Đập phá lan can hàng loạt cầu để ôtô chạy qua
Xã nông thôn mới Giai Xuân, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ tự ý đập lan can 7 cầu bêtông, lòi cốt thép, xô dạt ra hai bên để rộng đường cho ôtô ra vào, trông rất kỳ dị.
Chân lan can cầu bị đập phá lòi cốt thép, xô lệch qua hai bên để ôtô qua. Ảnh:Cửu Long
7 cây cầu bêtông nằm trên ấp Thới Thạnh, Bình Thạnh của xã Giai Xuân bị đập phá lan can, chỉ chừa lại cốt sắt, xô dạt ra hai bên giống hình chữ V. Người dân cho rằng việc mở rộng cầu này rất kỳ lạ, mất mỹ quan, chủ yếu chỉ để phục vụ ôtô của số ít cán bộ có nhà trên tuyến đường này.
“Chính quyền địa phương đã huy động lực lượng dùng búa đập vỡ hết phần bêtông của các trụ lan can 4 cầu. Họ bảo làm vậy để cho ôtô đi lại thuận tiện. Nhưng đường này rất hiếm có xe 4 bánh vào, trong xã cũng không ai có ôtô, trừ một vài cán bộ làm ở huyện”, người dân phản ánh.
Nhiều người cho rằng địa phương mở rộng cầu rất kỳ lạ, mất mỹ quan. Ảnh: Cửu Long
Theo ông Huỳnh Đương Quan, Bí thư Đảng ủy, kiêm Chủ tịch UBND xã Giai Xuân, việc đập phá lan can, nới rộng cầu đã được tập thể Đảng ủy, UBND xã trao đổi và thống nhất nhưng không có ra văn bản.
“Tuyến đường bêtông chạy qua địa bàn xã xây dựng cách nay ba năm rồi. Những cây cầu này hẹp, ôtô mỗi khi chuyển bệnh nhân đi cấp cứu đều bị vướng. Chúng tôi mở rộng như thế chỉ là giải pháp trước mắt thôi, vì sắp tới sẽ xây dựng lại cầu mới”, ông Quan nói.
Tuy nhiên, người đứng đầu xã Giai Xuân cũng thừa nhận rằng việc nới rộng cầu kiểu này chỉ có ở hai ấp, nơi có nhà của một cán bộ huyện có ôtô hay đi về. Hàng chục cầu khác trên các tuyến đường nông thôn của xã vẫn giữ nguyên hiện trạng.
Video đang HOT
Lãnh đạo UBND huyện Phong Điền, TP Cần Thơ khẳng định hiện nay không xây mới 7 cây cầu trên tuyến đường nông thôn xã Giai Xuân. Ảnh: Cửu Long
Ông Nguyễn Văn Sử, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền cho biết đã yêu cầu phòng kinh tế hạ tầng trực tiếp xác minh, thẩm tra việc phá lan can cầu. Đồng thời chỉ đạo UBND xã Giai Xuân làm báo cáo vụ việc trên tinh thần đúng, sai phải rõ ràng và đưa ra giải pháp khắc phục.
“Đây là tuyến đường nông thôn, xã quản lý và đã tự ý làm như thế, không báo cáo, xin chủ trương của huyện. Nới rộng cầu bằng việc đập, xô dạt lan can như thế rất mất mỹ quan, phản cảm cho địa phương vừa được công nhận nông thôn mới”, ông Sử nói và cho biết hiện thành phố không có chủ trương làm mới các cầu trên tuyến đường này.
Cửu Long
Theo VNE
Dân đập phá 'trạm xử lý nước thải gây ô nhiễm'
Cho rằng trạm xử lý nước thải nhưng lại gây ô nhiễm, người dân kéo đến đập phá trạm.
Người dân cho rằng trạm xử lý nước thải KCN Liên Chiểu gây ô nhiễm. ẢNH: HOÀNG SƠN
Chiều 1.6, tại buổi đối thoại giữa lãnh đạo TP.Đà Nẵng với người dân P.Hòa Hiệp Bắc ngay trước cổng Trạm xử lý nước thải Khu công nghiệp (KCN) Liên Chiểu, ông Đàm Quang Hưng, Chủ tịch UBND Q.Liên Chiểu (TP.Đà Nẵng) khẳng định vụ người dân đập phá trạm xử lý nước thải là vì quá bức xúc với tình trạng ô nhiễm môi trường.
Người dân bức xúc vì cho rằng trạm xử lý nước thải gây ô nhiễm môi trường. ẢNH: HOÀNG SƠN
Ông Hưng cho biết vì quá bức xúc trước việc trạm xử lý nước thải gây mùi hôi thối, liên tiếp trong 2 đêm 30 và 31.5, một số người dân đã đập phá trạm, gây mất an ninh trật tự.
Trước tình hình này, chính quyền địa phương đã thành lập tổ kiểm tra đồng thời chỉ đạo Công ty Thoát nước và xử lý nước thải TP.Đà Nẵng thực hiện các biện pháp để đảm bảo trạm xử lý không gây mùi hôi.
Tại buổi đối thoại, nhiều người dân đã bày tỏ bức xúc khi Trạm xử lý nước thải KCN Liên Chiểu thường xuyên xả thải xử lý không đảm bảo vào khoảng 23 giờ mỗi ngày.
Ông Lê Sử (64 tuổi) cho biết, người dân sau một ngày làm việc mệt mỏi, đêm đến chỉ mong có được giấc ngủ ngon thì lại phải gánh chịu cảnh "ngạt thở" vì mùi hôi thối bốc ra từ trạm xử lý nước thải.
Ông Lý Văn Tiến, một người dân địa phương, cho rằng UBND TP.Đà Nẵng cần di dời người dân đến nơi khác vì người dân đang gánh chịu cảnh ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Đến chiều tối 1.6, người dân vẫn tụ tập phản ứng về tình trạng ô nhiễm với lãnh đạo TP.Đà Nẵng. ẢNH: HOÀNG SƠN
"Thế hệ chúng tôi còn sống không bao lâu nữa. Nhưng tội nhất là con cháu chúng tôi phải sống trong nỗi ám ảnh căn bệnh ung thư", ông Tiến nói.
Chủ đầu tư nhận khuyết điểm
Ông Hồ Trương Thanh Hải, Phó tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng (chủ đầu tư KCN Liên Chiểu) đã nhận khuyết điểm trước người dân.
Ông Hải cho biết, thời gian qua chủ đầu tư đã không sâu sát với Công ty TNHH Khoa học, công nghệ, môi trường Quốc Việt (đơn vị vận hành trạm) khiến môi trường ô nhiễm.
"Chúng tôi đã thôi hợp đồng với đơn vị vận hành trạm và hợp tác với Công ty Thoát nước và xử lý nước thải TP để xử lý. Về lâu dài, chúng tôi sẽ đầu tư nhà máy xử lý nước thải và sẽ hoàn thành vào quý 1.2017", ông Hải nói.
Lãnh đạo TP.Đà Nẵng phải liên tục trấn an người dân trong buổi đối thoại chiều tối 1.6. ẢNH: HOÀNG SƠN
Kết luận cuộc đối thoại, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng chỉ đạo, Sở TN-MT chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan thành lập đoàn kiểm tra hoạt động của trạm xử lý nước thải, qua đó, xác định nguyên nhân, đề xuất phương án xử lý, nâng cấp trạm; báo cáo UBND TP trước ngày 15.6.
Ông Tuấn lưu ý trong đoàn kiểm tra phải có sự tham gia của người dân để giám sát hoạt động của đoàn. Bên cạnh đó, đoàn kiểm tra phải tiếp cận tất cả nhà máy trong KCN để kiểm tra nguồn nước thải đầu ra.
Ông Tuấn yêu cầu phải làm rõ trách nhiệm và tiến hành xử phạt nghiêm đối với hành vi vi phạm của Công ty Sài Gòn - Đà Nẵng và Công ty Quốc Việt và các cá nhân liên quan để xảy ra sự cố tại trạm xử lý nước thải trong thời gian qua...
Đến 19 giờ cùng ngày (1.6), sau khi buổi đối thoại kết thúc, hàng chục người dân vẫn tụ tập phản đối vì cho rằng vụ việc xử lý vẫn chưa thỏa đáng. Ông Nguyễn Ngọc Tuấn phải ra sức thuyết phục, vận động cùng với việc đưa ra các cam kết sẽ thực hiện đúng các kết luận thì người dân mới chịu ra về.
Hoàng Sơn
Theo Thanhnien
Thực hư việc nhà bị đập phá, trộm tài sản khi chủ đi vắng Nhà chức trách xác định, người đập phá nhà ở xóm Núi 1, khu Tử Lạc 1 (Kinh Môn, Hải Dương) là dân địa phương, chủ nhà đã nhận đền bù của dự án và chuyển đi nơi khác nhiều tháng trước. Ngày 27/4, ông Trần Khắc Quyền, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thị trấn Minh Tân, huyện Kinh Môn (Hải Dương)...