Đập nước núi Cấm có khe nứt: Tỉnh nói vẫn an toàn
Chứa hàng trăm nghìn khối nước ở độ cao 400m trên Núi Cấm, đập hồ Thanh Long vừa hoàn thành đã bị nứt khiến hàng nghìn hộ dân hoang mang, lo sợ.
Xung quanh thông tin hồ nước Thanh Long trên Núi Cấm thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang bị nứt, chiều ngày 29/9, ông Lê Văn Nưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cho biết đã chỉ đạo các ngành chức năng như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Sở Tài nguyên – Môi trường tổ chức kiểm tra kỹ hồ chứa nước này trong sáng ngày 30/9 và có thông báo để người dân yên tâm.
Cũng theo ông Nưng, khi thiết kế hồ nước này, các đơn vị chuyên môn đã tính toán rất kỹ về độ an toàn. Vả lại, công trình này cũng đang trong giai đoạn vận hành thử để kiểm tra độ thấm nước. Do đó, nếu có trường hợp nước rò rỉ cũng sẽ được khắc phục kịp thời trước khi đưa vào sử dụng chính thức.
Đập chưa nước hồ Thanh Long ở Núi Cấm nằm ở độ cao khoảng 400m so với mực nước biển.
Ông Lữ Cẩm Khường, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh An Giang cho biết: “Gần đây qua kiểm tra chưa thấy gì bất thường, công trình vẫn đảm bảo an toàn. Tuy vậy trước phản ánh của người dân chúng tôi sẽ tiếp tục kiểm tra kỹ lại. Nếu phát hiện dấu hiệu rò rỉ nước sẽ tiếp tục cho xử lý ngay”
Cũng theo ông Khường, hồ chứa nước Thanh Long trên núi Cấm do Sở NN&PTNT làm chủ đầu tư với tổng vốn đến thời điểm này là khoảng 45 tỉ đồng. Khởi công từ năm 2011, đến năm 2014, khi đập vừa xây xong đã cho tích nước thử nghiệm và xảy ra hiện tượng rỉ nước ở chân đập.
Sở đã thuê Công ty Tư vấn xây dựng thủy lợi 2 tiến hành xả nước kiểm tra thì phát hiện một vết nứt trên đá tự nhiên rộng gần 0,5 cm, chạy dài 15 m ở chân đập. Sau đó, các đơn vị liên quan đã tiến hành xử lý và hiện tại đang cho tích nước để theo dõi tiếp.
Trước thông tin hồ bị rò rỉ, hàng trăm hộ dân ở khu vực hồ Thanh Long lo lắng, ăn ngủ không yên. Anh Lý Sơn Đăng, ở ấp Rau Tần, Núi Cấm nói: “Đi làm về nghe vợ con nói đập xì và nước tràn nên tôi ra xem thì thấy dưới chân đập có vài vết xi măng mới toanh. Tôi lo lắm. Nó mà xảy ra chuyện thì làm sao thoát được!” – anh Đăng nói.
Video đang HOT
Còn ông Trần Minh Huệ, nguyên trưởng ấp Vồ Đầu, xã An Hảo cho biết, mấy ngày nay nghe bà con nói xì đập nhưng ông chưa lên xem, chỉ nghe nước chảy ào ào từ con suối. Ông lo nguy cơ vỡ đập. “Vì đây không phải là lần đầu đập xì nước nên có gia đình cũng sợ lắm. Đêm nào ngủ tôi cũng dặn vợ và các con chuẩn bị tinh thần, để có gì còn chạy kịp” – ông Huệ nói.
Thanh Giang (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Đập nước trên núi Cấm bị xì, hàng nghìn dân hoang mang
Chứa hàng trăm nghìn khối nước ở độ cao 400 m trên Núi Cấm, đập Thanh Long vừa hoàn thành đã bị lún, nứt, thấm và xì nước khiến hàng nghìn hộ dân dưới chân núi đứng ngồi không yên.
Nhằm trữ nước phục vụ nhu cầu người dân, làm du lịch và chống cháy rừng, năm 2011 đập Thanh Long được xây với kinh phí 45 tỷ đồng do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang làm chủ đầu tư, quản lý. Nằm trên núi Cấm (thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên) ở độ cao 400 m (đỉnh núi Cấm cao 700 m) so với mực nước biển, đập dài 170 m, chiều cao gần 18 m, chứa được 255.000 m3 nước...
Khu vực này trước đây là con suối Thanh Long và rừng tự nhiên. Sau ba năm xây dựng, cuối năm 2014, đập hoàn thành, cho tích nước thử thì xảy ra hiện tượng hư hỏng, xuống cấp khiến nhiều người lo ngại. Trong ảnh là vết nứt trên thân đập cao 18 m.
Vết nứt xé trên mặt, phía trong con đập; bêtông bị bong tróc, vỡ từng mảng.
Nước rỉ ra ngoài thân đập.
Dưới chân đập suốt ngày đêm xì nước. "Chúng tôi mất ăn mất ngủ, nơm nớp lo đập bị vỡ. Đêm đến, chúng tôi phải bố trí người canh chừng mới đi ngủ. Dặn nhau hễ nghe rục rịch là hô hoán mọi người chạy ngay", anh Lý Sơn Đăng - một trong 60 hộ dân sống ngay chân con đập - nói.
Nước từ trong đập chảy ra, thấm sâu vào đất. "Con đập này do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh quản lý. Chúng tôi đang yêu cầu địa phương kiểm tra và báo cáo ngay những vấn đề người dân phản ánh về tình trạng lún, nứt, xì nước từ con đập", ông Nguyễn Hùng Cường - Chánh văn phòng UBND huyện Tịnh Biên Chánh - cho biết.
Tại miệng tràn xuất hiện một lỗ thủng, nước phun trào.
Hàng loạt vị trí ở chân đập có những lỗ bắn nước tua tủa ra ngoài, sau đó được đơn vị quản lý trám lại nhưng nước vẫn còn thấm qua. "Dân chúng tôi lo lắm vì đây là chuyện liên quan đến tính mạng của nhiều người, nếu sự cố xảy ra. Không chỉ những hộ sống dưới chân đập như tôi lo đâu, còn 8.000 hộ khác sống dưới chân núi cũng xôn xao dữ lắm", ông Sáu (65 tuồi) cho biết.
Ông Lữ Cẩm Khường - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, sau khi đập hoàn thành, đơn vị kiểm tra thì thấy vết nứt rộng gần 0,5 m chạy dài 15 m ở chân đập. Việc xử lý gia cố vết nứt và chống thấm cho đập tốn 6,5 tỷ đồng, hồi cuối tháng 4. Hiện, đơn vị vẫn theo dõi tình trạng thấm nước. Nếu ổn định Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ cho nghiệm thu và đưa vào sử dụng trong thời gian tới. Tuy nhiên, tình trạng thấm và xì nước vẫn diễn ra.
"Việc người dân phản ánh và lo lắng về chất lượng công trình, chúng tôi cam kết nhanh chóng kiểm tra kỹ lưỡng, sẽ có thông báo chính thức trong thời gian sớm nhất", ông Khường khẳng định.
Núi Cấm còn được biết đến với tên gọi khác là Thiên Cấm Sơn, ngọn núi cao nhất trong dãy Thất Sơn - An Giang.
Cửu Long
Theo VNE
Đường lên Núi Cấm bị cấm, học sinh đến trường bằng cáp treo Đường lên Núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, An Giang) có nguy cơ sạt lở đá nên ngành chức năng tạm thời cấm đường để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên huyện đã kịp thời chỉ đạo đơn vị quản lý cáp treo phục vụ miễn phí cho học sinh, cán bộ và bệnh nhân. Ông Nguyễn Hùng Cường - Chánh...