Đập thủy điện Trung Quốc gây họa cho Myanmar
Trong bài “Myanmar : Bang Kachin dưới mối họa của đập thủy điện Trung Quốc”, báo Le Monde nhận định Myanmar phải trả giá đắt cho dự án thủy điện ngăn sông Irrawady.
Dự án đập thủy điện ngăn sông Irrawady gây họa cho Myanmar
Theo đánh giá của các chuyên gia môi trường, công trình thủy điện này có thể để lại nhiều hệ quả nghiêm trọng cho dân cư và hệ sinh thái. Cuộc sống của hơn 11 ngàn người chung quanh khu vực sẽ bị xáo trộn. Nhiều đền chùa Phật giáo, các nhà thờ Công giáo cùng nhiều đền thờ văn hóa khác của tộc người Kachin, đại đa số theo đạo Thiên chúa có nguy cơ biến mất. Hệ sinh thái khu vực sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhất là loại cá heo nước ngọt, một loài cá đang trên đà tuyệt chủng. Đó là chưa kể đến việc công trình này nằm trên đới đứt gãy.
Người dân nơi đây cũng cảm thấy tiền bồi thường do tập đoàn Trung Quốc chi trả cũng rất bất công. Chỉ có hai gia đình giàu có, sở hữu nhiều ngôi nhà được nhận hàng chục triệu kyats (khoảng 22.000 euro), trong khi phần đông hộ gia đình bị di dời chỉ nhận được chừng trăm ngàn kyats, tức khoảng 75 euro.
Báo Pháp Le Monde số ra ngày 1/7 nhận định dự án thủy điện khổng lồ này có nguy cơ làm đảo lộn cuộc sống của hàng chục ngàn người, đe dọa nghiêm trọng hệ sinh thái và làm biến mất nhiều điểm thờ tự tôn giáo cũng như văn hóa quan trọng của bang Kachin.
Video đang HOT
Đối với người dân Myanmar, Myitsone thuộc bang Kachin là nơi hợp lưu hai dòng chảy Mali và N’mai và là một địa điểm thiêng liêng. Vì từ đây bắt nguồn con sông lớn nhất nước – sông Irrawady, chảy dọc từ bắc chí nam với chiều dài hơn 2000 km – vốn là nguồn huyết mạch quan trọng và là cái nôi văn hóa đất nước.
Nhưng đến năm 2005, chính phủ tập đoàn quân sự lúc bấy giờ đã ký kết một hợp đồng xây dựng đập thủy điện trị giá 3,6 tỷ USD với Tập đoàn China Southern Power Grid (Trung Quốc) ngay tại chính nơi hợp lưu hai dòng chảy đó. Và phần lớn lượng điện sản xuất ra là nhằm cung cấp cho tỉnh Vân Nam Trung Quốc bên cạnh chứ không phải cho người dân bang Kachin.
Le Monde nhắc lại là năm 2011, khi lên nắm quyền, Tổng thống Thein Sein gây bất ngờ cho Bắc Kinh khi ra lệnh đình lại dự án chí ít cho đến khi nào nhiệm kỳ của ông kết thúc là năm 2015. Gần sắp đến kỳ bầu cử Quốc hội 2015, nhiều nhà đấu tranh bảo vệ môi trường nghi ngờ việc ngưng dự án chỉ là tạm thời. Nhiều cuộc tuần hành phản đối hay trưng cầu dân ý tại khu vực dự án đã diễn ra nhằm nhắc nhở rằng mối họa công trình đang được âm thầm nối lại là có thật.
Điều đáng chú ý là hôm 27/6 vừa qua, Tổng thống Thein Sein đã đến Bắc Kinh. Tuy nhiên, cho đến giờ chẳng ai biết được nội dung cuộc họp giữa ông Tập Cận Bình với người đứng đầu nhà nước Miến Điện, quốc gia từ lâu lệ thuộc quá nhiều vào cường quốc láng giềng trên phương diện kinh tế và quân sự.
Myanmar hoặc phải để cho Trung Quốc tiếp tục xây dựng đập thủy điện Myitsone hủy hoại môi trường hoặc phải bồi thường khoản tiền khổng lồ.
Đương nhiên, việc cho ngưng dự án đập thủy điện cũng là cách để chính phủ Myanmar tái cân bằng lại chính sách ngoại giao. Nhưng Myanmar cũng không thể tự cho phép mình rơi vào tình trạng tranh chấp với Trung Quốc. Myanmar hiện đang đứng trước hai sự lựa chọn khó khăn: hoặc phải để cho công trình được tiếp tục hoặc là phải bồi thường cho phía đối tác.
Báo Le Monde kết luận Myanmar đang phải trả giá đắt vì đã để cho Trung Quốc ngăn sông Irrawady, xây đập thủy điện khổng lồ ở Myitsone.
Theo Đời sống Pháp luật Online
Hai "đại gia" làng báo cùng thay tổng biên tập
Hai "đại gia" của làng báo thế giới là New York Times (Mỹ) và Le Monde (Pháp) ngày 14/5 cùng thông báo thay thế các nữ tổng biên tập.
Tổng biên tập New York Times Jill Abramson (trái) và Tổng biên tập Le Monde Natalie Nougayrede.
Trong một động thái bất ngờ, tờ New York Times của Mỹ ngày 14/5 đã thông báo thay thế tổng biên tập Jill Abramson - "bóng hồng" đầu tiên lãnh đạo tờ báo, và quyết định này có hiệu lực ngay tức thì.
Bà Abramson, 60 tuổi, trở thành tổng biên tập của New York Times hồi năm 2011.
Ông Dean Baquet, 57 tuổi, thư ký tòa soạn, đã được bổ nhiệm vào vị trí tổng biên tập thay thế bà Abramson.
Ông Baquet, một nhà báo đã giải Pulitzer danh giá và từng làm việc cho tờLos Angeles Times, trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên lãnh đạo tờ báo.
Arthur Sulzberger Jr, chủ tịch công ty New York Times, không tiết lộ nguyên nhân của sự thay đổi bất ngờ trên.
Cũng trong ngày hôm qua, nữ tổng biên tập đầu tiên của tờ Le Monde, bà Natalie Nougayrede, đã tuyên bố từ chức sau một cuộc tranh giành quyền lực với đội ngũ nhân viên cấp cao.
Trong một lá thư được đăng tải trên trang web của Le Monde, bà Nougayrede đã tiết lộ về "các cuộc tấn công cá nhân", vốn cản trở kế hoạch của bà nhằm cải tổ tờ báo.
Theo Dantri
Quay lưng với Nga, Ukraine đang trả giá đắt? Những ngày này, Ukraine đang trở thành tâm điểm chú ý của thế giới khi cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng trong nước châm ngòi cho một cuộc đối đầu Đông-Tây căng thẳng nhất kể từ sau thời Chiến tranh Lạnh. Ảnh minh họa Chính phủ lâm thời mới ở Kiev phũ phàng tìm cách quay lưng lại với nước láng giềng...