Dark Souls 2 đã thay đổi quan niệm của gamer như thế nào?
Cũng như phiên bản tiền nhiệm của mình, Dark Souls 2 đã khiến chúng ta phải thay đổi hoàn toàn cách nhìn về game. Từ trước đến nay, có rất ít cái tên có thể khiến người chơi phải suy nghĩ khác đi về game. Nhưng Dark Souls 2 đã làm được. Và đây là lý do:
Dark Souls là một tựa game đầy tham vọng
Bạn có thể kể cho tôi nội dung chính của Dark Souls 2 là gì không? Tôi dám chắc rất ít người có thể làm được điều này, đó là bởi nhà phát triển From Software muốn người chơi lần mò ra từng chút từng chút một câu chuyện thông qua quá trình chơi, và tự tìm ra những mảnh ghép còn thiếu bằng chính trí tưởng tượng của họ, một thứ dường như có vẻ khá xa xỉ bởi hiện nay các nhà phát triển game luôn muốn tạo ra những thứ dễ hiểu để dễ tiếp cận số đông. Mọi thứ bạn cần biết về cốt truyện đã được họ kể rõ từng từ thông qua những đoạn hội thoại hay phim cắt cảnh rồi.
Nhưng Dark Souls 1 và 2 đã đi ngược xu thế này bằng những nội dung ẩn tàng rất sâu trong lời nói của các NPC, mô tả trang bị và những mảnh gợi ý nằm rải rác quanh thế giới. Nếu đã lỡ bỏ qua, bạn có thể tìm đến VaatiVidya, một Youtuber đã dày công lập một playlist các video của Dark Souls để xâu chuỗi từng sự kiện nhỏ trong trò chơi, mở ra rất nhiều thứ mới mẻ trong câu chuyện của cả 2 phần chơi. Đây chính là tham vọng của Dark Souls, khiến người chơi phải tự mình tìm ra những yếu tố bí ẩn trong cốt truyện của nó và mày mò suy nghĩ.
Dark Souls sẽ không bảo bạn phải đi đâu
Lần đầu tiên tham gia vào thế giới Lordran và Drangleic có lẽ sẽ khiến nhiều người hốt hoảng, bởi game không bao giờ cho bạn biết mình phải đi đâu trước tiên. Ban đầu, bạn được giao một nhiệm vụ đơn giản: gióng 2 chiếc chuông và đi tìm nhà vua, sau đó việc bạn đi đâu là… tùy ý. Sẽ không có bất kỳ điểm đánh dấu hay chỉ đường nào để dẫn lối cho bạn cả, thậm chí thanh radar phương hướng hay bản đồ cũng không có luôn! Bạn sẽ phải tự nhớ mọi thứ để có thể tìm được đường về.
Nhưng như vậy có nghĩa là bạn sẽ có khả năng đi lạc ư? Đương nhiên rồi. Đây có lẽ là điều khiến đa phần game thủ khó chịu nhất, và tôi cũng hoàn toàn thông cảm điều này. Nhưng hãy nghĩ đến một thứ còn khó chịu hơn: lúc nào cũng phải kè kè theo mũi tên to đùng chỉ đường, ra lệnh cho bạn đi theo để làm nhiệm vụ tiếp theo. Nói thẳng ra, những game đó không cho bạn nhiều cơ hội để tự mình tìm ra con đường đúng.
Trong Dark Souls, bạn có thể lang thang bất cứ đâu mình muốn mà không bị gò bó bởi những hệ thống chỉ đường. Phần thưởng cho những chuyến phiêu lưu vô định này có thể là câu trả lời cho một bí mật to lớn, hoặc một kho tàng với những món đồ cực kỳ giá trị.
Dark Souls không coi người chơi là một đứa trẻ
Video đang HOT
Đa phần các game chúng ta chơi đều được thiết kế sao cho người chơi có thể dễ dàng đọc vị được cách đối phương sẽ tấn công, thêm vào đó là những checkpoint được bố trí xuyên suốt chặng chơi, giúp họ không phải tốn công đi lại từ đầu nếu chẳng may phạm sai lầm. Và sau cùng, tất cả mọi người đều có thể chiến thắng.
Dark Souls 1 đã giới thiệu màn chơi trùm có thể nói là kinh khủng nhất từ trước tới nay về độ khó, có lẽ từ thời Megaman 2 hay Contra: Shattered Soldier. Để có thể thắng được những con trùm như Ornstein hay Smough, bạn sẽ phải tốn rất nhiều thời gian mài giũa kỹ năng cũng như trang bị của mình, đồng thời nhớ được một mớ phương thức ra đòn của chúng để tránh. Nếu không làm được những điều trên, chắc chắn bạn sẽ chết liên tục.
Dark Souls khiến những game khác trở nên quá dễ dàng
Rất nhiều người sẽ ồ lên phản đối, nhưng tôi kiên quyết ủng hộ tuyên bố này. Nếu bạn chết trong Dark Souls và thấy nó thật ngớ ngẩn, đó đơn giản là bởi bạn đã quá xem thường trò chơi. Và trong lần chơi kế tiếp, bạn thoát được khỏi nó và càng thấy nó ngớ ngẩn hơn? Hoàn toàn không ngớ ngẩn đâu, chẳng phải chính nhờ nó bạn đã học cách tránh lặp lại sai lầm của mình ư. Trong cả 2 phiên bản của Dark Souls, bạn sẽ học được nhiều thứ đáng quý qua mỗi lần chết đi sống lại. Và nhờ chết đi, bạn sẽ dần lĩnh hội được trò chơi này.
Có nhiều người phàn nàn rằng thật ngớ ngẩn khi game không cung cấp nhiều checkpoint, nhưng hãy thử nghĩ xem liệu bạn có thể hồi hộp và háo hức tiến dần từng bước trong trò chơi không nếu đã biết trước rằng dù có chết, mình cũng được quay về điểm xuất phát cách đó có vài phút? Có thể một số người vẫn thích vậy hơn, nhưng với tôi, khi chứng kiến mình chỉ còn 50,000 souls và vẫn còn một quãng đường dài phải đi để đến được nơi an toàn tiếp theo, chắc chắn tôi sẽ tập trung 100% vào trò chơi.
Lời kết
Tôi không có ý khen ngợi rằng đây là một game hoàn hảo, không có gì trên đời là hoàn hảo hết. Nhưng có một cái gì đó trong lối design cổ điển, tạo một cảm giác xưa cũ trong trò chơi đã thay đổi cách nhìn và cách cảm game của tôi, khiến những tựa game khác đều trở nên thua kém đi nhiều phần. Mặc dù vẫn kém hơn phần trước, nhưng Dark Souls 2 đã xứng đáng là một tựa game next-gen có thể khiến những game mới khác ra cùng thời điểm trở nên quá dễ dàng, quá gò bó và làm người chơi có vẻ thụ động.
Theo VNE
Dark Souls 2 đã thay đổi quan niệm của gamer như thế nào?
Cũng như phiên bản tiền nhiệm của mình, Dark Souls 2 đã khiến chúng ta phải thay đổi hoàn toàn cách nhìn về game.
Từ trước đến nay, có rất ít cái tên có thể khiến người chơi phải suy nghĩ khác đi về game. Nhưng Dark Souls 2 đã làm được. Và đây là lý do:
Dark Souls là một tựa game đầy tham vọng
Bạn có thể kể cho tôi nội dung chính của Dark Souls 2 là gì không? Tôi dám chắc rất ít người có thể làm được điều này, đó là bởi nhà phát triển From Software muốn người chơi lần mò ra từng chút từng chút một câu chuyện thông qua quá trình chơi, và tự tìm ra những mảnh ghép còn thiếu bằng chính trí tưởng tượng của họ, một thứ dường như có vẻ khá xa xỉ bởi hiện nay các nhà phát triển game luôn muốn tạo ra những thứ dễ hiểu để dễ tiếp cận số đông. Mọi thứ bạn cần biết về cốt truyện đã được họ kể rõ từng từ thông qua những đoạn hội thoại hay phim cắt cảnh rồi.
Nhưng Dark Souls 1 và 2 đã đi ngược xu thế này bằng những nội dung ẩn tàng rất sâu trong lời nói của các NPC, mô tả trang bị và những mảnh gợi ý nằm rải rác quanh thế giới. Nếu đã lỡ bỏ qua, bạn có thể tìm đến VaatiVidya, một Youtuber đã dày công lập một playlist các video của Dark Souls để xâu chuỗi từng sự kiện nhỏ trong trò chơi, mở ra rất nhiều thứ mới mẻ trong câu chuyện của cả 2 phần chơi. Đây chính là tham vọng của Dark Souls, khiến người chơi phải tự mình tìm ra những yếu tố bí ẩn trong cốt truyện của nó và mày mò suy nghĩ.
Dark Souls sẽ không bảo bạn phải đi đâu
Lần đầu tiên tham gia vào thế giới Lordran và Drangleic có lẽ sẽ khiến nhiều người hốt hoảng, bởi game không bao giờ cho bạn biết mình phải đi đâu trước tiên. Ban đầu, bạn được giao một nhiệm vụ đơn giản: gióng 2 chiếc chuông và đi tìm nhà vua, sau đó việc bạn đi đâu là... tùy ý. Sẽ không có bất kỳ điểm đánh dấu hay chỉ đường nào để dẫn lối cho bạn cả, thậm chí thanh radar phương hướng hay bản đồ cũng không có luôn! Bạn sẽ phải tự nhớ mọi thứ để có thể tìm được đường về.
Nhưng như vậy có nghĩa là bạn sẽ có khả năng đi lạc ư? Đương nhiên rồi. Đây có lẽ là điều khiến đa phần game thủ khó chịu nhất, và tôi cũng hoàn toàn thông cảm điều này. Nhưng hãy nghĩ đến một thứ còn khó chịu hơn: lúc nào cũng phải kè kè theo mũi tên to đùng chỉ đường, ra lệnh cho bạn đi theo để làm nhiệm vụ tiếp theo. Nói thẳng ra, những game đó không cho bạn nhiều cơ hội để tự mình tìm ra con đường đúng.
Trong Dark Souls, bạn có thể lang thang bất cứ đâu mình muốn mà không bị gò bó bởi những hệ thống chỉ đường. Phần thưởng cho những chuyến phiêu lưu vô định này có thể là câu trả lời cho một bí mật to lớn, hoặc một kho tàng với những món đồ cực kỳ giá trị.
Dark Souls không coi người chơi là một đứa trẻ
Đa phần các game chúng ta chơi đều được thiết kế sao cho người chơi có thể dễ dàng đọc vị được cách đối phương sẽ tấn công, thêm vào đó là những checkpoint được bố trí xuyên suốt chặng chơi, giúp họ không phải tốn công đi lại từ đầu nếu chẳng may phạm sai lầm. Và sau cùng, tất cả mọi người đều có thể chiến thắng.
Dark Souls 1 đã giới thiệu màn chơi trùm có thể nói là kinh khủng nhất từ trước tới nay về độ khó, có lẽ từ thời Megaman 2 hay Contra: Shattered Soldier. Để có thể thắng được những con trùm như Ornstein hay Smough, bạn sẽ phải tốn rất nhiều thời gian mài giũa kỹ năng cũng như trang bị của mình, đồng thời nhớ được một mớ phương thức ra đòn của chúng để tránh. Nếu không làm được những điều trên, chắc chắn bạn sẽ chết liên tục.
Dark Souls khiến những game khác trở nên quá dễ dàng
Rất nhiều người sẽ ồ lên phản đối, nhưng tôi kiên quyết ủng hộ tuyên bố này. Nếu bạn chết trong Dark Souls và thấy nó thật ngớ ngẩn, đó đơn giản là bởi bạn đã quá xem thường trò chơi. Và trong lần chơi kế tiếp, bạn thoát được khỏi nó và càng thấy nó ngớ ngẩn hơn? Hoàn toàn không ngớ ngẩn đâu, chẳng phải chính nhờ nó bạn đã học cách tránh lặp lại sai lầm của mình ư. Trong cả 2 phiên bản của Dark Souls, bạn sẽ học được nhiều thứ đáng quý qua mỗi lần chết đi sống lại. Và nhờ chết đi, bạn sẽ dần lĩnh hội được trò chơi này.
Có nhiều người phàn nàn rằng thật ngớ ngẩn khi game không cung cấp nhiều checkpoint, nhưng hãy thử nghĩ xem liệu bạn có thể hồi hộp và háo hức tiến dần từng bước trong trò chơi không nếu đã biết trước rằng dù có chết, mình cũng được quay về điểm xuất phát cách đó có vài phút? Có thể một số người vẫn thích vậy hơn, nhưng với tôi, khi chứng kiến mình chỉ còn 50,000 souls và vẫn còn một quãng đường dài phải đi để đến được nơi an toàn tiếp theo, chắc chắn tôi sẽ tập trung 100% vào trò chơi.
Lời kết
Tôi không có ý khen ngợi rằng đây là một game hoàn hảo, không có gì trên đời là hoàn hảo hết. Nhưng có một cái gì đó trong lối design cổ điển, tạo một cảm giác xưa cũ trong trò chơi đã thay đổi cách nhìn và cách cảm game của tôi, khiến những tựa game khác đều trở nên thua kém đi nhiều phần. Mặc dù vẫn kém hơn phần trước, nhưng Dark Souls 2 đã xứng đáng là một tựa game next-gen có thể khiến những game mới khác ra cùng thời điểm trở nên quá dễ dàng, quá gò bó và làm người chơi có vẻ thụ động.
Theo VNE
[Độc Quyền] Tổng quan về webgame Võ Tu Mỹ Nữ sắp về Việt Nam Còn gì tuyệt vời hơn khi giữa chốn giang hồ loạn lạc, có một người đẹp luôn đồng hành cùng ta trên mọi nẻo đường, và điều đó đã không còn là mơ ước trong Võ Tu Mỹ Nữ. Võ Tu Mỹ Nữ đưa người chơi về thế giới võ hiệp cuối thời nhà Minh, khi loạn lạc, giao trang xảy ra ở...