Đập thuỷ điện Tà Thàng: UBND tỉnh Lào Cai cưỡng chế trái pháp luật?
Theo phản ánh của Công ty cổ phần Điện Vietracimex Lào Cai (gọi tắt là Vietracimex Lào Cai), ngày 15.3.2019, UBND tỉnh Lào Cai đã thực hiện cưỡng chế trái pháp luật, huy động lực lượng, cho máy móc thiết bị thi công ngay trên đập và cửa nhận nước (hầm) thủy điện Tà Thàng.
Nhà máy thủy điện Tà Thàng do Vietracimex Lào Cai là chủ đầu tư, có công suất 60MW, thuộc xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Chủ đầu tư đã thi công xây dựng tuyến đường đến đập với chiều dài 10km, hoàn thành vào năm 2008 trước khi đi vào thi công đập, nhà máy.
Nhà máy đã hoàn thành và vận hành phát điện vào tháng 10.2013. Hiện nay, nhà máy đang vận hành, khai thác ổn định, an toàn, hiệu quả.
Nhà máy thủy điện Tà Thàng đang hoạt động an toàn, hiệu quả.
Về phương án đảm bảo an toàn, năm 2014, UBND tỉnh Lào Cai đã có Quyết định số 2034/QĐ-UBND phê duyệt phương án bảo vệ đập nhà máy thủy điện Tà Thàng. Trong đó, quy định: phạm vi không được xâm phạm là 50m sát chân đập.
Thế nhưng, UBND tỉnh Lào Cai có Quyết định phê duyệt dự án đầu tư tuyến đường Bản Dền – Thanh Phú đi Tà Thàng- Xuân Giao- QL4E- Phú Nhuận, chiều dài khoảng 50km, tổng mức đầu tư khoảng gần 1.000 tỷ đồng bằng nguồn trái phiếu Chính phủ và vốn của tỉnh Lào Cai đi trực tiếp lên đập và cửa nhận nước (hầm) của nhà máy thủy điện Tà Thàng.
Theo Vietracimex Lào Cai, việc tỉnh Lào Cai tổ chức thi công đoạn đường này đã vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ an toàn đập, như: Vi phạm nghiêm trọng Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Vi phạm nghiêm trọng Luật Xây dựng, Thông tư số 10/2013/TT-BXD của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng; Vi phạm nghiêm trọng Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07.5.2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập; Thông tư số 34/2010/TT-BCT ngày 07.10.2010 của Bộ Công thương quy định về quản lý an toàn đập của công trình thủy điện…
Video đang HOT
Vietracimex Lào Cai cho rằng, việc cưỡng chế, xây dựng trên đập và cửa nhận nước gây nguy hiểm, trái quy định.
Về bất cập ảnh hưởng tới an toàn đập Tà Thàng, Bộ Công Thương tại Văn bản số 12913/BCT-ATMT ngày 24.12.2014 khẳng định: “Phương án xây dựng tuyến đường giao thông Bản Dền – Thanh Phú có đoạn từ lý trình Km18 700 đến Km19 250 đi quan phạm vi vùng cận bảo vệ đập công trình thuỷ điện Tà Thang (qua vai bờ phải đập và cửa hầm thu nước vào đường ống áp lực) có tim tuyến đường thiết kế cách mép hầm thu vào đường ống áp lực 18,8m, nằm trong phạm vi không được xâm phạm của công trình thuỷ điện Tà Thàng. Do vậy để đảm bảo an toàn cho đập, Bộ Công thương đề nghị UBND tỉnh Lào Cai chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xem xét điều chỉnh phương án thiết kế đoạn đường nói trên, đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định trong Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thuỷ lợi và Nghị định số 143/2003/NĐ-CP”.
Dù đã được Bộ Công thương chỉ rõ những bất cập, nhưng UBND tỉnh Lào Cai đã không dừng lại. Mới đây, theo phản ánh của Vietradimex Lào Cai ngày 15.3.2019, chính quyền tỉnh Lào Cai ngang nhiên cưỡng chế trái pháp luật, huy động lực lượng và cho máy múc thi công ngay trên đập thủy điện.
Cũng theo Vietracimex Lào Cai: “Việc làm phá hoại an toàn đập đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định nghiêm ngặt tại Pháp lệnh và Nghị định của Chính phủ, gây nguy cơ vỡ đập, sập hầm; phá hủy nhà cửa, tài sản của người dân, đe dọa trực tiếp tính mạng của nhân dân dưới hạ du. Đồng thời cho thấy UBND tỉnh Lào Cai đã không chỉ vi phạm pháp luật mà còn cho thấy sự coi thường sinh mạng con người”.
Theo Danviet
Lặn lội "hái lộc rừng", không mất công trồng, kiếm trăm ngàn/ngày
Không mất công trồng, không phải chăm sóc, nhưng cứ đến mùa chít, người dân huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai lại lên rừng thu hoạch, mang về bán cho thương lái, kiếm thêm thu nhập lúc nông nhàn. Việc hái bông chít cũng vất vả, thậm chí nguy hiểm nhưng nếu chăm chỉ thì 1 người có thể kiếm được đôi trăm ngàn đồng mỗi ngày, mỗi mùa bông chít kiếm cả chục triệu đồng.
Cuối tháng Mười một Âm lịch hằng năm, khi những đợt rét xuất hiện càng nhiều, là lúc những bông chít trên rừng bắt đầu bung nở, đó cũng là dịp người dân rủ nhau lên rừng hái chít về bán cho người làm chổi, kiếm thêm thu nhập.
Mùa bông chít cứ thế kéo dài qua Tết Nguyên đán, đến tận tháng Hai. Những người khỏe có thể đi rừng hái bông chít, còn người già, trẻ con ở nhà phơi chít, có người tách chít, bện chổi... Mấy năm nay, bông chít đã mang về thu nhập khá cho một số hộ ở huyện Bảo Thắng.
Như đã hẹn trước, 6 giờ sáng, tôi có mặt ở thôn 5, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng để theo chân anh Tráng A Sống lên rừng lấy bông chít.
Theo anh Sống, hiện chít cuối vụ, nên phải lên đường sớm, nếu đi muộn sẽ không đạt ngày công.Đồ nghề để đi lấy chít khá đơn giản, có người đi tay không, có người đem theo bao tải, người cẩn thận mang theo con dao đi rừng dắt ngang hông để đề phòng rắn, rết, hoặc để phát cây bụi chắn lối đi. Chân đi ủng, nai nịt gọn gàng, chúng tôi lên đường thu hoạch chít.
Xe máy tới chân núi, chúng tôi buộc phải dừng xe đi bộ. Từ chân núi dọc theo các khe nước, men theo sườn núi, những bụi chít xuất hiện ngày càng nhiều. Cuối vụ, chỉ còn bông nhỏ thưa thớt, những bông lớn, trổ sớm đã được những người như anh Sống thu hoạch từ trước Tết Nguyên đán.
Để bẻ được bông chít, anh Sống phải kéo những cây chít cao gấp 2 - 3 lần chiều cao của người, một tay cầm bông, tay còn lại cầm vào lá ở cuống bông kéo mạnh, thân chít rất giòn ở đốt, nên chỉ cần kéo hơi mạnh tay là lấy được.
Nói thì có vẻ lâu, nhưng mỗi bông chít, anh Sống chỉ mất chưa tới 3 giây để tách rời. Việc tìm bụi chít và vít ngọn chít xuống gần đất là mất thời gian hơn cả. Mặc đôi bàn tay rớm máu, anh Sống vẫn thoăn thoắt bẻ chít xếp gọn thành từng bó dưới chân.
Đi được chừng nửa tiếng, lấy được bó chít khoảng 6 - 7 kg, anh Sống khuyên tôi dừng lại ở một lán nhỏ do người dân dựng tạm, bởi đường đi cây cối rậm rạp và vừa đi vừa đợi sẽ không có thời gian lấy bông chít.
Đến gần trưa, anh Sống trở lại thúc tôi xuống núi với bông chít lớn trên vai. "Chỗ này chắc được hơn 50 kg, cuối vụ chít già, nhẹ quá, hôm nay công thấp rồi" - anh Sống than thở.
"Ở Phong Hải, Phong Niên, Bản Cầm, Bản Phiệt (Bảo Thắng) có rất nhiều người đi lấy chít như tôi. Mỗi cân bông chít tươi bán được 5.000 - 6.000 đồng. Mỗi vụ chít, người chăm chỉ kiếm được cả chục triệu đồng, người ít cũng được vài ba triệu đồng. Nhiều gia đình có thêm thu nhập trong lúc nông nhàn" - anh Sống cho biết.
Trên đường về, chúng tôi gặp Tráng A Vần, học sinh lớp 8, nhà cùng ở thôn 5, thị trấn Nông trường Phong Hải cùng em trai đi lấy chít. Hai anh em Vần lấy được bó chít tầm 5 kg, đang trên đường vác ra bán cho thương lái. Vần bảo: "Tranh thủ ngày nghỉ học, vừa chăn trâu phụ bố mẹ, em vừa lấy bông chít, bán lấy tiền mua kẹo cho em và mua sách vở để phục vụ học tập".
Tôi tiếp tục lên đường tìm đến nhà ông Đinh Văn Tuấn, thôn Na Ó, xã Xuân Quang, một trong những hộ có hơn 10 năm làm chổi chít bán ra thị trường. Ông Tuấn trước đây cũng là một trong những người có nhiều năm đi rừng lấy bông chít về bán, nhưng hơn 10 năm trở lại đây, do sức khỏe yếu, ông không đi rừng nữa mà thu mua chít của người khác, tự mày mò cách làm chổi chít bán ra thị trường.
Vụ chít năm nay, gia đình ông Tuấn thu mua khoảng hơn 5 tấn bông chít tươi để về làm chổi bán cả năm. "Nghề làm chổi chít này chủ yếu lấy công làm lãi, phù hợp với những người sức khỏe yếu, không thể lao động nặng, nhưng cần đôi bàn tay khéo léo và tính kiên trì. Làm chổi nói thì dễ, nhưng để làm ra được những chiếc chổi đẹp, đều, bền thì khá công phu, phải đúc rút kinh nghiệm trong nhiều năm mới có được".
Bông chít tươi từ lúc lấy về sẽ được phơi khô, công đoạn phơi khô mất từ 10 ngày đến cả tháng trời tùy thuộc thời tiết. Bông chít phải được phơi thật khô, nếu không, sau khi làm chổi sẽ bị ẩm, dễ lên mốc và hỏng. Sau đó đến công đoạn đập sạch phấn, tách nhỏ...
Những nhánh chít tách nhỏ được thợ làm chổi sắp xếp thật khéo, đảm bảo tỷ lệ dài ngắn khác nhau sao cho nhánh dài ở ngoài, nhánh ngắn ở trong và "đon" lại thành từng bó... "Để chổi chít bền, phải phơi chít thật khô, đập thật sạch phấn, còn đẹp hay xấu là do sự khéo léo của bàn tay người thợ làm chổi" - ông Tuấn cho hay.
Tùy vào cách làm của mỗi người thợ, mỗi chiếc chổi sẽ được làm từ 2 đến 5 bó, dùng dây nhựa hoặc thép bện chặt lại với nhau. Trung bình sẽ mất khoảng 7 - 8 gram chít khô là được 1 chiếc chổi thành phẩm. Cuối cùng, chổi chít được "tra" cán bằng gỗ, đóng đinh để giữ chặt và bán ra thị trường.
Chia tay những người gắn bó với bông chít, mong rằng nguồn thu từ rừng ấy sẽ không bao giờ cạn, nghề làm chổi chít sẽ phát triển hơn nữa ở vùng đất này để người dân có thêm thu nhập, cuộc sống thêm ấm no.
"Trung bình 1 ngày, tôi làm được hơn 10 chiếc chổi, mỗi chiếc có giá bán từ 30.000 đến 40.000 đồng. Với 5 tấn chít tươi, tôi làm được hơn 2.000 chiếc chổi bán ra thị trường. Nhiều thương lái ở tận Phú Thọ, Vĩnh Phúc... đặt hàng, nên không lo đầu ra. Một năm tôi thu lãi từ làm chổi chít trên 30 triệu đồng" - ông Đinh Văn Tuấn cho biết.
Theo Đức Phương (Báo Lào Cai)
Mô hình "5 cùng" giúp nhà nông Lào Cai khấm khá Trên tiêu chí "5 cùng", các cấp Hội ND tỉnh Lào Cai đã hướng dẫn, vận động và hỗ trợ các mô hình chi, tổ hội nghề nghiệp hoạt động có hiệu quả. Tham gia mô hình này, nhiều nông dân tỉnh Lào Cai đã biết liên kết làm ăn và có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Xây dựng hiệu quả mô...