Đập trường mầm non để chạy theo nông thôn mới
Từ cuối tháng 3/2017 đến nay, người dân xã Đông Bình (TX. Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) than phiền vì địa phương đập trường mầm non Hoa Sen (điểm ấp Phù Ly 2) để xây nhà văn hóa khiến việc học hành của hàng trăm trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học bị đảo lộn, trở ngại.
Cô Sơn Thị Ngọc Mai, giáo viên mầm non Hoa Sen trong lớp học tạm tại Trường tiểu học Phù Ly 2. Ảnh: Nhật Huy.
Cụ thể, 56 trẻ mầm non Hoa Sen (điểm ấp Phù Ly 2) phải chuyển sang học tại Trường tiểu học Phù Ly, điểm trường ấp Phù Ly 2 (Gọi tắt: Tiểu học Phù Ly 2). Để có phòng cho trẻ mầm non Hoa Sen, toàn bộ 5 lớp với trên 100 học sinh tiểu học Phù Ly 2 phải chuyển đến điểm trường Phù Ly 1 và học trong các phòng học tạm bợ mới dựng lên hoặc phòng thư viện chật chội, tối tăm, nóng bức.
Bà Nguyễn Thị Đẹc (ấp Phù Ly 2) có con đang học lớp 1 phải chuyển sang học tạm ở Phù Ly 2 cho biết, trước đây, con bà chỉ đi bộ vài bước là tới trường. Nay chỗ học mới cách nhà khoảng 3 km. “Ở đây, hầu hết cha mẹ các cháu đều đi làm ăn xa, để con nhỏ cho người già ở nhà trông. Phần lớn họ là người nghèo, không có phương tiện đi lại để đưa rước các cháu. Tôi nghe nói định cho mấy đứa nhỏ nghỉ học”- bà Đẹc nói.
Cũng theo bà Đẹc, trường mầm non Hoa Sen được xây dựng khoảng 15 năm trước. Đất do chùa Phù Ly hiến và tiền xây dựng do Việt kiều đóng góp. Tuy cũ nhưng trường vẫn rất khang trang. “Hôm đập trường, tôi thấy vật tư còn rất mới, cửa kiếng cũng mới, thanh sắt trong cột đập ra cũng còn mới, rồi người ta bỏ lên xe chở đi đâu mất” – bà Đẹc nói.
Anh Nguyễn Chí Hạnh có cháu đang theo học tại trường này cho biết: “Tôi thấy ngôi trường mầm non thiệt đẹp, không hiểu sao lại bị đập hết. Trước khi đập trường, đáng lý địa phương phải bố trí chỗ học thích hợp, đằng này phải đi học tạm trường khác rất xa, thậm chí là học tạm ở nhà dân”.
Cô Sơn Thị Ngọc Mai, giáo viên trường mầm non Hoa Sen (điểm Phù Ly 2) đánh giá, trường tuy cũ nhưng được sửa chữa vào năm 2010 nên vẫn còn rất tốt, thậm chí còn đẹp hơn cả điểm trường chính. “Khi quyết định đập trường, địa phương cũng chưa bố trí cơ sở đàng hoàng để chúng tôi giảng dạy mà phải di dời đến nơi tạm bợ”- cô Mai nói. Theo cô Mai, điều kiện ở Trường tiểu học Phù Ly 2 không phù hợp với trẻ mầm non, chưa kể môi trường không sạch sẽ, nền gạch dơ bọn trẻ không nằm ngủ được, nhà vệ sinh hôi hám.
Video đang HOT
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Nguyễn Thanh Phong-Phó chánh Văn phòng UBND TX. Bình Minh cho biết, thị xã Bình Minh có 5 xã, trong đó chỉ còn Đông Bình là chưa đạt nông thôn mới nên thị xã xem xét và tiến hành xây dựng bốn hạng mục công trình, gồm Trường tiểu học Phù Ly, Trường mầm non Hoa Sen, Trung tâm văn hóa thể thao xã Đông Bình và nhà văn hóa thể thao cụm ấp Phù Ly 1,2. “Để đạt chuẩn nông thôn mới, mỗi xã phải có một trung tâm văn hóa cấp xã và nhà văn hóa cụm ấp”- ông Phong nói.
Ông Phong còn cho biết, kinh phí dự án xây dựng nhà văn hóa khoảng 2,8 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước, bao gồm cơ sở vật chất như: Hội trường, phòng truyền thanh, văn phòng ấp, cổng, tường rào, sân sinh hoạt cộng đồng, sân thể thao,… với tổng diện tích 1.052m2, từ đây đến cuối năm sẽ hoàn thành xong tất cả 4 công trình để năm 2017 xã Đông Bình sẽ lên xã nông thôn mới.
Cô Sơn Thị Ngọc Mai, giáo viên trường mầm non Hoa Sen (điểm Phù Ly 2) đánh giá, trường tuy cũ nhưng được sửa chữa vào năm 2010 nên vẫn còn rất tốt, thậm chí còn đẹp hơn cả điểm trường chính. “Khi quyết định đập trường, địa phương cũng chưa bố trí cơ sở đàng hoàng để chúng tôi giảng dạy mà phải di dời đến nơi tạm bợ”- cô Mai nói.
(Theo Tiền Phong)
Nghệ An: Nợ gần 900 tỷ đồng trong xây dựng nông thôn mới
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Nghệ An được đánh giá là đạt được kết quả quan trọng với 152/431 xã đạt 19/19 tiêu chí. Tuy nhiên, quá trình xây dựng nông thôn mới khiến nhiều địa phương lâm vào cảnh nợ nần với tổng số nợ tính đến thời điểm này lên tới gần 900 tỷ đồng.
Nhiều kết quả trong xây dựng nông thôn mới
Trong năm 2016, Nghệ An có thêm 43 xã được UBND tỉnh Quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Như vậy, sau 5 năm triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Nghệ An đã có 152/431 xã đạt 19/19 tiêu chí NTM; 43 xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí...
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới đã làm thay đổi diện mạo nông thôn Nghệ An.
Tỉnh Nghệ An cũng đã có 2 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM là thị xã Thái Hòa và thành phố Vinh. Kế hoạch xây dựng 3 xã nông thôn mới kiểu mẫu gồm xã Kim Liên (huyện Nam Đàn), xã Sơn Thành (huyện Yên Thành) và xã Quỳnh Đôi (huyện Quỳnh Lưu) cũng đã đạt được nhiều tiêu chí quan trọng.
Tính đến hết năm 2016 người dân trong tỉnh đã hiến hơn 5,7 triệu m2 đất; đóng góp hơn 4,6 triệu ngày công và hơn 5,1 nghìn tỷ đồng xây dựng NTM.
Chính sách hỗ trợ xi măng của tỉnh Nghệ An là một trong những điều kiện giúp các địa phương hoàn thành tiêu chí bê tông hóa đường giao thông nông thôn.
Đến hết năm 2016, thu nhập bình quân đầu người tại khu vực nông thôn Nghệ An đạt trên 22,5 triệu đồng/người/năm, số hộ nghèo giảm xuống còn 9,5%... Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới đã làm thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn Nghệ An, góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo, thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội nhằm đưa Nghệ An trở thành tỉnh khá của cả nước.
Tỉnh nợ, xã nợ
Ngoài việc sử dụng các nguồn vốn từ trung ương và ngân sách cũng như vận động nguồn xã hội hóa trong nhân dân, tỉnh Nghệ An cũng đã có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ các địa phương trong tỉnh hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, trong đó có chính sách hỗ trợ xi măng làm đường giao thông nông thôn.
Kết thúc năm 2016, Nghệ An đã cấp hơn 530.000 tấn xi măng cho các địa phương. Trong năm 2016, tỉnh Nghệ An thanh toán cho các nhà máy xi măng hơn 143 tỷ đồng, còn nợ 243 tỷ đồng tiền xi măng. Nếu tính cả số xi măng chưa cấp cho các địa phương thì tỉnh này đang nợ các nhà máy xi măng khoảng 270 tỷ đồng.
Chi 18 tỷ đồng để xây dựng trụ sở hoành tráng khiến xã Nghĩa Đồng (Tân Kỳ, Nghệ An) lâm vào cảnh nợ nần sau khi được công nhận là xã nông thôn mới.
Theo báo cáo của Ban điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh Nghệ An thì hết năm 2016, tổng nợ xây dựng cơ bản của các địa phương là 751 tỷ đồng. Nhờ ưu tiên các nguồn lực nên đến thời điểm cuối tháng 3/2017, các địa phương đã thanh toán được khoảng 100 tỷ đồng tiền nợ, hiện còn nợ hơn 600 tỷ đồng. Phần lớn khoản nợ xây dựng cơ bản này đều quá khả năng trả nợ của các địa phương.
Chính sách hỗ trợ xi măng là chính sách riêng của tỉnh Nghệ An do vậy không thể sử dụng nguồn trung ương cấp cho các địa phương xây dựng nông thôn mới để trả nợ. Đại diện Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An đã đề xuất Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh này ưu tiên các nguồn, trong đó nguồn ngân sách tỉnh để thanh toán nợ tuy nhiên nguồn này cũng không nhiều.
Số nợ xây dựng cơ bản trên 600 tỷ đồng nếu chia lên đầu xã (431 xã) thì số nợ không lớn nhưng trên thực tế, số nợ này tập trung ở một số xã xây dựng và đạt chuẩn nông thôn mới và vượt quá khả năng thanh toán của các xã. Một số xã có nợ lớn đề xuất huyện cho phép bán đất công để trả nợ tuy nhiên phương án này đang được nghiên cứu. Sở NN&PTNT Nghệ An cũng đã đề nghị các cấp, ngành, các địa phương lồng ghép, ưu tiên các nguồn lực để trả khoản nợ này.
Theo ông Lê Minh Thông - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An thì số nợ này "không đáng lo ngại lắm" và tỉnh này có đủ điều kiện để thanh toán các khoản nợ nợ tồn đọng trong xây dựng nông thôn mới.
Hoàng Lam
Theo Dantri
Chuyện xây dựng nông thôn mới ở Thạch Kênh Từ việc nhìn thẳng vào hạn chế, chỉ rõ khuyết điểm của tập thể và từng cá nhân để tìm hướng khắc phục, sửa chữa, Đảng bộ xã Thạch Kênh, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã củng cố lại đội ngũ, từ yếu kém vươn lên vững mạnh. Đây cũng là "cú huých" quan trọng giúp xã nghèo Thạch Kênh đạt chuẩn nông...