Đáp ứng yêu cầu bức thiết
Nhớ lại những ngày đầu thành lập đơn vị, Đại tá Doãn Hữu Châu – Trưởng phòng Cảnh sát PCTP về môi trường nói: Lĩnh vực được phân công hoàn toàn mới, CBCS lại từ nhiều nơi tập hợp về, hầu hết chưa qua đào tạo chuyên sâu nên khi vào việc gặp không ít bỡ ngỡ, khó khăn.
Cảnh sát PCTP về môi trường phát hiện vụ sản xuất tương ớt có chất gây ung thư
“Các vi phạm về môi trường thời điểm đó diễn ra mọi lúc, mọi nơi, mọi lĩnh vực, gây bức xúc trong dư luận. Dù mới ra mắt, còn ít người biết đến, nhưng chúng tôi vui vì anh em đi đâu cũng được dân ủng hộ, giúp đỡ” – đồng chí Trưởng phòng tâm sự. Hướng trọng tâm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường ở khu dân cư khai thác tài nguyên trái phép quản lý chất thải nguy hại…, lực lượng Cảnh sát PCTP về môi trường đã từng bước trưởng thành qua từng vụ việc, “ghi điểm” ở những mảng việc “ nóng”. Là cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm môi trường, nhiều khu vực ô nhiễm cần giải quyết ngay, song hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực này lại chưa “bắt nhịp” được diễn biến cuộc sống.
Từ khi thành lập đến nay, Cảnh sát PCTP về môi trường đã phanh phui hàng loạt các vụ “đầu độc” người tiêu dùng có tiếng vang như: Tương ớt “độn” chất gây ung thư cá mực thối tẩy trắng bằng oxy già công nghiệp mua lợn bệnh chế biến thành thực phẩm… “Các vụ “đầu độc” người tiêu dùng được phơi bày đã góp phần thức tỉnh, thay đổi thói quen sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, độc hại của người dân Thủ đô” – chỉ huy đơn vị đánh giá. Bên cạnh công tác nắm tình hình, phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành chức năng của thành phố kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm, Cảnh sát PCTP về môi trường còn chủ động đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật về môi trường tại các khu công nghiệp, làng nghề, khu du lịch, cơ sở sản xuất, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, nhân dân trong lĩnh vực này.
5 năm qua, lực lượng Cảnh sát PCTP về môi trường toàn thành phố đã kiểm tra, phát hiện, xử lý gần 4.700 vụ, việc vi phạm về môi trường xử phạt vi phạm hành chính trên 3.000 vụ, với số tiền hàng chục tỷ đồng đánh trúng nhiều đường dây, tổ chức tội phạm môi trường… Đánh giá kết quả đó, Đại tá Doãn Hữu Châu khẳng định, bên cạnh sự quan tâm của các cấp, các ngành từ Trung ương đến thành phố, ủng hộ của người dân, chính sự đoàn kết, thống nhất cao trong tập thể chỉ huy, của từng CBCS đơn vị đã tạo nên thành tích đó.
Theo ANTD
"Dẹp" gà loại thải ở chợ Hà Vĩ
Là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà kế hoạch: "Phối hợp bắt giữ, xử lý đối tượng vận chuyển, kinh doanh gia cầm không rõ nguồn gốc, nhập lậu trên địa bàn Hà Nội", do Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường CATP Hà Nội chủ trì, phối hợp với công an các quận, huyện, thị xã, lực lượng chức năng TP giải quyết trong thời gian tới.
Một xe chở gà "bẩn" bị cảnh sát bắt giữ trong đêm
Theo Đại tá Doãn Hữu Châu - Trưởng Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm (PCTP) về môi trường CATP Hà Nội: 3 tháng gần đây, tình trạng buôn bán, vận chuyển gà nhập lậu từ biên giới phía Bắc về Hà Nội, đặc biệt là khu vực chợ gia cầm Hà Vĩ (huyện Thường Tín), có dấu hiệu phức tạp trở lại. Qua công tác nắm tình hình cho thấy, nơi đây thường xuyên có trên 140 hộ kinh doanh gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng), trong đó có 16 hộ kinh doanh gà nhập lậu, loại thải từ khu vực biên giới phía Bắc về bán kiếm lời. Đáng chú ý, các đối tượng vận chuyển các hộ kinh doanh gà loại thải ở đây đều là người tỉnh ngoài.
Thượng tá Nguyễn Văn Quân - Phó trưởng Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường cho biết: Để đối phó với việc tuần tra, kiểm soát của lực lượng công an, chủ các xe chở gà thuê hẳn mội đội quân "xe ôm", chờ ở các cửa ngõ vào Hà Nội để hoa tiêu - dẫn đường, kịp thời báo tin nếu phát hiện lực lượng chức năng. Các xe ô tô chở gà không đi vào khu vực chợ mà dừng, đỗ ở ven sông Hồng, cách khu buôn bán gần chục kilômét - đoạn giáp ranh với địa bàn tỉnh Hưng Yên để "xuống" lồng gà, dùng xe máy chở 50-60 con/chuyến vào khu nhà trọ các chủ kinh doanh thuê nhà trọ để giấu hàng. "Giao dịch" gà nhập lậu không công khai ở chợ, mà diễn ra âm thầm ở các khu trọ này, rất khó để lực lượng công an phát hiện - Thượng tá Nguyễn Văn Quân nói.
Trước diễn biến phức tạp của tình trạng buôn bán, vận chuyển gà nhập lậu trên địa bàn TP, trung tuần tháng 10-2012, Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường đã tham mưu cho Ban Giám đốc CATP Hà Nội triển khai kế hoạch: "Phối hợp bắt giữ, xử lý đối tượng vận chuyển, kinh doanh gia cầm không rõ nguồn gốc, nhập lậu trên địa bàn", trọng tâm là khu vực chợ gia cầm Hà Vĩ. Trong nửa tháng triển khai kế hoạch, có sự phối hợp đồng bộ trong tuần tra, mật phục, chốt chặn giữa phòng nghiệp vụ, CAH Thường Tín, Chi cục QLTT, Chi cục Thú y, tình trạng buôn bán gia cầm nhập lậu trong chợ Hà Vĩ đến nay cơ bản đã "hạ nhiệt". Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức ký cam kết với 16 hộ kinh doanh gà thải loại nhập lậu, không đảm bảo VSATTP ở chợ Hà Vĩ, hiện 14 hộ đã tự giác chuyển sang buôn bán gia cầm trong nước, có kiểm dịch - chỉ huy Đội 3 Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường thông tin.
Trong quá trình thực hiện kế hoạch, lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ nhiều trường hợp cố tình vi phạm. Thay vì đưa gà về chợ Hà Vĩ, các đối tượng buôn gà loại thải giờ bắt tay với một số trang trại nuôi gia cầm trên địa bàn, gửi gà nhập lậu vào nuôi nhốt qua đêm để hợp thức hóa thành gà sạch, sau đó đem ra chợ bán. Với các trường hợp không thuê được nơi nuôi nhốt, đối tượng buôn gà chuyển thẳng đến các điểm bán lẻ ở một số huyện ngoại thành. Điển hình, rạng sáng 1-11 vừa qua, tổ công tác Đội 3 Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường, bắt quả tang xe ô tô BKS 30Z-1488 do lái xe Đặng Thế Hùng (SN 1972), trú ở Kỳ Sơn, Hòa Bình điều khiển, đang vận chuyển gần 850kg gà nhập lậu về địa bàn xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai tiêu thụ.
Vậy giải pháp nào giữ cho địa bàn không phức tạp trở lại sau đợt "cao điểm"? - câu hỏi được chúng tôi đặt ra với Thượng tá Nguyễn Văn Quân. "Chúng tôi đã ký cam kết với 16 hộ được xác định bán gia cầm nhập lậu, nhưng do nhiều hộ khác trong chợ Hà Vĩ kinh doanh không giấy phép nên cũng khó kiểm soát. Ký với hộ này, không loại trừ có cá nhân khác "nhảy dù" vào đây buôn bán thay" - đại diện Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường thừa nhận khó khăn. UBND huyện Thường Tín cần sớm chỉ đạo các ban ngành chức năng khảo sát, cấp giấy phép kinh doanh cho các hộ buôn bán gia cầm trong khu vực chợ đủ điều kiện để quản lý, cũng như chấm dứt hợp đồng với cá nhân cố tình vi phạm" - chỉ huy phòng nghiệp vụ kiến nghị.
Để tránh tình trạng lực lượng chức năng, "đánh mạnh" ở chợ Hà Vĩ, gia cầm nhập lậu có thể "chạy" sang địa bàn khác, Thượng tá Nguyễn Văn Quân cho rằng: "Lực lượng thú ý, QLTT các quận, huyện, thị xã, các Đội, tổ Cảnh sát PCTP về môi trường cần cử cán bộ tăng cường nắm tình hình, kịp thời phát hiện, "dập" ngay những "chợ" gia cầm mới manh nha hình thành".
Theo ANTD
Hàng chục xe thương binh giả bị xử lý Sáng 16/10, 7 đội CSGT ở Hà Nội đồng loạt ra quân xử lý xe ba bánh tự chế không có giấy tờ và giả danh xe thương binh. Tuy nhiên, do biết thông tin trước nên nhiều xe giả thương binh không ra đường. Sáng 16/10, chốt trực trên phố Giang Văn Minh và ngã tư Daewoo, Đội CGST số 2 xử...