Đáp trả Mỹ, Nga tuyên bố phát triển tên lửa mới
Tổng thống Putin khẳng định việc Mỹ triển khai tên lửa tầm trung ở châu Á có thể ảnh hưởng đến Nga và đe dọa an ninh toàn cầu.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, Nga sẽ chế tạo ra các tên lửa tầm trung, bởi Mỹ hiện đang sở hữu loại vũ khí tương tự. Phát biểu tại phiên họp Hội đồng Nguyên thủ các quốc gia CIS ở Ashgabat (Turkmenistan), nhà lãnh đạo Nga nói rõ rằng, ông đã phát đi thông điệp tương tự đến “ lãnh đạo của nhiều quốc gia“.
Tổng thống Putin tuyên bố phát triển tên lửa mới đáp trả Mỹ. (Ảnh: RIA)
Ông Putin cũng cho biết thêm, Nga hiện đang rất quan ngại về kế hoạch triển khai tên lửa tầm trung và tầm ngắn của Washington tại khu vực châu Á. Theo nhà lãnh đạo Nga, Lầu Năm Góc đã chính thức tuyên bố về việc triển khai tên lửa và đang đàm phán với Nhật Bản và Hàn Quốc. “ Mọi người đều rõ ai là mục tiêu số một trong trường hợp này. Điều này khiến chúng tôi quan ngại, bởi nó cũng liên quan đến chúng tôi“, – ông Putin nói.
Tổng thống Nga lưu ý rằng, còn cần phải xem tên lửa sẽ được thiết lập chính xác ở đâu, nhưng rõ ràng là chúng đủ tầm vươn tới lãnh thổ Nga, và điều này “ không những không cải thiện, mà còn làm xấu đi tình hình an ninh toàn cầu“.
Sự không chắc chắn xung quanh việc gia hạn Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược ( START-3) đang làm tăng thêm nguy cơ về một vòng xoáy mới trong cuộc chạy đua vũ trang. Điều này, theo nhà lãnh đạo Nga, là “ rất tệ“.
Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) giữa Nga và Mỹ hết hiệu lực vào ngày 2/8. Mỹ tuyên bố rút khỏi Hiệp ước với lý do Nga không tuân thủ các điều khoản thỏa thuận. Sau khi Hiệp ước INF đổ vỡ, Lầu Năm Góc ngay lập tức tuyên bố phát triển tên lửa phi hạt nhân mới với tầm bay lên tới 500 km.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper khẳng định mong muốn triển khai tên lửa mặt đất tầm trung đến châu Á trong vài tháng tới.
Video đang HOT
(Nguồn: TASS)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Mỹ đề xuất START-3 mới, muốn trói chặt Nga
Lầu Năm Góc đề xuất đưa tất cả vũ khí mới của Nga vào START-3, âm mưu chặt hết chân tay của Moscos, còn mình vẫn thủ nguyên 'dao sắc'.
Mỹ đề xuất START mới, gói trọn vũ khí Nga
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper nói rằng, trong trường hợp gia hạn Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (tiếng Anh: Strategic Arms Reduction Treaty, viết tắt: START-3) thì tất cả các vũ khí mới của Nga sẽ phải được đưa vào thỏa thuận này.
Nga "rõ ràng" đang mở rộng tiềm năng hạt nhân chiến lược và tất cả các vũ khí mới của Nga nên được đưa vào Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (START-3) nếu thỏa thuận này được gia hạn. Người đứng đầu Lầu Năm Góc nêu ý kiến trong một cuộc phỏng vấn với Fox News.
Ông nói thêm rằng, Nga hiện có các tên lửa hành trình nhắm vào châu Âu, nhiều khả năng là loại tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Người đứng đầu Lầu Năm Góc nói điều này trong khi bình luận về vụ nổ tại một bãi tập quân sự ở vùng Arkhangelsk, dẫn tới hậu quả là vài nhân viên của Rosatom bị thiệt mạng.
Tuy nhiên, Esper cho rằng, về lâu dài thì chính Bắc Kinh mới là mối đe dọa chính đối với Hoa Kỳ. Theo ông, Quân đội Trung Quốc trở nên rất mạnh mẽ với những hệ thống vũ khí mới, được hỗ trợ bởi nền kinh tế mạnh, sức nặng chính trị và tham vọng của chính quyền Bắc Kinh.
Hiệp ước Start 1 được ký ngày 31/6/1991 giữa Hoa Kỳ và Liên Xô cũ (sau đó Nga tiếp tục), có hiệu lực từ 05/12/1994; còn Hiệp ước Start 2 được ký ngày 03/01/1993 giữa Hoa Kỳ và Nga.
START-3 được ký kết giữa hai vị cựu tổng thống Nga Dmitry Medvedev và Barack Obama của Hoa Kỳ vào ngày 08/4/2010, tại lâu đài Prague (Cộng hòa Czech). Thỏa thuận này bắt đầu có hiệu lực vào tháng 2 năm 2011 và hết hạn vào đầu năm 2021, nhưng có khả năng kéo dài thêm 5 năm nữa nếu hai bên tham gia hiệp ước đồng thuận.
Theo các điều khoản của hiệp ước này, trước tháng 2/2018, hai nước phải giảm bớt kho vũ khí hạt nhân của mình.
Mỹ đã đơn phương hủy bỏ nhiều hiệp ước kiểm soát vũ khí như ABM, INF và tới đây có thể là START 3
Theo đó, mỗi bên tham gia hiệp ước không được sở hữu quá 1.550 đầu đạn hạt nhân và 700 phương tiện triển khai, gồm cả bộ 3 vũ khí răn đe chiến lược là: Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) và máy bay ném bom hạng nặng.
Tuy nhiên, hiện nay chính quyền Washington thừa nhận rằng, thỏa thuận có thể sẽ không được gia hạn.
Về phần mình, Nga đã nhiều lần tuyên bố sẵn sàng thảo luận về vấn đề này. Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố mong muốn thực hiện thỏa thuận hạt nhân ba bên mới giữa Nga, Trung Quốc và Hoa Kỳ; tuy nhiên, Bắc Kinh đã bác bỏ thẳng thừng ý tưởng này.
Mỹ thử tên lửa hành trình, phát triển tên lửa đạn đạo tầm trung
Hiện nay, cộng đồng quốc tế rất quan tâm đến việc gia hạn hiệp ước này, bởi mục tiêu đạt được một thế giới không có vũ khí hạt nhân sẽ bị hoãn lại bởi việc một hiệp ước khác có vai trò quan trọng không kém là Hiệp ước loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (Intermediate-Range Nuclear Forces Treaty - INF) hay còn gọi là Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân Tầm trung cũng mới bị hủy bỏ.
Hiệp ước INF được ký năm 1987 nhưng đến ngày 2 tháng 8 năm nay, Hiệp ước loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn đã kết thúc hiệu lực.
Tên lửa Tomahawk phiên bản mặt đất được Mỹ phóng tại bờ biển thuộc bang California ngày 18/8
Đầu năm, Washington tuyên bố đơn phương ra khỏi Hiệp ước INF, cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước.
Đầu tháng 7, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký luật về việc đình chỉ hiệp ước. Ông Putin cũng tuyên bố rằng tất cả các đề xuất giải giáp của Nga "vẫn còn trên bàn", nhưng ông đã ra lệnh cho các quan chức không nêu việc đàm phán về vấn đề này.
Mối quan tâm của cộng đồng quốc tế ngày càng gia tăng trong bối cảnh mới đây Mỹ đã phóng thử phiên bản trên mặt đất của tên lửa hành trình BGM-109G Tomahawk, có khả năng lắp đầu đạn hạt nhân đơn khối W-84 - một động thái bị cấm trong hiệp ước INF.
BGM-109G - phiên bản Tomahawk phóng từ mặt đất của Mỹ đã được rút ra khỏi biên chế năm 1991, sau khi Mỹ và Liên Xô đạt được thỏa thuận cắt giảm vũ khí hạt nhân START 2. Tuy nhiên, Mỹ vừa tái thử nghiệm loại vũ khí này hôm 18/8 vừa qua.
Ngoài phiên bản khai hỏa trên đất liền của Tomahawk, Lầu Năm Góc cũng tuyên bố sắp thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM) có tầm bắn 3.000-4.000 km. Việc thử nghiệm có thể khởi động từ cuối năm nay, vì vậy, rất có thể là Mỹ đã âm thầm phát triển loại vũ khí này từ ít nhất là 5 năm trước, nên đến năm nay đã có thể bước vào giai đoạn phóng thử.
Giới chuyên gia nhận định rằng, với việc yêu cầu đưa toàn bộ sáng chế vũ khí mới của Nga vào khuôn khổ Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới, Washington muốn 'chặt hết chân tay' của Moscow, trong khi mình vẫn có đủ 'dao sắc' để răn đe đối thủ.
Chắc chắn là Nga sẽ không bao giờ chấp thuận điều kiện này và INF cùng với START 3 có thể sẽ bị khai tử vĩnh viễn!
Toàn Thắng
Theo baodatviet
Ukraine muốn đặt Matxcơva vào tầm ngắm tên lửa, Nga bình tĩnh đáp trả Dẫu không tin Kiev đủ sức chế tạo ra loại tên lửa có khả năng "vươn tới cả Matxcơva, cả St. Petersburg", nhưng Matxcơva vẫn cần lời giải thích chính thức. Trả lời phỏng vấn của hãng tin RT, phó Chủ tịch thứ nhất của Ủy ban Quốc phòng thuộc Duma Quốc gia Nga, ông Alexander Sherin, chia sẻ những bình luận về...