Đáp trả Mỹ : Dự án Barguzin có thể được hồi sinh
Để đáp trả Mỹ về việc rút khỏi Hiệp ước INF, Nga có thể hồi sinh dự án Barguzin và tăng cường phòng thủ ở biên giới phía tây.
Tổng thống Vladimir Putin nói với các đại diện truyền thông về những phát triển mới của Nga, trong đó đặc biệt chú ý đến dự án Barguzin.
Trước đó, ông Igor Korotchenko, một chuyên gia quân sự và là tổng biên tập tạp chí Quốc phòng đã nêu một loạt các biện pháp đáp trả của Moscow về việc Washington khỏi Hiệp ước INF.
Hệ thống tên lửa đường sắt Barguzin của Nga.
Theo ông Korotchenko, một trong những phản ứng của Nga là có thể hồi sinh dự án hệ thống tên lửa đường sắt Barguzin và tăng cường phòng thủ hàng không vũ trụ ở biên giới phía tây.
Để chống lại việc Hoa Kỳ có thể triển khai các hệ thống tên lửa tầm trung không chỉ ở châu Âu, mà cả ở châu Á, Moscow sẽ phải đi trước thực hiện các biện pháp này.
Video đang HOT
Ông Korotchenko cho biết rằng, Nga sẽ thực hiện các chương trình trong khuôn khổ xây dựng lực lượng hạt nhân chiến lược ở Nga đó là khởi động lại dự án hệ thống tên lửa đường sắt Barguzin với tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn và sẽ không thể đánh chặn.
Ông giải thích rằng, sẽ rất khó khăn cho các vệ tinh Mỹ khi phát hiện một đoàn tàu tên lửa di chuyển giữa Moscow và Vladivostok thông qua các khu vực rộng lớn của Nga.
Điều chú ý đặc biệt là các tàu tên lửa này không khác gì với các tàu thông thường. Ông nhấn mạnh rằng, có thể dự án này sẽ được thực hiện trong thời gian ngắn nhất.
Hệ thống tên lửa đường sắt Barguzin được trang bị 6 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) RS-24 Yars, trong đó mỗi tên lửa mang được tới 6 đầu đạn nhiệt hạch với tổng sức nổ tương đương 1,8 triệu tấn thuốc nổ TNT.
Barguzin không phải hệ thống hoàn toàn mới. Nó là dự án hồi sinh các đoàn tàu mang tên lửa đạn đạo liên lục địa được Liên Xô triển khai từ thập niên 1960. Tổng cộng có 12 đoàn tàu đã được biên chế, mỗi tàu chở được 3 tên lửa RT-23 Molodets có tầm bắn 11.000 km. Nga đã loại biên hệ thống này từ năm 2005.
Ngoài ra, ông Korotchenko không loại trừ khả năng Nga sẽ tạo ra một hệ thống tên lửa di động mặt đất tầm trung mới, tương tự như hệ thống tên lửa di động RSD-10 Pioneer của Liên Xô.
Đây sẽ là một dự án mới, nhưng do Nga đã có hệ thống RSD-10 Pioneer nên các cơ sở thiết kế và sản xuất được bảo tồn, Nga có thể nhanh chóng tạo ra loại hệ thống mới nhưng ở một cấp độ phát triển công nghệ mới.
Đối với việc củng cố biên giới phía tây của nước Nga, ông cho biết rằng, Nga có thể triển khai thêm các trạm radar và trung đoàn phòng không mới nhất, được trang bị hệ thống phòng không S-400, hệ thống Buk-M3 và tổ hợp Tor-M2.
Cần nhắc lại rằng, vào tháng 9/2009 Bộ Quốc phòng Nga đã thông báo rằng, lực lượng tên lửa chiến lược không loại trừ khả năng nối lại việc sử dụng các hệ thống tên lửa đường sắt Barguzin. Vào năm 2012, công việc phát triển đã bắt đầu, nhưng vào tháng 12/2017 dự án này chính thức bị đình chỉ.
Nguyễn Đông
Theo baodatviet
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ "nói thẳng" lý do vì sao phải mua S-400
Thổ Nhĩ Kỳ mua sắm hệ thống phòng không S-400 từ Nga vì họ không muốn trở thành một người cầu xin vĩnh cửu từ NATO.
Theo RIA Novosti, Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho biết như trên vào ngày 11 tháng 10 tại một cuộc họp báo chung với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, người đang có chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ.
Cho đến ngày hôm nay, Ankara không có hệ thống phòng không riêng.Theo yêu cầu của chúng tôi, Hà Lan, Italia và Tây Ban Nha đã triển khai các hệ thống Patriot của họ ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Tất cả các hệ thống này đều rất tốt, nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời.Đầu tiên chúng được cài đặt, sau đó chúng được gỡ bỏ, sau đó chúng được cài đặt lại.Tôi không nói điều này nhằm chỉ trích - đó là vấn đề xoay vòng tự nhiên, và tôi chân thành cảm ơn các đồng minh vì sự giúp đỡ này.
Nhưng điều đó cho thấy rằng chúng ta nên có hệ thống phòng không riêng.Chúng ta không được là "người cầu xin" vĩnh cửu.Do đó, chúng tôi đã mua S-400, RIA Novosti trích dẫn phát biểu của Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ.
Nga đã bàn giao tổng cộng 2 tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf cho Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Sputnik.
Theo cơ quan này, việc chuyển giao các hệ thống phòng không S-400 của Nga cho Ankara -nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng trong quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ bắt đầu vào giữa tháng Bảy.
Cho tới giữa tháng 9, giai đoạn thứ hai của việc cung cấp các hệ thống phòng không S-400 đã hoàn thành.Theo Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, tổ hợp S-400 Triumf sẽ đạt trạng thái hoạt động đầy đủ vào tháng 4 năm 2020.
Washington yêu cầu từ bỏ thỏa thuận và mua lại các hệ thống Patriot của Mỹ, đe dọa sẽ trì hoãn hoặc thậm chí hủy bỏ việc bán máy bay chiến đấu F-35 mới nhất cho Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như áp dụng các biện pháp trừng phạt theo Đạo luật CAATSA (Luật chống lại đối thủ của Mỹ thông qua các lệnh trừng phạt), tuy nhiên Ankara đã từ chối nhượng bộ.
Phong Vũ (Tổng hợp)
Theo doanhnghiepvn
Nếu bị tấn công hạt nhân, Nga có bao nhiêu thời gian để phản ứng? Sau khi phát hiện vụ phóng tên lửa của kẻ thù, giới lãnh đạo Nga sẽ có vài chục phút để quyết định về đòn đáp trả hạt nhân. Thiếu tướng Anatoly Nestechuk, Tham mưu trưởng Tập đoàn quân số 15 thuộc Lực lượng Không quân - Vũ trụ Nga, trong một cuộc phỏng vấn với đài phát thanh Echo of Moscow, tuyên...