Đập thủy điện Tishrin: Chiến lược với người Kurd của Syria
Lực lượng Chính phủ Syria chính thức tiếp quản nhà máy thủy điện lớn thứ 2 nước này sau khi lực lượng người Kurd chính thức rút lui.
Ngày 18/11, các lực lượng chính phủ Syria đã nắm quyền kiểm soát đập thủy điện Tishrin lớn thứ hai nước này nằm tại tỉnh Aleppo.
Đập thủy điện Tishrin
Theo người phát ngôn của Bộ Chỉ huy lực lượng vũ trang Nga tại Syria, ông Vladimir Fomichev, quân đội Nga bắt đầu từ nay sẽ triển khai các hoạt động tuần tra tại khu vực xung quanh cơ sở có tầm quan trọng chiến lược này.
“Bây giờ, con đập đã được giải phóng nhờ vào nỗ lực và lòng dũng cảm của người dân Syria. Nhà máy điện đã được giải phóng cũng như các vùng lãnh thổ lân cận. Hiện tại, Tishrin đã hoạt động trở lại, nó đang cung cấp điện cho các tỉnh Raqqa và Aleppo. Mọi người đang làm việc như bình thường, không có khủng bố ở đây” – ông Fomichev cho biết.
Đập Tishrin nằm cách Aleppo 90 km và được xây dựng trên Euphrates do các kỹ sư người Nga và Syria cùng xây dựng cách đây 20 năm. Khi cuộc nội chiến ở nước này nổ ra, nó đã bị các tay súng khủng bố thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng chiếm đóng một thời gian dài.
Sau một cuộc chiến khốc liệt vào tháng 12/2015, lực lượng dân quân người Kurd ở Syria (SDF) đã chiếm được đập thủy điện Tishrin từ những tay súng khủng bố.
Khi đó, đây được ca ngợi là một chiến thắng vang dội cho lực lượng này. Nhà máy thủy điện cung cấp điện cho Aleppo và một phần điện cho Raqqa, là điểm chốt chiến lược trên con đường nối giữa hai thành phố Aleppo và Raqqa. Mất đập thủy điện, IS ở Aleppo mất hoàn toàn khả năng cung cấp hậu cần và viện binh từ Raqqa.
Lực lượng người Kurd từng chiếm đóng được đập thủy điện Tishrin
Video đang HOT
Ngoài ra, từ những điểm cao quanh đập Tishrin, lực lượng dân quân người Kurd còn khống chế được ven bờ phía đông của dòng sông Euphrates và những địa bàn trong tầm bắn thẳng.
Đánh chiếm và khống chế đập đã cắt đôi hai vùng đất đang nằm trong quyền kiểm soát của IS, trong đó đặc biệt quan trọng là thành phố Raqqa, thủ phủ và cũng là nơi điểu khiển mọi hoạt động tác chiến trên chiến trường Syria, trong đó có Aleppo.
Tuy nhiên về thực tế SDF phải nhờ đến đội ngũ kỹ sư và công nhân của chính phủ để vận hành toàn bộ nhà máy. SDF đã có một thỏa thuận với Chính phủ Syria nhằm hợp tác và hưởng lợi từ con đập.
Tới nay, các lực lượng người Kurd đã rời khỏi con đập và chính quyền Syria nắm quyền kiểm soát.
Đập Tishrin là một trong ba đập thủy điện mà Syria hiện có trên dòng Eupharates. Hai đập thủy điện còn lại là Baath và Taqba. Được biết, nếu không xảy ra chiến tranh, Chính phủ Syria có thể xây thêm nhà máy thủy điện Halabiye.
Mặc dù có gặp nhiều khó khăn nhưng chính phủ Syria quyết tâm hoàn thành việc khôi phục các nhà máy điện trên toàn quốc, khôi phục lưới điện quốc gia và tính đến việc xây thêm các nhà máy mới…
Tháng 11 này, các lực lượng chính phủ đã giành lại quyền kiểm soát nhà máy thủy điện lớn nhất ở Syria, đập Tabqa – ở vùng thống trị Al Raqqa – đã nằm trong tay của những kẻ cực đoan trong nhiều năm.
Huy Vũ
Theo baodatviet.vn
Mỹ chốt 6 điểm Deir ez-Zor, Nga đổ trực thăng xuống Tabqa
Mới đây, Mỹ đã lập thêm căn cứ quân sự thứ 4 ở Deir ez-Zor, trong khi Nga dùng luôn sân bay Mỹ ở Tabqa, phía nam thành phố Raqqa.
Mỹ tăng cường các căn cứ ở Deir ez-Zor
Hôm 06/11, giới truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin, Quân đội Hoa Kỳ đã thiết lập thêm hai căn cứ quân sự mới trong các khu vực kiểm soát của người Kurd, tại các vùng đất nhiều dầu mỏ ở phía đông và đống bắc của Syria.
Theo đó, hãng Anadolu đã dẫn các nguồn tin địa phương Syria thông báo rằng, Mỹ đang xây dựng hai căn cứ quân sự mới ở khu vực kiểm soát của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF, nòng cốt là Các Đơn vị bảo vệ Nhân dân người Kurd - YPG) ở phía đông tỉnh Deir ez-Zor [cũng là phía đông con sông Euphrates và phía đông của Syria].
Theo các nguồn tin địa phương, địa điểm quân đội Mỹ chuẩn bị thành lập các căn cứ là ở khu vực Sur. Trên vùng lãnh thổ này, Mỹ đã triển khai một số lượng lớn thiết bị xây dựng, 250-300 binh sĩ, cũng như xe bọc thép, vũ khí hạng nặng và đạn dược cũng được gửi đến khu vực.
Trước đó, Mỹ cũng đã sử dụng khu vực mỏ dầu Omar lớn nhất Syria làm căn cứ bảo vệ các mỏ dầu ở Deir ez-Zor. Ngoài ra, Mỹ có căn cứ ở ba khu vực khác của tỉnh Deir ez-Zor.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng, một số lượng binh lính Mỹ nhất định sẽ đảm bảo an ninh tại các mỏ dầu ở miền đông Syria. Bộ trưởng Bộ quốc phòng nước này cũng đe dọa sẽ tấn công cả lực lượng Nga lẫn Syria, nếu họ tiến vào khu vực này.
Sau khi giảm sự hiện diện ở miền bắc Syria liên quan đến sự khởi đầu của chiến dịch "Mùa xuân Hòa bình" của Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ lại đột ngột điều quân từ Iraq trở về Syria avà tăng cường binh sĩ và trang, thiết bị đến lập căn cứ, chiếm đóng các mỏ dầu ở phía đồng Syria.
Đồng thời, Lầu Năm Góc cũng bắt đầu tăng nguồn cung cấp quân sự cho lực lượng người Kurd ở Deir ez-Zor. Tuần trước, một đoàn xe Mỹ gồm 170 thiết bị vận tải đã được gửi tới đây. Đây là đợt chuyển giao quân sự và thiết bị của Mỹ từ Iraq sang Syria lớn nhất trong giai đoạn gần đây.
Ở chiều ngược lại, trước hành động ngang ngược của Mỹ và người Kurd chiếm đóng trái phép các mỏ dầu ở phía đông đất nước, Quân đội Syria (SAA) và các lực lượng của Nga cũng không chịu bó tay.
Vào hôm 05/11, lực lượng của SAA đã chiếm quyền kiểm soát mỏ dầu Mulla Abbas, thuộc khu tổ hợp các mỏ dầu Rumailan ở ngoại ô thành phố Qamishli, tỉnh al-Hasakah, phía đông bắc của đât nước; còn Quân đội Nga đã điều trực thăng từ Latakia đến đồn trú ở một sân bay cũ của Mỹ ở Tabqa [gần đập nước Tabqa], phía nam thành phố Raqqa, thuộc tỉnh Raqqa.
Nga đã điều trực thăng từ sân bay Hmeymim-Latakia sang sân bay Tabqa-Raqqa
Nga dùng sân bay cũ của Mỹ ở Raqqa làm sân bay trực thăng
Kể từ ngày 9 tháng 10, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành Chiến dịch "Nguồn hòa bình" ở phía đông bắc Syria chống lại các đơn vị người Kurd. Vào ngày 7 tháng 10, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố rút quân đội Mỹ khỏi phía bắc Cộng hòa Ả Rập.
Người Kurd và Damascus đã ký kết thỏa thuận về cuộc đối đầu chung với người Thổ Nhĩ Kỳ, quân đội Syria đã tới biên giới phía bắc và chiếm đóng một số thành phố trước đây do người Kurd kiểm soát, lần đầu tiên sau 5 năm quân đội đã tiến vào khu vực ngoại ô thành phố Raqqa.
Theo các trang tin địa phương của tỉnh Raqqa, máy bay trực thăng của Lực lượng Hàng không-Vũ trụ Nga (VKS) đã hạ cánh tại sân bay quân sự Tabqa ở tỉnh Raqqa, miền bắc Syria, nơi trước kia là căn cứ của Mỹ. Giờ đây công trình này đang nằm dưới sự kiểm soát của Damascus.
Năm 2014, giữa thời điểm cao trào của cuộc chiến ở Syria, các tay súng của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đã chiếm được sân bay này. Vào mùa hè năm 2017, chúng đã bị đánh bại bởi các nhóm người Kurd thuộc "Lực lượng Dân chủ Syria" được Mỹ chi viện hỏa lực.
SDF kiểm soát sân bay Tabqa, gần đập nước chiến lược Tabqa và toàn bộ tỉnh Raqqa trong hơn hai năm, và trong thời gian đó đã xuất hiện căn cứ quân sự của Mỹ ở vùng này.
Một sĩ quan Syria lưu ý, những kẻ khủng bố đã phá hủy đường băng, còn người Mỹ sau khi tới căn cứ chỉ sử dụng cho máy bay trực thăng nên cũng đã không tiến hành công việc khôi phục. Giờ đây quân đội đang tháo dỡ đống đổ nát và phần còn lại của thiết bị bị hỏng.
Theo chuyên gia quân sự Nga Igor Korotchenko, trực thăng của Lực lượng Hàng không - Vũ trụ Nga (VKS) đã chuyển căn cứ từ Latakia đến sân bay Tabqa để đảm bảo an ninh cho khu vực này, cũng như hỗ trợ hoạt động của quân đội Syria ở phía bắc và phía đông bắc nước này,
"Không nên có khoảng trống an ninh, do đó, chúng tôi đang hỗ trợ chính phủ của ông Bashar al-Assad trong việc biến ngày càng nhiều tỉnh ở Syria trở thành một vùng đất hòa bình. Để thực hiện điều này, lẽ tự nhiên là những thứ mà người Mỹ để lại, chúng ta không nên bỏ hoang vô chủ" - ông Korotchenko nói.
Ông cũng lưu ý rằng, sân bay là một công trình quân sự rất quan trọng, vì đó là nơi cung cấp sự hỗ trợ trên không cho lực lượng trung thành với chính phủ Syria, với mục đích mở rộng quyền kiểm soát tầm hoạt động của Damascus ở phía bắc và phía đông bắc nước này.
Toàn Thắng
Theo baodatviet
Đập thủy điện lớn nhất hành tinh ở TQ bị đe dọa bởi... thức ăn của ngựa Các nhà khoa học Trung Quốc đang chật vật tìm cách đối phó với một lại một loại cỏ dại có thể đe dọa đập Tam Hiệp - con đập lớn nhất thế giới. Trung Quốc nuôi đội quân bọ cánh cứng bảo vệ đập thủy điện lớn nhất hành tinh. Theo SCMP, loài cỏ dại mà các nhà khoa học Trung Quốc...