DARPA đặt hàng phát triển máy bay vũ trụ không người lái
Cục Các dự án nghiên cứu quốc phòng tiên tiến DARPA của Bộ Quốc phòng Mỹ đã ký các hợp đồng phát triển máy bay vũ trụ không người lái sử dụng nhiều lần XS-1 với 3 công ty.
Hợp đồng thiết kế ban đầu đã được ký với tập đoàn Boeing, các công ty Masten Space Systems và Northrop Grumman.
XS-1 (DARPA)
Trị giá các hợp đồng không được tiết lộ, nhưng Boeing thông báo trị giá hợp đồng của họ là 4 triệu USD. Công ty này sẽ tiến hành thiết kế cơ sở cho tầng 1 của máy bay vũ trụ sử dụng nhiều lần. Chưa rõ khi nào dự định hoàn thành công việc của dự án.
Video đang HOT
Các hợp đồng phát triển tàu vũ trụ không người lái sử dụng nhiều lần đã được ký trong khuôn khổ giai đoạn 1 chế tạo XS-1. Ở giai đoạn này, trù tính các công ty Mỹ sẽ chế tạo một maket trọng lượng-kích thưởng của tàu, tiến hành các tính toán giảm rủi ro khi chế tạo và thử nghiệm các bộ phận, công nghệ và hệ thống chính, cũng như trình kế hoạch hoàn thiện kỹ thuật XS-1 cho chuyến bay đầu tiên.
Các hợp đồng thực hiện giai đoạn 2 chương trình dự định ký sau cuộc thầu vào năm 2015. Ở giai đoạn này, sẽ tiến hành các chuyến bay thử cho tàu, sau đó công ty thắng thầu sẽ nhận được hợp đồng sản xuất loạt nhỏ. Theo đánh giá sơ bộ, các vụ bay thử XS-1 sẽ bắt đầu vào năm 2017, chuyến bay theo kế hoạch đầu tiên lên quỹ đạo của XS-1 sẽ diễn ra vào năm 2018.
Việc DARPA dự định phát triển một tàu vũ trụ không người lái sử dụng nhiều lần được tiết lộ vào tháng 2/2014. Tàu này dự định dùng để đưa các loại thiết bị lên quỹ đạo gần trái đất. Chi phí một lần phóng tàu không được vượt quá 5 triệu USD. Trong quá trình thực hiện loạt phóng, XS-1 không cần bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa.
Hiện nay, để đưa các vệ tinh nhỏ lên quỹ đạo, Không quân Mỹ đang sử dụng các tên lửa đẩy 4 tầng Minotaur IV có tải trọng hữu ích 1,73 tấn. Chi phí một lần phóng tên lửa đẩy này hiện là gần 55 triệu USD.
Theo yêu cầu của quân đội Mỹ, XS-1 phải có khả năng đạt tốc độ hơn 10M (11.500 km/h) và mang tải trọng khác nhau có tổng trọng lượng từ 1,36-2,27 tấn. Tàu sẽ được trang bị tầng 1 sử dụng một lần có giá không quá 1-2 triệu USD. Tầng này sẽ tách ra sau khi đưa tàu lên tầng trên khí quyển.
Xét về kích thước, XS-1 sẽ tương đương với tiêm kích F-15 Eagle vốn có chiều dài 19,43 m, chiều cao 5,63 m, sải cánh 13,05 m.
Theo Vietnamdefence
Mỹ chi hàng triệu USD cho công nghệ tự hủy
Quân đội Mỹ đang chi hàng triệu USD phát triển công nghệ "tự hủy" trên chiến trường, nhằm ngăn chặn nguy cơ các thiết bị và công nghệ hiện đại rơi vào tay kẻ địch.
Bô vi mach tư huy ma My tim cach phat triên co thê se như thê nay.
Trong 2 tháng qua, Cơ quan nghiên cứu và phát triển quốc phòng (DARPA) của Lầu Năm Góc đã kí các hợp đồng trị giá hơn 17 triệu USD với các tập đoàn công nghệ để phát triển các thiết bị điện tử có khả năng tự tiêu hủy hoặc phá hủy từ xa. Các tập đoàn tham gia dự án này đều là những tên tuổi lớn trong làng công nghệ quốc phòng như IBM (nhận hợp đồng trị giá 3,5 triệu USD), BAE Systems (4,5 triệu USD), SRI International (4,7 triệu USD), Honeywell (2,5 triệu USD) và Trung tâm nghiên cứu Palo Alto (2,1 triệu USD).
Theo DARPA, việc ứng dụng các thiết bị điện tử siêu nhỏ, tinh vi trong công tác quốc phòng đã nâng cao đáng kể sức mạnh của quân đội Mỹ. Tuy nhiên, kích cỡ tí hon của những thiết bị này cũng gây ra khó khăn trong thu hồi và gây ra lo ngại về nguy cơ những công nghệ hiện đại của Mỹ có thể rơi vào tay kẻ thù. Để giải quyết vấn đề này, DARPA khuyến khích chế tạo ra những thiết bị chỉ hoạt động trong một giới hạn xác định và sẽ tự hủy sau khi ngừng sử dụng nhờ vào nhiệt độ môi trường hoặc lệnh hủy từ xa.
Tuy nhiên, DARPA cũng cho biết kế hoạch này vẫn cần thêm nhiều thời gian và công sức để có thể trở thành hiện thực, vì hiện các nỗ lực chế tạo thiết bị quân sự tự hủy đều dựa vào công nghệ sử dụng vật liệu sinh học hoặc polyme, trong khi đây lại là hai vật liệu dễ ảnh hưởng đến sự vận hành cũng như đặc tính của các thiết bị điện.
DARPA là cơ quan nghiên cứu hàng đầu của Mỹ, nổi tiếng với những dự án mang tính tham vọng và không tưởng. Những sáng kiến của cơ quan này đã nhiều lần mang lại đột phá không chỉ trong lĩnh vực quân sự mà cả các ứng dụng dân sự. Hai trong những thành tựu đáng kể nhất của cơ quan này là việc thiết lập mạng Internet và hệ thống định vị toàn cầu GPS.
Theo Tin Tức
Robot cứu hộ Nhật Bản đứng đầu Cơ quan nghiên cứu quốc phòng của Mỹ (DARPA) đã tổ chức cuộc thi thiết kế mới cho robot cứu hộ, và đội Schaft của Nhật Bản đã giành giải nhất. Cuộc thi mang tên DARPA Robotics Challenge 2013 đã diễn ra vào những ngày cuối năm nay do Bộ Quốc phòng Mỹ tổ chức ở Homestead, Florida. Các robot tham gia phải...