Đập Đồng Cam – báu vật của xứ “hoa vàng trên cỏ xanh”
Không chỉ đơn giản là dẫn nước, đập Đồng Cam (huyện Phú Hòa) còn được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ, kỹ thuật xây dựng và được xem là báu vật của tỉnh Phú Yên.
Đập Đồng Cam là công trình thủy lợi trên sông Ba, do người Pháp xây dựng. Công trình được khởi công vào năm 1924 và đến năm 1932 thì hoàn thành toàn, phục vụ nước tưới cho vùng hạ lưu sông Ba.
Đập Đồng Cam sở hữu cảnh quan sơn thủy hữu tình
Đập Đồng Cam được xây dựng trên nền đá granite vững chãi. Quá trình gọt đẽo, tạo tác và vận chuyển, xây lắp bằng sức người rất kỳ công để tạo thành một công trình có quy mô bề thế và kiên cố. Thân đập dài hơn 600 m, độ cao trung bình của đập là 5 m tính từ móng đá, có điểm cao đến 10 m, có điểm chỉ cao 3 m.
Đập được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ và kỹ thuật xây dựng
Ngoài lợi ích kinh tế, đập Đồng Cam còn là địa điểm tham quan du lịch hấp dẫn. Cảnh quan đôi bờ kết hợp địa hình lòng sông tạo nên một điểm tham quan kỳ thú.
Video đang HOT
Cảnh quan đôi bờ đập
Vào bình minh, làn nước tràn qua đập, lấp lánh ánh bạc làm say lòng du khách. Vì vậy, dân gian có câu: “ Bão giông thử thách cùng trời đất, Đồng Cam mạch sống chảy đôi bờ” dành cho con đập gần 90 năm gắn bó với mảnh đất và người dân Phú Yên.
Đập Đồng Cam được xem là báu vật của tỉnh Phú Yên
Đập Đồng Cam cách trung tâm Tuy Hòa khoảng 35 km về phía Tây Nam. Trên Quốc lộ 25 dẫn đến đập, bạn sẽ bắt gặp khung cảnh làng quê quen thuộc trong bộ phim điện ảnh “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” cùng những cánh đồng sen nở rộ ven đường.
Một khung cảnh từng xuất hiện trên bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”
Những bông sen phơn phớt hồng len lỏi giữa cánh lá xanh ngắt khiến bất cứ ai đi ngang qua cũng muốn dừng lại để ngắm nhìn.
Hương sen ngọt mát, dìu dịu, tinh khiết đến lạ lùng
Nếu một ngày nào đó cảm thấy mỏi mệt với cuộc sống thành thị xô bồ, hãy về với vùng đất “hoa vàng trên cỏ xanh”, tặng cho mình một khoảng lặng giữa thiên nhiên thơ mộng, non nước hữu tình.
Bài và ảnh: Hoa Tâm
Theo nld.com.vn
Giải cứu một người Campuchia sau 4 ngày bị kẹt trong đá
Trong lúc đang thu nhặt phân dơi tại một khu rừng già ở Campuchia, một người đàn ông không may bị kẹt trong đá gần 4 ngày, sau đó anh đã được giải thoát an toàn.
Cảnh sát cho biết anh Sum Bora, 28 tuổi, đã bị trượt chân xuống khe đá hôm 4-8 trong lúc đang cố tìm lại chiếc đèn pin bị rơi xuống một hốc đá nhỏ khi đi thu nhặt phân dơi để đem bán.
Sau 3 ngày không thấy anh Sum Bora trở về nhà thì gia đình bắt đầu đi tìm, theo trang tin Fresh News của Campuchia. Anh trai đã tìm thấy nạn nhân bị kẹt trong đá và báo với chính quyền nơi anh Bora gặp nạn thuộc vùng rừng núi Chakry, phía Tây Nam tỉnh Battambang.
Nạn nhân Sum Bora, 28 tuổi bị kẹt trong đá ở tỉnh Battambang - Campuchia. Ảnh: AP
Khoảng 200 nhân viên cứu hộ đã cẩn thận giải thoát nạn nhân trong nỗ lực kéo dài 10 giờ bằng cách phá hủy một ít đá chèn vào người nạn nhân, trung tá cảnh sát Sareth Visen cho biết.
Anh Bora đã được cứu thoát an toàn vào lúc 18 giờ ngày 7-8 (giờ địa phương) trong tình trạng cực kỳ suy yếu và đã được đưa đến bệnh viện tỉnh cấp cứu.
Nhân viên cứu hộ đã giải thoát nạn nhân an toàn lúc 18 giờ ngày 7-8 (giờ địa phương). Ảnh: AP
Công cuộc giải cứu được thực hiện bởi các chuyên viên từ Đơn Vị Giải Cứu Cấp Tốc 711, đơn vị liên kết với lực lượng cảnh vệ của thủ tướng Hun Sen. Đơn vị này cũng đã xuất sắc trong nỗ lực cứu hộ một tòa nhà 7 tầng bị sập hồi tháng 6 ở phía Nam TP Sihanoukville làm thiệt mạng 24 người.
Campuchia là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới với 35% trong số 15.2 triệu người sống trong cảnh nghèo đói, theo báo cáo nắm 2018 của Chương Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc.
Minh Yến (Theo AP)
Theo Nguoilaodong
Tàu sân bay Trung Quốc lại đi qua các đảo của Nhật Bản Ngày 11/6, Bộ Quốc phòng Nhật Bản xác nhận rằng một tàu sân bay của Trung Quốc đã đi qua các đảo ở phía Tây Nam của nước này, hướng tới Thái Bình Dương, song không xâm phạm lãnh hải của Nhật Bản. Tàu sân bay Type 001A rời cảng ở thành phố Đại Liên, Trung Quốc. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Theo bộ...