‘Đập thủy điện Đak Mek 3 bị làm sai thiết kế’
Đơn vị tư vấn đề xuất với loại đập bê tông trọng lực thì phải dùng bê tông đá hộc, vữa mác 150 và bơm liên tục để tạo nên một thân đập có kết cấu vững chắc. Song đơn vị thi công lại chở đất, đá cuội, sỏi dưới suối đổ vào thân đập.
Liên quan đến vụ sập đập thủy điện Đak Mek 3 (xã Đak Choong, huyện Đak Glei, tỉnh Kon Tum) làm một thanh niên thiệt mạng, UBND tỉnh Kon Tum ngày 29/11 đã có công văn khẩn đánh giá ban đầu về vụ việc.
Theo UBND tỉnh Kon Tum, Công ty Cổ phần thủy điện Hồng Phát Đak Mek (chủ đầu tư công trình đập thủy điện Đak Mek 3) đã thi công đập sai so với hồ sơ thiết kế cơ sở (do công ty Cổ phần tư vấn thủy lợi thủy điện miền Nam lập, công ty tư vấn xây dựng điện 1 thẩm tra) đã được Sở Công thương tỉnh Kon Tum tham gia ý kiến. “Trong thời hạn 24 giờ sau khi xảy ra sự cố, chủ đầu tư chưa báo cáo cho Bộ Xây dựng, UBND tỉnh Kon Tum và các cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật”, công văn nêu.
UBND tỉnh yêu cầu Công ty Cổ phần Hồng Phát Đak Mek đình chỉ toàn bộ việc thi công công trình thủy điện Đak Mek 3; báo cáo ngay sự cố cho các cơ quan chức năng theo quy định; nộp toàn bộ hồ sơ của công trình từ công tác, thiết kế kỹ thuật thi công, tổ chức thi công, giám sát của công trình, hồ sơ chất lượng công trình (kể cả hồ sơ nghiệm thu từng bước, từng hạng mục) cho Sở Xây dựng trước ngày 1/12. Tỉnh yêu cầu công ty Hồng Phát phải có phương án, kế hoạch cụ thể khắc phục hậu quả sự cố. Trong đó, thực hiện ngay việc khai thông đảm bảo dòng chảy trên lưu vực sông Đak Mi, bảo vệ môi trường tại khu vực.
UBND tỉnh cũng giao Sở Xây dựng chọn đơn vị tư vấn xây dựng có đầy đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm theo quy định để khảo sát, đánh giá và xác định nguyên nhân sự cố, làm rõ trách nhiệm của người gây ra sự cố; giao UBND huyện Đak Glei giám sát việc đình chỉ thi công và khắc phục sự cố của công ty Hồng Phát Đak Mek. Công an tỉnh có trách nhiệm điều tra làm rõ vụ chết người tại công trình thủy điện Đak Mek 3.
Video đang HOT
Đập thủy điện Đak Mek 3 đổ sập, đè chết một công nhân hôm 22/11. Ảnh: Tuỳ Phong
Trong buổi họp báo hôm nay, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Kon Tum Đặng Thành Long cho biết đã mời chủ đầu tư là ông Lê Bá Thanh, nhưng không thấy vị này tham gia.
Về vấn đề chủ đầu tư thi công đập sai so với hồ sơ thiết kế cơ sở, ông Bùi Văn Cư, Phó giám đốc Sở Công thương giải thích, đơn vị tư vấn đã đề xuất với chủ đầu tư rằng với loại đập bê tông trọng lực thì phải dùng bê tông đá hộc, vữa mác 150 và bơm liên tục để tạo nên một thân đập có kết cấu vững chắc. Song, tại hiện trường, đơn vị thi công lại cho chở đất, đá cuội, sỏi dưới lòng suối để đổ vào bên trong thân đập. Ông Cư còn cho biết thêm phần thượng lưu của thủy điện bị vỡ hầu hết.
Cũng theo ông Cư, đối với công trình thủy điện nhỏ do tư nhân làm chủ đầu tư, mọi khâu từ thiết kế, thi công đến giám sát đều do chủ đầu tư quyết định. Do vậy, không ai biết, kiểm soát được chủ đầu tư chi thực tế bao nhiêu tiền để xây dựng công trình. Chủ đầu tư nói chi phí xây dựng là trên 200 tỷ đồng, nhưng thực tế họ làm hết bao nhiêu, chỉ có họ mới biết. Và chuyện cơ quan chức năng không có hồ sơ thi công là “bình thường”.
Thiết kế và chất lượng thi công đập thủy điện được cho là không đúng với thiết kế ban đầu. Ảnh: Tuỳ Phong.
Đập thủy điện Đak Mek 3 khởi công tháng 3/2009, dự kiến phát điện đầu năm 2013, tổng công suất là 7,5 MW, vốn đầu tư hơn 200 tỷ đồng và đã hoàn thành khoảng 80% khối lượng, vẫn chưa tích nước đập tràn. 18h ngày 22/11, bức tường phía thượng lưu dài khoảng 80 m, cao gần 9 m của đập Đak Mek 3 bất ngờ đổ sập, hơn 700 m3 đá, bê tông rơi xuống suối Đak Mek, đè chết anh Nguyễn Viết Hùng (28 tuổi, ngụ Quảng Nam) đang lái xe thi công.
Nói về sự cố, chủ đầu tư công trình Lê Bá Thanh cho rằng do tường thượng lưu thủy điện bị khối lượng đất, đá lèn vào quá nhanh để đắp đập làm cho tường phải chịu một lực nén ngang lớn. “Cùng lúc đó xe tải chở đá lên công trình đắp đập va vào thành tường, làm đập bị gẫy vỡ dây chuyền”.
Tuy nhiên đến ngày 27/11 chủ đầu tư lại phát đi thông báo, trước lúc xảy ra sự cố các xe cơ giới chở đá thi công thân đập, lượng đá ngày càng nhiều đã tạo ra lực làm bờ tường phía thượng lưu đổ sập. Anh Nguyễn Quốc Hùng (28 tuổi, quê Quảng Nam) “đang tham gia thi công, đứng gần phía sau xe tải nên cả người và xe bị rơi xuống suối và tử vong”.
Công ty Cổ phần thủy điện Hồng Phát Đak Mek từng thi công nhiều thủy điện ở Tây Nguyên, trong đó có một số hợp phần xây dựng thủy điện Ia Ly. Hồng Phát lập dự án xây dựng 3 thủy điện nhỏ trên địa bàn Đak Glei là Đak Mek 1, Đak Mek 2, Đak Mek 3. Hai dự án đầu do bị đánh giá là ảnh hưởng đến môi trường nên UBND tỉnh Kon Tum đã thu hồi. Thông thường, những thủy điện nhỏ do chủ đầu tư hoặc chính quyền địa phương giám sát, không có sự quản lý của bộ chuyên ngành trong khi địa phương thì chưa có trình độ chuyên môn để nghiệm thu công trình.
Theo VNE
Chủ đầu tư thủy điện Đăk Mek 3: Đập đổ sập do kỹ thuật thi công
Trả lời Thanh Niênchiều 26.11, sau khi có thông tin đập ngăn nước của thủy điện Đăk Mek 3 (thuộc xã Đăk Choong, H.Đắk Glei) "bị xe ben đụng vỡ", ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum, nói: "Cho đến giờ này chúng tôi vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân".
Ông Hùng cho biết, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng khẩn trương đến hiện trường để kiểm tra, tìm hiểu vụ việc và sau đó mới có chỉ đạo cụ thể hơn. "Theo tôi được biết, công trình đang thi công, chưa tích nước. Toàn bộ vụ việc chúng tôi sẽ có hướng xử lý sau khi có báo cáo từ chủ đầu tư cũng như đoàn công tác do chúng tôi chỉ đạo đến hiện trường tìm hiểu", ông Hùng nói.
Cơ quan chức năng đang khám nghiệm hiện trường vụ vỡ đập - Ảnh: T.H
Thủy điện Đăk Mek 3 khởi công từ tháng 3.2009 với công suất 7,5 MW, dung tích hồ chứa trên 1,7 triệu m3, vốn đầu tư hơn 200 tỉ đồng. Công trình do Công ty CP thiết kế Nam Việt (trụ sở tại TP.HCM) thiết kế, Công ty thi công cơ giới Hồng Phát được chỉ định thi công. Chiều 22.11 đập ngăn nước bị vỡ khiến một đoạn đập bê tông dài 60 m, cao khoảng 20 m, dày khoảng 1,5 m đổ sập, đè chết công nhân Nguyễn Viết Hùng (28 tuổi, quê Quảng Nam) khi đang lái xe thi công.
Tiếp xúc với PV Thanh Niên, ông Lê Bá Thanh, Giám đốc Công ty thủy điện Hồng Phát Đăk Mek (chủ đầu tư), cho biết công trình đã hoàn thành khoảng 80% khối lượng nhưng chưa tích nước đập tràn. Về nguyên nhân sự cố, ông Thanh cho rằng "do khối lượng đá đổ phía trên đập lớn, xe đổ đất đá dồn dập và trong đợt cao điểm thi công, đập không chịu nổi nên bị sập đổ". Tổng khối lượng bê tông bị đổ khoảng 700 m3.
Thủy điện này nằm cách trung tâm H.Đắk Glei chừng 40 km, thuộc vùng rừng heo hút, thưa vắng người nên vụ vỡ đập ít lộ ra ngoài. Ông Thanh nói chủ đầu tư đã báo cáo các ngành chức năng của huyện về vụ việc nhưng lãnh đạo H.Đắk Glei khẳng định là đến sáng 26.11 mới biết. Ông Nguyễn Bộ, Giám đốc Sở Công thương Kon Tum cũng cho biết, dù quản lý những công trình thủy điện nhỏ như Đăk Mek 3 nhưng "không nghe chủ đầu tư báo cáo sự cố. Đến hôm nay (26.11), các ngành chức năng mới đến hiện trường khi có thông tin, để tìm hiểu, kiểm tra vụ việc".
Anh A Đôi, một người dân ở xã Đăk Choong vẫn còn hoảng sợ, kể: "Mình đi rẫy về thì nghe mọi người trong xã kháo nhau đập vỡ. Mình và mọi người chạy đến tận nơi xem mới thấy kinh hoàng. Cả làng này chưa bao giờ thấy con đập lớn như thế mà bị đổ cả. May là nước ở phía trên chưa có...". Còn ông A Thắm, Trưởng công an xã Đăk Choong thì tiết lộ, một số công nhân làm ở công trường này nói rằng thân đập đã bị nhiều vết nứt trước đó.
Theo TNO
Mâu thuẫn về nguyên nhân sập đập thủy điện Đak Mek 3 Một ngày sau khi cho rằng xe tải đã đâm sập đập thủy điện Đak Mek 3, chủ đầu tư lại thông báo, nguyên nhân do lượng đá trong thân đập ngày càng nhiều đã tạo ra lực làm bờ tường phía thượng lưu đổ sập. Vết gãy từ khối bê tông tường bị sập. Ảnh: Tùy Phong. Ngày 27/11, ông Lê Bá...