Darwin có thể đã sai về nguồn gốc của sự sống trên Trái đất?
Theo giả thuyết của nhà bác học Charles Darwin, sự sống có thể được hình thành trong một “hồ nước ấm áp” có chứa đầy các loại muối, ánh sáng, nhiệt độ… Nhưng giả thuyết này có thể không chính xác.
Để đi tìm lời giải sau giả thuyết của Darwin, một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học London có một giả thuyết khác. Họ đã tái tạo lại hoàn cảnh nguyên thủy mà theo đó, tia sáng của sự sống có thể đã xảy ra và họ tin rằng nó đã xảy ra trong… các lỗ thông thủy nhiệt dưới biển sâu.
Giả thuyết của nhà bác học Darwin liên quan đến nguồn gốc của sự sống vừa được chứng minh có thể không chính xác.
Nhóm nghiên cứu đã chứng minh việc tạo thành công các tế bào sơ khai trong môi trường giống như nước biển. Nói cách khác các nhà khoa học đã chỉ ra rằng nó có thể giúp cho sự sống tự phát triển trong những lỗ thông hơi sâu dưới đại dương nơi nhiệt bị giữ lại sẽ khiến hóa chất xoáy và phản ứng.
Video đang HOT
Tác giả chính của nghiên cứu, Nick Lane cho biết: “Có nhiều lý thuyết cạnh tranh về việc cuộc sống bắt đầu từ đâu và như thế nào. Các lỗ thông thủy nhiệt dưới nước là một trong những vị trí hứa hẹn nhất cho sự khởi đầu của cuộc sống. Những phát hiện của chúng tôi tăng thêm trọng lượng cho lý thuyết đó với bằng chứng thực nghiệm vững chắc”.
Trong khi cả hai lý thuyết Darwin và Lane đưa ra đều có những cơ sở nhất định thì về mặt lý thuyết, còn có những điều khác cần xem xét.
Trong khi đó, các nhà sinh vật học có một lý thuyết khác đó là sự sống bắt nguồn từ… sao Hỏa và được vận chuyển đến Trái Đất thông qua tiểu hành tinh.
Hiện tại, giả thuyết mới của các nhà khoa học Anh đang khiến giới khoa học quan tâm đặc biệt nhờ các bằng chứng thực nghiệm khá thuyết phục. Tuy nhiên, các nhà khoa học cần có thêm các bằng chứng vững chắc hơn nữa khi phủ nhận hoàn toàn giả thuyết của nhà bác học Darwin vốn tồn tại lâu nay.
Trang Phạm
Theo dantri.com.vn/Thenextweb
Phát hiện răng người 40.000 năm tuổi tại Israel
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Tel Aviv, Israel ngày 5/11 cho biết 6 chiếc răng người có niên đại cách đây 40.000 năm được cho là của tổ tiên người hiện đại (Homo sapien) và người Neanderthal vừa được tìm thấy bên trong một hang động ở vùng Galilee, miền bắc Israel.
Những chiếc răng vừa được tìm thấy trong hang động ở vùng Galilee, miền bắc Israel. Ảnh: jpost
Theo các nhà nghiên cứu, những chiếc răng được tìm thấy tại những di chỉ khảo cổ thuộc nền văn hóa Aurignacian phong phú và phát triển, xuất hiện lần đầu tiên tại châu Âu khoảng 43.000 năm trước. Nền văn hóa này cũng gắn liền với việc chấm dứt kỷ nguyên của người Neanderthal ở châu Âu.
Các nhà khoa học tin rằng những chiếc răng được phát hiện là bằng chứng nhân chủng học đầu tiên về việc di cư của một bộ phận người Neanderthal từ châu Âu tới Israel cổ đại cách đây 40.000 năm để tránh điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt trong giai đoạn cuối của kỷ băng hà.
Qua nghiên cứu, một trong những chiếc răng được tìm thấy có các đặc điểm của cả người Neanderthal và tổ tiên người hiện đại. Phát hiện này cho thấy người Neanderthal đã bị đồng hóa vào người châu Âu hiện đại hay nói đúng hơn là tổ tiên của người hiện đại và người Neanderthal đã có sự giao phối với nhau.
Người Neanderthal tuyệt chủng ở châu Âu cách đây khoảng 40.000 năm trước. Họ xuất hiện trên Trái Đất sớm hơn cả tổ tiên của người hiện đại. Cho đến 30.000 năm trước đây, tổ tiên của chúng ta vẫn chia sẻ hành tinh với người Neanderthal. Tuy nhiên, sau đó, người hiện đại đã nhanh chóng thống trị Trái Đất.
Thanh Hải
Theo baotintuc.vn
Phát hiện bức tường bí ẩn ngăn cách Hệ Mặt Trời với dải Ngân Hà Tàu thăm dò vũ trụ của NASA đã phát hiện một "bức tường" bí ẩn nằm ngay rìa của Hệ Mặt Trời, ngăn cách chúng ta với phần còn lại của Ngân Hà. Trước tiên, điều cần nhớ rằng trong vũ trụ có vô vàn thiên hà, và thiên hà của chúng ta do ban đêm nhìn thấy như lấp lánh ánh bạc...