Đập hàng chục triệu vào game, bị vợ đòi ly hôn, game thủ muối mặt “ngửa tay” xin cứu trợ của chính phủ
Từ một người có công danh, game thủ này bỗng dưng mất tất cả vì không biết điểm dừng.
Đại dịch Covid-19 đã và đang đem lại những hậu quả nặng nề cho nền kinh tế toàn cầu. Đặc biệt là những quốc gia bị ảnh hưởng lớn bởi đại dịch như Nhật Bản. Khi đã phần nào kiểm soát được dịch bệnh, chính phủ Nhật Bản đã lên kế hoạch cứu trợ để hồi sinh nền kinh tế. Chỉ cần đến đăng ký, mỗi người tại Nhật có thể nhận được số tiền lên tới 100.000 yên, tương đương khoảng hơn 21 triệu VNĐ. Sử dụng số tiền này ra sao cũng là đề tài nóng hổi được bàn tán.
Mỗi người Nhật được chính phủ hỗ trợ 100.000 yên
Trong đó, một người đàn ông 43 tuổi đã khiến cho cộng đồng nước này được một phen bất ngờ. Cách ly ở nhà, từ một người có công danh, người đàn ông này trở thành một người nghiện game và dành rất nhiều thời gian và tiền bạc vào để giải trí. Sau đó, khi “sức tàn lực kiệt”, người đàn ông này phải đến xin cứu trợ của chính phủ để giải quyết vấn đề cuộc sống.
Video đang HOT
Nhân vật trong bài viết này là một người đàn ông 43 tuổi, là biên tập viên của một công ty truyện tranh trực tuyến với thu nhập hàng năm là 5 triệu yên (tương đương 1 tỷ VNĐ). Do dịch bệnh, người đàn ông này đã dành quá nhiều thời gian và tiền bạc để chơi game bài. Không chỉ sử dụng hết tiền trong thẻ tín dụng, “game thủ” này còn vay mượn nhiều nơi để thỏa mãn niềm đam mê của mình.
Mỗi lần nạp tiền vào game lên tới 100.000 yên (hơn 21 triệuĐồng), điều đáng nói là không chỉ một lần, chỉ trong một thời gian ngắn, từ năm mới cho tới Valentine, người đàn ông này đều lấy cớ để tiêu tiền cho game.
“Tôi phải vay cả tiền của cha mẹ mình” – Người đàn ông này chia sẻ trong một bài phỏng vấn
Thậm chí, ông còn không nhớ mình đã “tận hiến” bao nhiều lần cho tựa game mà mình đã chơi. Không chỉ sử dụng tiền của mình, người đàn ông này còn vay mượn cả cha mẹ của mình. Cuối cùng, không còn khoản nào có thể sử dụng đến, game thủ này buộc phải xin trợ cấp của chính phủ.
Điều đáng buồn là, người đàn ông này trước khi trở thành “con nghiện” đã là một người có công danh, có một gia đình êm ấm. Thế nhưng, bây giờ, vợ của game thủ này đã đưa con gái về nhà mẹ đẻ. Thấy rằng việc cứu vãn cuộc hôn nhân này là không thể, bố vợ của người đàn ông này thậm chí còn thúc giục con gái mình tiến hành ly hôn nhanh chóng để thoát khỏi cuộc sống nợ nần với một “con nghiện” game.
Đây chính là bài học lớn đối với game thủ, những người đã dành quá nhiều thời gian cho game dẫn đến mất kiểm soát tất cả trong cuộc sống. Hãy luôn nhớ, game là để giải trí, đừng quá say đắm để đánh mất nhiều thứ giá trị đối với bản thân mình.
Ứng dụng bắt người dân selfie để kiểm soát cách ly tại nhà
Một ứng dụng kiểm dịch tại nhà được thiết kế yêu cầu người dùng phải chụp ảnh selfie để chứng minh tự cách ly an toàn.
Theo France 24, ứng dụng này được Chính phủ Ba Lan sử dụng cho những người có nguy cơ cao với COVID-19 hoặc vừa trở về từ nước ngoài và bắt buộc bị cách ly 14 ngày. Cơ quan kiểm dịch có quyền yêu cầu người dùng phải chụp ảnh selfie để báo cáo chứng minh việc thực hiện cách ly an toàn.
Ứng dụng cho phép định vị và nhận dạng khuôn mặt người dùng. Trong vòng 20 phút kể từ khi gửi thông báo kiểm tra, nếu không phản hồi lại hoặc có dấu hiệu vi phạm quy định cách ly thì người dùng có thể bị phạt tới 1.000 USD.
Người dùng gửi báo cáo bằng ảnh selfie chứng minh đang thực hiện cách ly an toàn.
Trước Ba Lan, Trung Quốc cũng từng sử dụng công nghệ tương tự để đánh giá nguy cơ nhiễm bệnh với người dân. Nếu ứng dụng này được khai thác đúng cách, đây sẽ là công cụ hỗ trợ hữu ích cho công tác phòng chống dịch COVID-19.
Nhưng ở cả hai quốc gia, vấn đề về xâm phạm quyền riêng tư cá nhân của người dùng đều bị đưa ra tranh cãi. Chính phủ các nước này cho rằng người dân nên hy sinh quyền riêng tư của mình vì mục đích bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Việc yêu cầu những người có nguy cơ nhiễm bệnh cao phải tự cách ly nghiêm ngặt là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, kiểm tra bằng ảnh chụp ngẫu nhiên trong khoảng thời gian nhất định chưa phải là biện pháp tối ưu.
20 phút đủ để người dùng có thể chụp ảnh báo cáo. Nhưng nếu lỡ ngủ quên hoặc tắt wifi khi có thông báo đến thì họ có thể phải trả giá tới vài trăm đô la vì ứng dụng kiểm dịch này.
Hiện tại, vẫn chưa có đầy đủ thông tin cụ thể về việc triển khai ứng dụng. Tuy nhiên, phía cảnh sát Ba Lan cho biết họ sẽ áp dụng mức phạt 118 USD trên một người dùng vi phạm. Ở thời điểm kinh tế khó khăn và nhiều người bị mất việc như hiện nay thì mức phạt này cũng đáng để người dùng phải lo lắng nếu tái phạm nhiều lần.
Ann
Bộ Giao thông vận tải: Doanh nghiệp BOT cũng đang khó khăn... Các Hiệp hội vận tải kiến nghị Bộ Giao thông vận tải giảm phí BOT cho xe tải, xe khách do giảm sản lượng hàng, hành khách bởi dịch COVID-19. Nhưng Bộ Giao thông vận tải đề nghị các hiệp hội chia sẻ với các doanh nghiệp BOT cũng đang khó khăn. Trạm thu phí đương cao tốc Hà Nội - Hải Phòng...