Đập Tam Hiệp hoạt động hết công suất đón trận lũ mới
Trận lũ mới ở thượng nguồn đập Tam Hiệp khiến con đập lớn nhất thế giới đứng trước nhiều nguy cơ, nguy hiểm nhất là xả lũ xuống hạ lưu mưa lớn.
Giới chức Trung Quốc hôm 17/7 đưa ra cảnh báo về đợt lũ lớn hơn đang chảy về đập Tam Hiệp, đồng thời đưa ra cảnh báo dành cho các thành phố ở hạ lưu đập vì sẽ có mưa nhiều hơn trong những ngày tới.
Đập Tam Hiệp xả lũ hôm 2/7 . Ảnh: CFP.
Vào 20 giờ tối 17/7, tại đập Tam Hiệp, lũ ở thượng nguồn dự kiến khiến lưu lượng dòng chảy vào hồ chứa tăng lên thành 55.000 m3/giây, cao hơn mức cảnh báo 50.000 m3/giây, theo Ủy ban Thủy lợi Trường Giang thuộc Bộ Thủy lợi Trung Quốc. Con số này cao hơn kỷ lục 53.000 m3 được ghi nhận vào ngày 2/7.
Theo quy định của Trung Quốc, khi lưu lượng nước đổ về hồ chứa Tam Hiệp đạt 50.000m3/s và mực nước ở trạm Liên Hoa Đường tăng lên mức cảnh báo, lũ sẽ bắt đầu được đánh số. Trước đó, trận lũ số 1 đã hình thành ở thượng nguồn sông Trường Giang vào đầu tháng 7.
Để chuẩn bị cho trận lũ mới, đập Tam Hiệp chắn ngang sông Trường Giang gần đây đã tăng lưu lượng xả lũ. Lúc 10h sáng 17/7, lưu lượng xả là 32.200m3/s. Trong khi đó, mực nước tại đây lên tới 157,11m, vượt 12,11m so với mức giới hạn 145m.
Các tổ máy phát điện bắt đầu hoạt động hết công suất từ lúc 8h30 ngày 15/7. Khu vực thượng lưu sông Trường Giang được dự báo sẽ tiếp tục chứng kiến những đợt lũ mới trong những ngày tới.
Dự án Đập Tam Hiệp là một hệ thống kiểm soát nước đa chức năng, bao gồm đập chính dài 2.309 mét, cao 185 mét, một thang máy giúp di chuyển tàu thuỷ và 34 máy phát điện chạy bằng sức nước.
Ban quản lý đập Tam Hiệp cho biết họ xả lũ vào ngày 29/6 trước khi xảy ra trận lụt. Do đó, tình trạng ngập lụt ở các thành phố hạ lưu “không phải do xả lũ mà là do hệ thống thoát nước kém”.
Mặc dù chưa rõ đập Tam Hiệp có xả lũ trong những ngày tới hay không nhưng TP Vũ Hán, các tỉnh An Huy, Giang Tây và Chiết Giang, một số nơi ở hạ lưu đập bị ảnh hưởng nặng… đã nhận được cảnh báo đỏ hôm 17/7.
Video đang HOT
Đài Khí tượng trung ương Trung Quốc ngày 17/7 đã phát cảnh báo mưa màu vàng (trên thang từ thấp đến cao: xanh, vàng, cam, đỏ). Theo đó, từ sáng 17 tới sáng 18/7, các tỉnh Hồ Bắc, Hồ Nam, Trùng Khánh, Quý Châu, Tứ Xuyên, Hà Bắc, Sơn Tây, Vân Nam và Tây Tạng sẽ có mưa lớn, trong đó một số nơi sẽ có lượng mưa lên tới 180mm.
Đợt lũ thứ hai là thách thức lớn trong cơ chế kiểm soát lũ của đập Dương Tử.
Trung tâm trên khuyên chính quyền các địa phương giữ cảnh giác trước khả năng xảy ra lũ lụt, sạt lở và khuyên ngừng các hoạt động ngoài trời ở những nơi nguy hiểm.
Các thành phố ở khu vực miền trung Trung Quốc dọc theo sông Dương Tử đã hứng chịu lũ lụt nặng nề trong tuần qua kể từ trận lụt tồi tệ nhất vào năm 1998. Những trận mưa lớn đẩy lượng mưa trung bình cao hơn 12% so với năm ngoái.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 17/7 đã lên tiếng yêu cầu chính quyền địa phương và các đảng viên góp sức trong công tác phòng chống thiên tai và cứu trợ khẩn cấp.
Đây là chỉ đạo thứ ba của ông Tập về kiểm soát và phòng chống thiên tai trong vòng chưa đầy 3 tuần. Nhà lãnh đạo Trung Quốc kêu gọi: “Chính quyền các cấp cũng như các đảng viên nên được huy động để chống lũ lụt và làm tất cả để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân. Phòng chống bão lũ và cứu trợ thiên tai liên quan đến an toàn và tính mạng của người dân, an ninh lương thực, an ninh kinh tế, xã hội và an ninh quốc gia”.
Khi miền Bắc Trung Quốc sắp bước vào mùa mưa, ông Tập đã yêu cầu các ban ngành và chính quyền các cấp tăng cường phối hợp kiểm soát lũ lụt.
Thiên tai diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc ghi nhận sự tăng trưởng trở lại trong quý hai, sau khi bị ảnh hưởng nặng nề trong quý một vì đại dịch Covid-19. Chính phủ nước này hôm 15/7 cho biết sẽ chi 1,7 tỷ nhân dân tệ cho các biện pháp nhằm đối phó với lũ lụt.
Từ tháng 4-6, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 3,2%, cao hơn so với kỳ vọng sau khi sụt giảm 6,8% vào quý một. Chính phủ cho biết sự phục hồi kinh tế ổn định trong nửa đầu năm sẽ là nền tảng vững chắc cho tăng trưởng bền vững trong nửa sau của năm 2020.
Tuy nhiên với việc mưa lũ được dự báo sẽ tiếp diễn trong những tuần tới, các chuyên gia kinh tế đã cảnh báo về việc lũ lụt tràn lan sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hồi phục.
Hoài nghi đập Tam Hiệp xả lũ sớm hơn thông báo
Dựa vào ảnh vệ tinh, một đại tá quân đội Ấn Độ cáo buộc đập Tam Hiệp xả lũ sớm hơn thông báo và với tốc độ cao hơn nhằm "cuốn trôi bằng chứng Covid-19".
Dù mùa mưa thường niên bắt đầu từ 29/5 và Cục Dự báo Khí tượng Quốc gia Trung Quốc (CMA) liên tục phát cảnh báo mưa lũ suốt tháng 6, nhưng tới 29/6, chính quyền Trung Quốc mới thông báo đã xả lũ lần đầu trong năm nay. Bắc Kinh tuyên bố công ty vận hành đập Tam Hiệp đã mở hai cổng xả vào sáng 29/6, đánh dấu lần xả lũ đầu tiên của đập thủy điện lớn nhất thế giới năm 2020.
Tuy nhiên, Vinayak Bhat, một đại tá nghỉ hưu của quân đội Ấn Độ chuyên tư vấn về nguồn tình báo mở (OSINT) cho tờ India Today, hôm 10/7 công bố ảnh vệ tinh trên tờ báo này, cho thấy dấu hiệu xả nước từ ít nhất 5 cổng xả lớn và 5 cổng xả nhỏ hôm 24/6, sớm hơn 5 ngày so với thông báo của chính quyền Trung Quốc. Trạm quan sát thủy lợi của thành phố Trùng Khánh hôm 22/6 đã đưa ra cảnh báo lũ màu đỏ trên sông Kỳ Giang, một nhánh của sông Trường Giang hay còn gọi là sông Dương Tử. Đây là mức cao nhất trong thang 4 nấc lần đầu tiên trong 80 năm.
Đập Tam Hiệp ngày 24/6 qua vệ tinh. Đồ họa: India Today.
Theo Vinayak, lượng nước trong hồ chứa ở đập Tam Hiệp gây hoài nghi. Mức nước hồ chứa hôm 24/6, hai ngày sau trận lũ lớn ở thượng nguồn, lại thấp hơn 15 mét so với một bức ảnh ngày 27/10/2017, khi toàn bộ cổng xả lũ đều đóng.
Dựa trên mực nước của đảo Trung Bảo tại hồ chứa Tam Hiệp, Vinayak cho rằng mực nước cao hơn 15 mét so với năm 2017 và việc xả lũ ngày 24/6 là không cần thiết. Ngoài ra, với trận lũ 80 năm có một trên thượng nguồn hôm 22/6, đáng lẽ mực nước trong hồ chứa Tam Hiệp phải tương đương so với ảnh vào tháng 10/2017, thời điểm mùa lũ đã đi qua vài tháng.
Hôm 27/6 và 28/6, nhiều video trên mạng xã hội cho thấy thành phố Nghi Xương ngay dưới chân đập Tam Hiệp đã trải qua một trận lụt lớn. Người dân nghi ngờ lụt do đập xả lũ để giảm sức ép lên cấu trúc đập và dân thường phải trả giá.
Ngoài ra, ảnh vệ tinh gần nhất cho thấy đập dường như xả nhiều nước hơn so với những gì chính phủ Trung Quốc công bố. Hôm 29/6, Bắc Kinh thông báo mở hai cổng xả lũ tại đập Tam Hiệp.
Đập Tam Hiệp ngày 27/10/2017. Đồ họa: India Today.
Báo nhà nước CGTN hôm 3/7 cho biết Tam Hiệp đã mở ba cổng xả lũ hôm 2/7. Tờ báo sau đó tuyên bố tốc độ xả đạt tới 50.000 m3 mỗi giây, trong khi dòng chảy được "kiểm soát" ở tốc độ trung bình hàng ngày là 35.000 m3 mỗi giây. Với tốc độ xả lớn, CGTN cho hay đã làm giảm 30% lưu lượng đỉnh của sông Trường Giang, "giảm áp lực kiểm soát lũ ở trung và hạ lưu sông một cách hiệu quả".
Tuy nhiên, một ảnh vệ tinh hôm 9/7 cho thấy đập Tam Hiệp đã mở hết toàn bộ cổng xả lũ. Đập tràn Tam Hiệp bao gồm 23 cửa xả đáy và 22 cửa cống bề mặt.
Vinayak ước tính tất cả cửa xả lũ của Tam Hiệp đều mở một phần, ít nhất 5 cổng mở hết cỡ. Ông cho biết cấu trúc đập được thiết kế chịu áp lực từ mực nước cao hơn nhiều, do đó không cần thiết phải mở cổng xả lũ sớm từ ngày 24/6.
Vinayak cáo buộc mục đích của việc xả lũ sớm là "cuốn trôi mọi bằng chứng trước khi đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đến kiểm tra các bệnh viện và phòng khám ở Vũ Hán". Hai chuyên gia của WHO đã tới Bắc Kinh cuối tuần trước nhằm thảo luận kế hoạch tới Vũ Hán điều tra nguồn gốc Covid-19.
Đập Tam Hiệp ngày 9/7. Đồ họa: India Today.
Đại tá Ấn Độ cho hay ảnh vệ tinh mới nhất đến từ nhà cung cấp ảnh nguồn mở Sntinel, còn ảnh cũ hơn lấy từ Google Earth.
Mưa lũ tấn công miền nam và miền trung Trung Quốc nhiều tuần nay, khiến hơn 37 triệu người khắp 27 trong số 31 địa phương cấp tỉnh nước nay bị ảnh hưởng, 2.000 người phải sơ tán, 141 người chết hoặc mất tích và thiệt hại kinh tế hơn 12 tỷ USD.
Trung Quốc sắp mở lại rạp chiếu phim Trung Quốc cho phép hầu hết rạp chiếu phim mở cửa trở lại vào tuần tới, sau khi 10 ngày liên tiếp không ghi nhận ca nhiễm cộng đồng mới. Cục Quản lý Điện ảnh Trung Quốc hôm nay cho biết những rạp chiếu phim tại các khu vực "nguy cơ thấp" có thể nối lại hoạt động từ ngày 20/7, song phải...