Đập Kala xả lũ nhấn chìm nhiều tài sản của dân
Mưa lớn kéo dài nhiều ngày nên đập chứa nước Kala (huyện Di Linh, Lâm Đồng) xả lũ. Nước dâng đột ngột khiến hàng chục hộ dân quanh đập đã trở tay không kịp, nhiều tài sản bị nước nhấn chìm.
Ngày 14/12, ông Trần Đức Công- Phó Chủ tịch UBND huyện Di Linh (Lâm Đồng) cho biết, chính quyền địa phương đang thống kê thiệt hại và khắc phục hậu quả do đập Kala ( xã Bảo Thuận) xả lũ vào đêm hôm qua (13/12).
Đập Kala xả lũ nhấn chìm nhà nhiều nhà cửa, cây trồng của người dân
Thông tin ban đầu, khuya ngày 13/12, hồ chứa nước Kala (xã Bảo Thuận, huyện Di Linh) xả lũ khiến nhiều nhà cửa ngập sâu trong nước, cuốn theo nhiều tài sản. Hàng chục tấn cà phê của người dân đang phơi chưa kịp thu dọn đã trôi sạch.
Một cây cầu dân sinh bị nước cuốn trôi khiến giao thông giữa các thôn bị chia cắt
Video đang HOT
Ngoài ra, tại các xã Hòa Ninh, Đinh Trang Hòa, Đinh Lạc, Gia Hiệp (huyện Di Linh) cũng bị ảnh hưởng từ việc xả lũ của đập chứa nước Kala. Ngoài nhà cửa, cây trồng bị ngập, một cây cầu dân sinh của xã Đinh Trang Hòa đã bị dòng nước cuốn trôi.
Nhiều căn nhà bị ngập sâu trong nước
Ông K’Jẹo, Trưởng thôn 5A, nơi có cây cầu dân sinh nối thôn 5A với thôn 6 (xã Đinh Trang Hòa, huyện Di Linh) thở dài: “Lũ đã cuốn trôi mất cái cầu coi như việc đi lại để sản xuất của 186 hộ dân thôn 5A bị tê liệt hoàn toàn”.
Hàng chục hecta cây trồng của người dân bị ngâm trong nước
Ngay khi nhận được tin báo từ các xã, thị trấn thuộc huyện Di Linh (Lâm Đồng) gặp sự cố, lãnh đạo huyện đã có mặt túc trực chỉ đạo, hỗ trợ người dân. UBND huyện Di Linh đã phối hợp cùng các xã giúp người dân di dời, khắc phục hậu quả ngay trong đêm.
Các tuyến đường liên thôn bị nước bao trùm
Ông Trần Đức Công thông tin thêm: “Trước mắt bảo đảm tính mạng con người và hỗ trợ khắc phục hậu quả cho người dân. Còn về việc đập chứa nước Kala xả lũ đúng hay sai, có thông báo cho người dân hay không, UBND huyện Di Linh đang xác minh vụ việc. Hiện chính quyền địa phương chưa thống kê được con số thiệt hại cụ thể, ngay khi có thống kê sẽ thông tin lại cho cơ quan chức năng”.
Ngọc Hà – Mạnh Đỗ
Theo Dantri
Xả lũ dồn dập, cô lập nhiều nơi
Mưa to trên diện rộng cùng với việc nhiều thủy điện xả lũ khiến các tỉnh Trung Bộ, Nam Trung Bộ tiếp tục ngập nặng; làm ít nhất 2 người chết, 3 người bị thương
Trong ngày 14-12, hàng loạt thủy điện trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn ở tỉnh Quảng Nam như Sông Bung 4, A Vương, Sông Tranh 2... tiếp tục xả lũ với lưu lượng lớn khiến nước các sông dâng cao, gây ngập nặng nhiều nơi.
Nhiều tuyến đường ở TP Hội An ngập sâu trong ngày 14-12 Ảnh: LÊ VIẾT HAI
Đến chiều tối cùng ngày, trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, nhiều vùng xung yếu, trũng thấp ngập trên 1 m. Tại xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, các thôn 8, 9, 10 bị nước lũ chia cắt hoàn toàn. Nhiều vùng sản xuất chuyên canh rau màu của các xã Đại An, Đại Nghĩa, Đại Hồng, Đại Lãnh... từng bị ảnh hưởng bởi đợt lũ muộn đầu tháng 12 với 1.200 ha rau, màu các loại bị hư hại, nay tiếp tục ngập úng. Mưa lũ cũng hoành hành ở TP Hội An, huyện Nông Sơn, huyện Duy Xuyên và một số địa phương khác tại Quảng Nam. Nhiều trường học ở huyện Nông Sơn và TP Hội An phải cho học sinh nghỉ học.
Tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, mưa to trong những ngày qua cũng buộc nhiều thủy điện đồng loạt xả lũ với lưu lượng lớn. Trong đó, Thủy điện Hương Điền xả trên 1.700 m3/giây, Bình Điền 2.370 m3/giây... Do thủy điện xả nước quá lớn, hầu hết các xã vùng trũng như Hương Vinh, Hương Toàn (thị xã Hương Trà); Quảng Thành, Quảng Thọ (huyện Quảng Điền)... bị cô lập; nhiều nhà dân, hoa màu thiệt hại nặng.
Theo báo cáo của Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế, mưa lũ đã làm 1 người chết do nước cuốn khi đi chăn bò.
Đến chiều 14-12, nước trên các sông ở Phú Yên cũng duy trì ở mức cao do các nhà máy thủy điện trên sông Ba tiếp tục xả lũ. Trước đó, từ chiều tối 13-12, các hồ thủy điện trên sông Ba đồng loạt xả lũ xuống hạ du với lưu lượng 9.400 m3/giây cùng với mưa rất to khiến TP Tuy Hòa và các huyện Tây Hòa, Đông Hòa, Phú Hòa chìm trong nước. Trong đợt lũ mới này, tỉnh Phú Yên đã có 3 người bị thương; 2.300 căn nhà bị ngập, 20 căn tốc mái; hơn 600 ha lúa đang chín ngập úng.
Khánh Hòa là một trong những địa phương thiệt hại nặng nề nhất do mưa lũ. Báo cáo của Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Khánh Hòa cho biết đến chiều 14-12, địa phương ghi nhận 1 người tử vong do nước cuốn; gần 1.500 ha lúa vụ đông xuân ngập úng; 6 phương tiện tàu thuyền neo đậu bị chìm; 11 nhà sập hư hỏng...
Cùng ngày, kênh thoát lũ hồ chứa nước Đường Đệ (phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang) đã bị vỡ, làm sạt lở gần 800 m3 đất đá gây hư hỏng 4 nhà dân và sập tường nhà kho của Công ty CP Điện lực Khánh Hòa. Mưa lũ còn làm ngập 338 trường học khiến nhiều trường phải cho học sinh nghỉ.
Quảng Ngãi: 50 hộ dân bị chia cắt Ngày 14-12, ông Nguyễn Xuân Bắc, Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi), cho biết 50 hộ dân xã Trà Lâm (huyện Trà Bồng) đến nay vẫn còn bị chia cắt do sạt lở núi gây ra. Trước đó, tối 7-12, những đợt mưa lớn liên tục đã làm hơn 4.000 m3 đất, đá ở núi Cà Zút (xã Trà Lâm) sạt lở xuống tuyến đường Trà Lâm - Trà Hiệp. Vụ sạt lở núi đã chia cắt toàn bộ 50 hộ dân thôn Trà Khương, xã Trà Lâm; vùi lấp 1 căn nhà, làm hư hại 3 căn.
Theo Nhóm PV (Người lao động)
Phú Yên có nguy cơ xảy ra lũ lịch sử Do mưa lớn kéo dài kết hợp với lượng nước từ Tây Nguyên dâng cao tràn về khiến nhiều nhà máy thủy điện ở Phú Yên đồng loạt xả lũ với lưu lượng lớn. Do mưa lớn trong hai ngày qua, kết hợp với nước xả lũ của của hồ chứa Thủy điện sông Ba Hạ, sáng cùng ngày, một số khu vực...