Đáp trả Mỹ, máy bay săn ngầm GX-6 của Trung Quốc “diễu võ giương oai”
Hạm đội Nam Hải vừa tiến hành cuộc diễn tập với máy bay săn ngầm GX-6 tại khu vực Biển Đông, cuộc tập trận nhằm đáp trả các hành động trinh sát của Mỹ thời gian qua ở khu vực này.
Sina ngày 8/4 cho biết, trong dịp tết Thanh Minh (ngày 4/4), Lữ đoàn Hàng không Hải quân của Chiến khu phía Nam đã điều động máy bay săn ngầm GX-6 (Cao Tân-6) tiến hành diễn tập ở Biển Đông. Đây được coi là hành động đáp trả việc Mỹ thường xuyên trinh sát các căn cứ của Trung Quốc ở khu vực bắc Biển Đông thời gian qua.
Máy bay săn ngầm GX-6 của Trung Quốc. Nguồn: Sina.
Theo báo cáo của Sina, kể từ ngày 23/3 đến nay, máy bay quân sự của Mỹ đã 6 lần tiến hành trinh sát ở Biển Đông. Trong đó, ngày 25, 26, 27/3 sử dụng máy bay trinh sát điện tử EP-3E trinh sát khu vực phía bắc Biển Đông, riêng ngày 27/3 Mỹ kết hợp 2 máy bay để trinh sát khu vực bắc Biển Đông, đó là máy bay EP-3E kết hợp với máy bay trinh sát điện tử RC-135U; ngày 31/3 điều động máy bay P-3C trinh sát ở Biển Đông, còn máy bay EP-3E tiến hành trinh sát khu vực biển Hoa Đông và biển Hoàng Hải.
GX-6 được coi là máy bay săn ngầm nguy hiểm nhất của Trung Quốc, không chỉ là vẻ bên ngoài mà là cả hệ thống chỉ huy – kiểm soát tối tân bên trong. Đài truyền hình TW Trung Quốc (CCTV) cho biết, GX-6 được thiết kế trên khung gầm máy bay vận tải hạng trung Y-8/Y-9 được sản xuất bởi Tổng Công ty máy bay Thiểm Tây (SAC).
Video đang HOT
Máy bay vận tải hạng trung Y-8 Thiểm Tây của Trung Quốc. Nguồn: Sina.
GX6 hiện được trang bị cho Hạm đội Nam Hải đặc trách khu vực Biển Đông, máy bay này được trang bị radar tìm kiếm mục tiêu mặt biển, trạm trinh sát quang điện tử và phát hiện từ tính tàu ngầm lạ. Phi hành đoàn của GX-6 có thể lên tới 10-12 người gồm cả phi công, máy bay được trang bị 4 động cơ turboprop WJ-6C với 6 cánh quạt cho tốc độ tối đa 660km/h, tốc độ hành trình 550km/h. Tầm bay tối đa lên đến 5.615km, trần bay 10,4km, tốc độ leo cao 10m/s.
Tháng 6/2015 Trung Quốc bắt đầu biên chế GX-6 cho Hải quân để thay thế máy bay tuần tra trên biển Y-8. Hải quân Trung Quốc quảng bá rằng, máy bay GX-6 của mình có tính năng vượt trội máy bay P-1 của Nhật và P-8A của Mỹ, “nếu như Hải quân Trung Quốc có được 100 máy bay chống ngầm lớn như GX-6, họ sẽ hạn chế được đáng kể khả năng tấn công của các tàu ngầm của Mỹ và Nhật Bản trong tương lai”.
Máy bay trinh sát P-8A của Mỹ. Nguồn: Sina.
Ở phía đuôi máy bay lắp cảm biến dò từ trường “kỳ dị”, phía Trung Quốc đánh giá tính năng của thiết bị này của họ không hề thua kém thiết bị tương tự ASQ-81 của P-3C Orion. Ngoài ra còn có pod quang điện tử, có thể phát hiện các tàu ngầm của Mỹ và Nhật Bản ngay cả khi các mục tiêu này đã được nâng cấp để tàng hình.
GX-6 có thể mang theo 100 phao định vị thủy âm (P-3C chỉ mang 48 phao định vị) từ đó bố trí một mạng lưới thiết bị phát hiện tàu ngầm dày đặc và rộng lớn, nâng cao khả năng phát hiện cũng như gia tăng độ chính xác khi thực hiện các nhiệm vụ tác chiến chống ngầm. Nó không chỉ thực hiện chức năng giám sát mà còn là một máy bay tấn công, khả năng mang các tên lửa không – đối – không, bom, mìn hải quân, ngư lôi… để tấn công các tàu ngầm và tàu chiến mặt nước của đối phương.
Tuy nhiên, Reuters đánh giá rằng, tuyên bố của Hải quân Trung Quốc hơi “vội vàng”. Thực tế, máy bay GX-6 chỉ là bản sao chép công nghệ máy bay giám sát EP-3C của Mỹ. Theo Reuters, ngày 1/4/2011, một máy bay giám sát EP-3C của Hải quân Mỹ đã gặp tai nạn sau khi va chạm với một chiến đấu cơ của Trung Quốc. Chiếc máy bay Mỹ buộc phải hạ cánh xuống một sân bay trên đảo Hải Nam của Trung Quốc và bị thu giữ. Trung Quốc sau đó đã huy động các chuyên gia quân sự tham gia nghiên cứu kỹ lưỡng loại máy bay tuần tra này của Mỹ.
Đức Trí
Mỹ điều máy bay do thám Triều Tiên
Theo trang chuyên theo dõi hoạt động hàng không Aircraft Spots, Mỹ đã điều một máy bay giám sát biển P-3C hoạt động trên bầu trời Hàn Quốc dường như nhằm giám sát Triều Tiên.
Máy bay giám sát trên biển P-3C của Hải quân Mỹ. Ảnh: taiwannews
Đây là động thái mới nhất của Mỹ sau khi Bình Nhưỡng cảnh báo về "một vũ khí chiến lược mới" và "hành động thực tế gây sốc" đối với Mỹ.
Cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa giữa Washington và Bình Nhưỡng vẫn bị đình trệ sau khi hội nghị thượng đỉnh thứ 2 giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump kết thúc mà không đạt được thỏa thuận nào hồi năm ngoái. Từ đó đến nay, không chỉ các cuộc đàm phán hạt nhân song phương rơi vào tình trạng đình trệ, mà căng thẳng giữa 2 nước cũng liên tục leo thang do chính phủ của Tổng thống Donald Trump thông qua các biện pháp siết chặt trừng phạt Bình Nhưỡng.
HOÀNG THANH
Theo SGGP
Trung Quốc cảnh báo Mỹ về hành động mới trên Biển Đông Trung Quốc cáo buộc Mỹ đã "làm tổn hại nghiêm trọng" cái mà Bắc Kinh tự nhận là "chủ quyền" trên Biển Đông. Ông Cảnh Sảng - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Ngày 22/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cáo buộc Mỹ đã "làm tổn hại nghiêm trọng" cái mà Bắc Kinh tự nhận là...