Dập lửa cuộc khủng hoảng Ukraine
Thông tin về việc Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ sớm quyết định về khả năng cung cấp vũ khí sát thương cho quân đội chính quyền Kiev để chống lại lực lượng đòi độc lập ở miền Đông Ukraine đang khiến châu Âu vô cùng lo ngại.
Sân bay Donetsk tan hoang vì các cuộc giao tranh. Ảnh: AP Sân bay Donetsk tan hoang vì các cuộc giao tranh (Ảnh: AP)
Đứng trước nguy cơ chảo lửa Ukraine sẽ lan rộng ra toàn khu vực, Đức và Pháp, hai quốc gia vốn được coi là trong số những nước chi phối châu Âu, đã khẩn cấp phối hợp nhằm tìm ra giải pháp chặn đứng hiểm họa này.
Sau chuyến đi đến Ukraine hôm 5/2, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande thẳng tiến đến Mátxcơva, tiến hành một cuộc gặp tay ba với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 6/2. Kế hoạch này được Pháp và Đức xây dựng và thực hiện một cách khẩn cấp mà không hề tham vấn với Mỹ, quốc gia cho đến bây giờ vẫn hành động như là nước có vai trò quyết định nhất trong việc giải quyết khủng hoảng Ukraine.
Thực tế đã cho thấy Washington cho đến nay chưa có một giải pháp nào làm dịu tình hình mà ngược lại càng khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn. Về phần Nga, Mátxcơva không muốn nói chuyện với Washington vì cho rằng Mỹ thực chất chỉ muốn lợi dụng vấn đề Ukraine để chống Nga.
Trước tình cảnh này, Pháp và Đức thông báo sẽ đề xuất một sáng kiến hòa bình mới với hy vọng các bên có thể chấp nhận. Nga đã ngay lập tức phản ứng một cách tích cực bằng tuyên bố sẵn sàng thảo luận trên tinh thần xây dựng.
Sau nhiều tháng chỉ có trừng phạt và nổ súng, những phản ứng đầu tiên về kế hoạch đàm phán tay ba Đức – Pháp – Nga dường như đang đem lại chút ánh sáng cho đường hầm Ukraine.
Video đang HOT
Tất nhiên, khó có thể kỳ vọng một sự đột phá quan trọng ngay lập tức sau cuộc họp kín ba bên. Tuy nhiên, như Ngoại trưởng Đức Frank Walter Steinmeier nhận định, chỉ cần sáng kiến đem lại tia hy vọng là cũng đã một thành công. Rõ ràng, trong bối cảnh chiến sự đang leo thang ác liệt, thay vì những hành động cứng rắn nhằm dồn đối thủ vào chân tường, các bên liên quan cần thay đổi cách tiếp cận theo chiều hướng tích cực hơn, để trước mắt là giảm bớt đổ máu ở quốc gia châu Âu này.
Khủng hoảng Ukraine giờ đây đang như một trận hỏa hoạn dữ dội và điều mà dư luận mong đợi là những nỗ lực nhằm dập lửa chứ không phải là khiến cho lửa cháy ngày càng nghiêm trọng hơn.
Theo KPK/Tiền Phong
Philippines mạnh mẽ hơn sau khi được Mỹ thêm sức
Ngày 4/2, chính quyền Philippines tố cáo tàu cảnh sát biển TQ đâm hỏng ba tàu cá Philippines tại bãi cạn Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Manila.
Mạnh mẽ hơn
Bộ Ngoại giao Philippines tuyên bố: "Chính phủ Philippines kịch liệt phản đối việc Trung Quốc liên tục quấy rối và ngăn chặn ngư dân Philippines kiếm sống một cách hợp pháp tại khu vực bãi cạn Scarborough".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Charles Jose cho biết một tàu cảnh sát biển Trung Quốc đã cố tình đâm vào ba tàu cá Philippines, khiến các tàu này bị hư hại nặng và đẩy các ngư dân rơi vào cảnh nguy hiểm. Chính quyền Philippines đã gửi thư phản đối tới Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila.
Manila cũng chỉ trích việc Trung Quốc điều 24 tàu tới bãi cạn Scarborough để vơ vét loài trai khổng lồ quý hiếm. "Philippines cương quyết phản đối hành vi bất hợp pháp và mang tính chất phá hoại này" - ông Jose nhấn mạnh và cho rằng Trung Quốc đã vi phạm Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).
Lực lượng tuần duyên Philippines mô tả đây là vụ gây hấn nghiêm trọng nhất của tàu Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough trong thời gian qua. Năm ngoái, một tàu cảnh sát biển Trung Quốc đã phun vòi rồng vào tàu cá Phillippines ở khu vực này.
Tàu cá Philippines ở Biển Đông
Những cáo buộc của chính quyền Philippines chỉ sau lời nhắc nhở của Tổng thống Mỹ Barack Obama 3 ngày về việc Trung Quốc không nên cậy thế để bắt nạt các nước nhỏ hơn trong cả tranh chấp chủ quyền lẫn kinh tế.
Nói trong một chương trình đối thoại hôm 1/2, tổng thống Mỹ cho hay ông đã nhiều lần nhấn mạnh rằng sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc mang lại rất nhiều lợi ích cho Mỹ.
Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo rằng sự phát triển của Trung Quốc không nên gây ảnh hưởng đến những quốc gia khác.
"Trung Quốc không nên bắt nạt các nước nhỏ như Việt Nam hay Philippines trong vấn đề hàng hải, mà hãy cố gắng giải quyết vấn đề này một cách hòa bình, theo luật pháp quốc tế", ông Obama nói.
Theo giới chuyên gia phân tích, lời nhắc nhở của ông Obama đã tiếp thêm sức mạnh cho Philippines tố cáo Trung Quốc có những hành động sai trái, gây hấn ở vùng lãnh hải đang tranh chấp.
Philippines "khuyên" Trung Quốc nên "nói đi đôi với làm"
Liên quan đến những động thái làm tăng căng thẳng của Trung Quốc ở biển Đông, trước đó ông Charles Jose, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines phát biểu hôm 1/12/2014 rằng, Trung Quốc nên "nói đi đôi với làm" và ngừng hoạt động xây dựng trái phép trên biển Đông, rút lại "sự hiện diện quá mức" của nước này tại các khu vực có tranh chấp trên biển Đông.
"Chúng tôi nhắc lại rằng tuyên bố của Trung Quốc về những mục tiêu hòa bình nếu đi đôi với hành động tương ứng sẽ giúp đảm bảo ổn định và an ninh trên biển Đông", ông Jose nói.
Còn nhớ, cách đó không lâu trong bài phát biểu tại một kỳ họp của Đảng Cộng sản Trung Quốc về vấn đề đối ngoại, Chủ tịch Tập Cận Bình nói: "Chúng ta quyết giữ vững chủ quyền lãnh thổ, quyền hàng hải, lợi ích và đoàn kết dân tộc Trung Quốc", khẳng định Bắc Kinh sẽ "xử lý thỏa đáng những vụ tranh chấp lãnh thổ", nhưng không nói cụ thể là tranh chấp lãnh thổ với những nước nào.
Ông Tập khẳng định Bắc Kinh theo đuổi "phát triển hòa bình" và phản đối "việc sử dụng hay đe dọa vũ lực", theo Tân Hoa xã.
Philippines thêm nguồn sức mạnh quyết kiện Trung Quốc.
Theo Hà Giang (tổng hợp)
Đất Việt
Obama gặp lãnh tụ tôn giáo lưu vong, chọc giận Trung Quốc Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 5/2 đã có cuộc gặp gỡ với lãnh tụ tôn giáo lưu vong của người Tây Tạng Dalai Lama trong một sự kiện tại Washington, và gọi người này là "bạn tốt", bất chấp cảnh báo từ Bắc Kinh hồi đầu tuần. Tổng thống Mỹ Barack Obama (Ảnh: AFP) Cuộc gặp gỡ diễn ra tại một sự...