Đập tan lập luận tráo trở của Trung Quốc về đảo Tri Tôn
Về mặt pháp lý, quần đảo Hoàng Sa, trong đó có đảo Tri Tôn chưa bao giờ thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, Trung Quốc tráo trở và ngang ngược khi lập luận rằng: Giàn khoan này nằm cách đảo Trung Kiến (sự thật là đảo Tri Tôn của Việt Nam) 17 hải lý, nằm trong lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải của quần đảo Tây Sa (sự thật là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) mà Trung Quốc có chủ quyền.
Phản bác lại thông tin phi lý trên, giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam khẳng định trên VOV: “Năm 1974, Trung Quốc đã dùng vũ lực xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa (trong đó có đảo Tri Tôn) do chính quyền Việt Nam Cộng hòa quản lý. Chính quyền Sài Gòn đã cực lực phản đối, lên án hành động xâm lược này. Từ năm 1975, đất nước thống nhất, chính quyền Việt Nam liên tục khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa. Nay Trung Quốc lại lấy hành động xâm lược trong quá khứ làm lập luận biện hộ cho hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam hiện nay. Về lịch sử, đấy là một sự tráo trở trắng trợn, hết sức phi pháp”.
Đồng quan điểm, trên tờ Pháp luật TP.HCM, TS Ngô Hữu Phước, Trưởng bộ môn Công pháp quốc tế, Trường ĐH Luật TP.HCM đã đưa ra chứng cứ bác bỏ hoàn toàn lập luận phi lý của Trung Quốc.
Ông phân tích, về mặt pháp lý thì quần đảo Hoàng Sa, trong đó có đảo Tri Tôn chưa bao giờ thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Một số chứng cứ lịch sử có thể kể đến như: Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư của Đỗ Bá Tự Công Đạo (1686), Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn (1776), Lịch triều Hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (1821), Đại Nam thực lục chính biên (1844-1848)…..
Nhiều tài liệu của nước ngoài như Hải ngoại ký sự (1696) của Thích Đại Sán, Nhật ký Batavia (1631-1636) của Công ty Ấn Độ – Hà Lan, An Nam đại quốc họa đồ (1838) của Taberd, bộ Atlas của nhà địa lý học người Pháp Philippe Vandermaelen (1795-1869)… đều thừa nhận chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Bản đồ mang tên Partie de la Cochinchie xác định quần đảo Hoàng Sa thuộc về nước An Nam. (Ảnh: Đại Đoàn Kết)
Ngoài ra, cũng theo nguồn trên, vị này nhấn mạnh, Tri Tôn là bãi đá cạn, không được hưởng quy chế pháp lý của đảo theo Điều 121 của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Kể từ khi Trung Quốc chiếm đóng trái phép khu vực này, liên tục những năm sau đó, mà gần đây nhất là năm 2010 họ cho xây dựng kè, tôn tạo chiều cao để biến Tri Tôn thành một hòn đảo. Nhưng vì Trung Quốc chiếm đóng trái phép bãi cạn này của Việt Nam cho nên các hoạt động trên là bất hợp pháp. Vì thế, bãi cạn Tri Tôn dù Trung Quốc có biến nó thành gì cũng không hưởng quy chế pháp lý đảo như đã nói trên đây, nghĩa là không thể có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa như Trung Quốc lập luận.
Video đang HOT
Một minh chứng khác, vào tháng 9/1951, tại Hội nghị San Francisco giải quyết các vấn đề lãnh thổ (Mỹ), đã có 46/51 nước bỏ phiếu công nhận Hoàng Sa (Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa) và Trường Sa là của Việt Nam.
Trong một diễn biến khác, ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia cũng từng khẳng định tại cuộc họp báo quốc tế của Bộ Ngoại giao: “Đảo Tri Tôn thật ra là một bãi đá nên theo quy định của luật pháp quốc tế, nó không thể có vùng biển vượt quá 12 hải lý. Giàn khoan đó ( giàn khoan Hải Dương 981 – PV) hoạt động cách Tri Tôn 17 hải lý. Do vậy, không thể nói là nó không thuộc quần đảo Hoàng Sa. Ngoài ra, dù cho khu vực đó có thuộc quần đảo Hoàng Sa hay không thì vẫn thuộc chủ quyền của Việt Nam”.
Tờ Đại Đoàn Kết cũng đã ghi lại lời vị Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia này, khi ông đưa ra những bằng chứng thuyết phục về chủ quyền của Việt Nam với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Theo đó, ngoài một số chứng cứ được nêu tương tự các chuyên gia đã nói ở trên, có thể kể đến nhật ký của tàu Amphitrite chở các giáo sĩ Pháp đi qua quần đảo Paracels (Hoàng Sa) vào năm 1701 đã ghi: “Paracels là một quần đảo thuộc về nước An Nam”. Năm 1776, khi đang giữ chức Hiệp trấn tham tán quân cơ ở Thuận Hóa, Lê Quý Đôn viết Phủ Biên tạp lục, trong đó có đoạn: “Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào cắt phiên mỗi năm cứ tháng 2 nhận giấy sai đi mang lương đủ ăn 6 tháng đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ ra biển 3 ngày 3 đêm thì đến đảo ấy….”. Trong lá đơn của cai đội phường Cù lao Ré, xã An Vĩnh (thuộc huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi hiện nay) viết vào ngày 15 tháng Giêng niên hiệu Cảnh Hưng thứ 36 (1776) cho biết: “Nguyên xã chúng tôi từ xưa đã có hai đội Hoàng Sa và Quế Hương…”.
Tiến sĩ Nguyễn Đăng Thắng ở Hội Luật gia Việt Nam, khi ra tuyên bố về Trung Quốc cũng đã nói: “Đảo Tri Tôn là một cồn cát. Một cồn cát theo công ước Luật Biển nó không thể được hưởng đầy đủ vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa mà nó chỉ có tối đa 12 hải lý mà thôi. Vị trí từ giàn khoan của Trung Quốc đến đảo Tri Tôn là 17 hải lý do vậy nó không nằm trong vùng biển mà đảo Tri Tôn được hưởng theo công ước Luật Biển”. Theo thông tin trên VTV.
Tri Tôn là một hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Hoàng Sa, nằm cách Lý Sơn (Quảng Ngãi) chỉ 120 hải lý. Nhiều ngư dân ở xã Bình Châu (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) có thâm niên mấy chục năm hành nghề ở vùng biển Hoàng Sa kể lại, cách đây 20 năm, hòn đảo này giống như một hoang đảo. Còn hiện nay Trung Quốc đã xây dựng hệ thống kè bê tông kiên cố xung quanh. Đảo luôn có tàu tuần tra sẵn sàng xông ra cản tàu ngư dân. Nhìn trên hải đồ, đảo Tri Tôn nằm trên một trục dọc và đối diện với đảo Lý Sơn. Các bậc cao niên ở huyện đảo Lý Sơn cho biết, thời xưa, các binh phu Hoàng Sa hàng năm xuôi theo gió nồm ra Tri Tôn rồi mới tiến sâu vào quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc cắm giàn khoan dầu khí ở Tri Tôn là chiếm đất của ông cha mình để lại.
Theo Trí THức Trẻ
Ngư dân đầu tư tiền tỷ đóng tàu bám biển Hoàng Sa
Từ nhiều nguồn vốn vay ưu đãi, ngư dân Quảng Ngãi mạnh dạn đầu tư hàng tỷ đồng đóng tàu công suất lớn gấp ba lần so với trước để vươn khơi bám biển Hoàng Sa, Trường Sa.
Ngư dân đóng tàu công suất lớn kín bãi Cổ Lũy, xã Nghĩa Phú, TP Quảng Ngãi. Ông Phan Như Huỳnh, giám đốc Hợp tác xã đóng tàu Cổ Lũy cho biết, chưa bao giờ ngư dân ở các địa phương ven biển trong tỉnh đầu tư đóng mới nhiều tàu công suất lớn như năm nay.
"Kho bãi lúc nào cũng tấp nập thợ đóng tàu, chiếc này hoàn thành hạ thủy ra khơi thì chiếc khác tiếp tục được đóng mới thế vào chổ trống. Nếu như trước đây ngư dân đóng tàu công suất cao nhất cũng chỉ 200 CV thì nay mỗi chiếc có công suất đến 1.000 CV để vươn khơi bám biển dài ngày ở ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa", ông Huỳnh nói.
Hợp tác xã đóng tàu Cổ Lũy có 150 thợ lành nghề luôn làm việc hết công suất đáp ứng nhu cầu đóng mới tàu xa bờ cho bà con ngư dân. Mỗi ngày họ có thu nhập dao động từ 200.000 đến 300.000 đồng.
Ông Nguyễn Ngọc Mỹ ở xã Nghĩa Phú, TP Quảng Ngãi cho hay, gia đình ông đang sở hữu đôi tàu xa bờ (mỗi chiếc công suất khoảng 400 CV). Kinh tế biển ngày càng phát triển, từ nguồn vốn vay ưu đãi của ngân hàng cộng với vốn tích lũy, gia đình ông mạnh dạn đầu tư 8 tỷ đồng đóng thêm đôi tàu (mỗi chiếc có công suất gần 1000 CV).
Dùng bông sợi trít trám những kẽ hở cho thân tàu. Theo ông Mỹ, so với trước, con tàu khoảng 400 CV chỉ ra khơi khoảng một tháng thì trở về bến bán thủy sản. Với con tàu có công suất gần cả 1000 mã lực với trang thiết bị hiện đại, khoang tàu rộng rãi đang được đóng mới như hiện nay thì các ngư dân có thể yên tâm bám biển đánh bắt thủy sản dài ngày suốt 2 đến 3 tháng mới về đất liền.
Vệ sinh cánh quạt chân vịt "khổng lồ" cho tàu cá gần 1.000 CV. Thống kê của các địa phương, hiện các bãi biển ở xã Bình Châu (huyện Bình Sơn), xã Tịnh Kỳ, xã Nghĩa An, Nghĩa Phú (huyện Tư Nghĩa), Phổ Thạnh(huyện Đức Phổ) có ít nhất 300 chiếc tàu công suất lớn đang được đóng mới, cải hoán nâng công suất.
Công nhân phải dùng cây sào dài để sơn những vị trí cao của vỏ tàu. Ông Lê Thanh Hùng ở xã Nghĩa Phú, TP Quảng Ngãi đầu tư gần 9 tỷ đồng đầu tư đôi tàu công suất lớn với mỗi chiếc gần 1.000 CV.
Bên cạnh đóng mới tàu công suất lớn, ngư dân Quảng Ngãi còn đầu tư bọc thép cho phần vỏ, mũi tàu cá. " Với những đôi tàu có trang thiết bị hiện đại, công suất lớn thế này, gia đình chúng tôi sẽ tổ chức ra khơi theo tổ, đội cùng với đôi tàu cũ để hỗ trợ lẫn nhau trong lúc hành nghề ở ngư trường các tỉnh phía Bắc và ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa", ông Hùng cho hay.
Sau vài tháng thi công, ngư dân chọn "ngày lành" tổ chức hạ thủy tàu, chuẩn bị ngư lưới cụ, nhiên liệu, lương thực cho chuyến biển dài ngày. "Gia đình cùng một số anh em ngư dân vừa hạ thủy 2 chiếc tàu từ bãi Cổ Lũy xuống bến cảng có tổng công suất 1.800 CV với số vốn đầu tư gần 7 tỷ đồng. Chúng tôi đang tập kết đá lạnh, nhiên liệu và lương thực để ra vùng biển Hoàng Sa đánh bắt thủy sản", ông Phạm Văn Đẹp, xã Nghĩa An, TP Quảng Ngãi thổ lộ.
Tàu công suất lớn xuất bến Cổ Lũy, xã Nghĩa An ra khơi đánh bắt thủy sản vào sáng 27/5. Theo ông Đẹp, việc bà con đầu tư hàng tỷ đồng đóng tàu công suất lớn hơn nhiều so với trước vừa có thể yên tâm bám biển dài ngày để làm ăn đạt hiệu quả kinh tế cao, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước trên vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa.
Theo Vnexpress
Hội Nghề cá đòi Trung Quốc bồi thường vụ đâm chìm tàu cá ngư dân Hội Nghề cá Việt Nam kịch liệt phản đối những hành động sai trái, ngang ngược vô nhân đạo, gây nguy hiểm cho ngư dân của phía Trung Quốc, đồng thời yêu cầu Trung Quốc bồi thường những thiệt hại cho ngư dân và không tái phạm những hành động gây cản trở ngư dân Việt Nam hoạt động đánh bắt hải sản...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Lật xuồng, phó chủ tịch xã bị nước cuốn tử vong

Chuyến bay chở gần 200 doanh nhân Việt Nam sang Mỹ đàm phán đã hạ cánh

Cô giáo bị xe container tông tử vong trên đường đi dạy về

Kết quả nồng độ cồn của tài xế 'xe điên' tông 3 người thương vong

Vụ huyện bị tố "ăn nợ nhiều năm không chịu trả": Chủ nhà hàng nhận đủ tiền

Vụ lái ô tô sống ảo làm nát bãi rêu Ninh Thuận: Người trong cuộc nói gì?

Phụ huynh tố trường dạy thêm thu tiền bất chấp Thông tư 29

Phát hiện thi thể nam giới dưới chân tòa chung cư cao cấp

Công ty trồng rau theo chuẩn VietGAP "núp bóng" nuôi gà

6 trận động đất liên tiếp xảy ra ở Kon Tum

40 mỏ vàng mới được phát hiện ở Tây Bắc có dễ khai thác?

Thực hư thông tin về "virus lạ" khiến bệnh nhân ho ra máu ở Nga
Có thể bạn quan tâm

Lộ diện game di động có doanh thu cao nhất toàn cầu tháng 3/2025, là cái tên khiến nhiều người chơi ngỡ ngàng
Mọt game
07:42:44 06/04/2025
Thuế đối ứng của Tổng thống Trump có thể đẩy giá iPhone lên trên 2.300 USD
Thế giới
07:40:14 06/04/2025
Võ Hoàng Yến sau sinh: Vắng chồng Việt kiều, cuộc sống thay đổi "180 độ"
Sao việt
07:32:43 06/04/2025
Mỹ nhân số hưởng nhất showbiz: Ở biệt thự 5000m2, mỗi tháng tiền ăn hết 2 tỷ, cát xê 17 tỷ vẫn chê ít
Sao châu á
07:02:13 06/04/2025
Địa Đạo: Mặt Trời Trong Bóng Tối - Nhân tính chói lòa dưới hang sâu
Phim việt
06:58:54 06/04/2025
Đêm tân hôn, chồng bắt tôi ký cam kết không nhận tài sản, tôi mở tủ, lấy ra 2 thứ mà anh ta tái mét mặt mày
Góc tâm tình
06:35:17 06/04/2025
7 món chay ngon dễ làm tại nhà khiến mâm lễ cúng ngày Giỗ Tổ Hùng Vương vừa đủ đầy lại hút mắt
Ẩm thực
06:15:45 06/04/2025
Người cha ai cũng muốn có trên đời
Phim châu á
06:00:26 06/04/2025
Nữ chính phim hot đăng ảnh mập mờ với 1 chàng trai, dân mạng hỏi đúng 1 câu
Hậu trường phim
05:59:53 06/04/2025
Loạt bom tấn hứa hẹn 'khuấy động' mùa phim hè 2025
Phim âu mỹ
05:57:46 06/04/2025