình được anh Bình thực hiện từ 12.000 chiếc đinh vít nhân kỉ niệm 25 năm ngày cưới.
Tại phòng khách, anh trưng bày bức tranh chủ đề gia đình được kết từ hơn 3.000 nắp chai nhựa. Trong khi, dọc theo cầu thang lên các phòng trong nhà là những bức tranh khổng lồ, sống động với chủ đề thiên nhiên, gia đình được anh "vẽ" hoàn toàn bằng nắp, vỏ chai.
Những lúc rảnh rỗi, ông Bình còn tái chế những tuýp sắt, vòi nước, đồ cơ khí cũ, hỏng,... thành nhiều món đồ trang trí sinh động, có hồn.
Không chỉ thỏa mãn đam mê riêng, tình yêu chai lọ của anh còn lan tỏa đến mọi người, khi toàn bộ số vỏ chai hiện giờ anh có, đều được nhận từ bạn bè và hàng xóm. Hầu hết ai cũng bất ngờ, thích thú khi được thăm căn nhà vô cùng đặc biệt, có một không hai này của anh.
Mẹ Trung Quốc thích tích trữ 6 thứ này, tưởng chừng có ích nhưng lại vô dụng, hãy loại bỏ chúng càng sớm càng tốt Càng tích trữ nhiều đồ trong nhà, bạn sẽ chỉ thấy nhà cửa bừa bộn hơn chứ hiếm có lợi ích gì khác. Những người phụ nữ Trung Quốc có nhiều điểm chung, ví như: Sống đạm bạc, thích tích trữ mọi thứ và nghĩ rằng sau này có thể dùng đến. Điều này cũng có lối tương đồng với đại bộ phận...