Đắp đập ngăn mặn, bảo vệ trên 128.000 ha đất sản xuất
UBND tỉnh Tiền Giang khẩn trương đầu tư gần 34 tỷ đồng, triển khai phương án đắp 8 đập ngăn mặn, trữ ngọt.
Trước tình hình diễn biến xâm nhập mặn phức tạp, trong những ngày cuối tháng 1/2021 vừa qua, ranh mặn từ cửa sông Tiền đã lấn sâu vào thượng lưu 50 km, vượt qua thành phố Mỹ Tho, đến tận Bình Đức (huyện Châu Thành) đe dọa sản xuất và đời sống, UBND tỉnh Tiền Giang khẩn trương đầu tư gần 34 tỷ đồng, triển khai phương án đắp 8 đập ngăn mặn, trữ ngọt gồm: Nguyễn Tấn Thành, Ông Hổ, Cầu Sao, Rạch Me, Mỹ Long, Chín Tương, Bà Trà và Ông Mười cặp theo bờ Bắc sông Tiền.
Ngày 8/2/2020, tỉnh Tiền Giang phát động lễ đóng đập thép trên kênh Nguyễn Tấn Thành (đoạn km 01 460) nhằm ngăn mặn, trữ ngọt. Ảnh: Nam Thái/TTXVN
Các đập trên cùng hệ thống đê bao, cống đập liên quan thiết thực bảo vệ trên 128.000 ha đất sản xuất vùng phía Tây tỉnh và một phần tỉnh Long An. Ngoài ra, còn tạo nguồn nước ngọt bổ cấp cho hai nhà máy cấp nước Bình Đức và Đồng Tâm đảm bảo cấp nước trong mùa khô 2021 phục vụ sinh hoạt cho khoảng 1,1 triệu dân tỉnh Tiền Giang và Long An.
Theo ông Ưng Hồng Nghi, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, thực hiện chủ trương của UBND tỉnh Tiền Giang, hiện nay, các đơn vị thi công đã tập kết đầy đủ phương tiện, vật tư và triển khai các giải pháp thi công, phấn đấu đẩy nhanh tiến độ và hoàn tất việc đắp đập ngăn mặn, trữ ngọt trước Tết Nguyên đán sắp tới, bảo vệ sản xuất và đời sống.
Video đang HOT
Mặc khác, đúc kết kinh nghiệm trong phòng chống hạn, mặn, giảm nhẹ thiên tai trong mùa khô 2019 – 2020 vừa qua, tỉnh Tiền Giang cũng đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phù hợp chủ động phòng chống xâm nhập mặn kết hợp với đảm bảo nước tưới tiêu phục vụ sản xuất cũng như nước sinh hoạt cho nhân dân, không để thiên tai gây nhiều thiệt hại, ổn định cuộc sống.
Ngoài giải pháp công trình, Tiền Giang đang tăng cường quan trắc diễn biến xâm nhập mặn và thông báo thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết và có biện pháp ứng phó thiên tai một cách phù hợp. Đặc biệt là khuyến cáo về tích cực làm thủy lợi nội đồng, nạo vét ao mương trữ ngọt phục vụ sản xuất, sử dụng nguồn nước tiết kiệm, phòng chống ô nhiễm môi sinh, môi trường…
UBND tỉnh Tiền Giang cũng yêu cầu Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thủy lợi Tiền Giang quản lý, vận hành hợp lý hệ thống các công trình thủy lợi trong các dự án Bảo Định, dự án ngọt hóa Gò Công… một cách hợp lý đảm bảo hiệu quả trong phục vụ sản xuất và đời sống, ứng phó thiên tai và biến đổi khí hậu.
ĐBSCL: Nước mặn có thể lên cao những ngày Tết Nguyên đán
Ảnh hưởng của việc giảm xả từ thủy điện Trung Quốc được xem đã bắt đầu có ảnh hưởng đến dòng chảy về ĐBSCL, nước mặn có thể lên cao nhất từ ngày 8-16/2, đúng dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Viện Khoa học thủy lợi miền Nam vừa cho biết, lưu vực sông Mekong đang ở thời kỳ mùa khô năm 2020-2021. Từ ngày 5-24/1 vừa qua, thủy điện Cảnh Hồng ở Trung Quốc giảm xả nước xuống hạ lưu để bảo trì lưới điện, lưu lượng xả giảm xuống còn khoảng 1.000m/s. Ngày 28/1, nước xả ra từ thủy điện Cảnh Hồng vẫn thấp, chưa có dấu hiệu tăng trở lại.
Hai yếu tố thượng lưu quan trọng tác động đến diễn biến nguồn nước, xâm nhập mặn ở ĐBSCL là lượng trữ trong Biển Hồ (Tonle Sap) và dòng chảy đến Kratie ở Campuchia. Tại trạm Kratie, mực nước trong tuần qua giảm 0,04m so với tuần trước. Còn tại Biển Hồ, dung tích nước là 5 tỷ m 3 , mặc dù cao hơn so với năm 2020 và năm 2016 nhưng thấp hơn 2,67 tỷ m 3 so với trung bình nhiều năm (7,67 tỷ m 3 ).
Dự báo nguồn nước mùa kiệt 2020-2021 về đồng bằng thấp, khả năng hạn mặn lịch sử đã được dự báo từ sớm. Việc giảm xả thủy điện Trung Quốc với thời gian kéo dài trong tháng 1 sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn nước và mặn lên cao nhất từ 8-16/2 (nhằm 27 tháng Chạp đến mùng 5 Tết Tân Sửu 2021). Trong thời gian này, mặn 4g/l có thể xâm nhập vào sâu trên dòng chính, các cửa sông Cửu Long 48-70km, 75-90km trên sông Vàm Cỏ và 50-55km trên sông Cái Lớn.
Các địa phương chủ động các biện pháp phòng chống hạn mặn như vận hành hệ thống công trình hợp lý, tăng cường khả năng lấy nước ngay khi có thể, hạn chế tiêu thoát, đảm bảo tích trữ nước trước khi các ảnh hưởng gia tăng từ thượng nguồn về. Việc lấy và tích nước đủ muộn nhất trước 7/2 sẽ góp có hiệu quả để hạn chế thiệt hại khi mặn cao dịp Tết.
UBND tỉnh Tiền Giang quyết định cho đầu tư xây dựng 8 đập ngăn mặn trên các tuyến kênh, rạch trên địa bàn. Ảnh: TC
Trước đó, sau khi có thông tin đập thủy điện Cảnh Hồng ở Trung Quốc giảm lưu lượng xả nước, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo hỏa tốc giao Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT theo dõi chặt chẽ, dự báo kịp thời diễn biến dòng chảy sông Mekong và xâm nhặp mặn tại ĐBSCL, chủ động chỉ đạo, điều hành sản xuất phù hợp, hạn chế thiệt hại.
Còn tại ĐBSCL, để đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho người dân trước, trong và sau Tết Tân Sửu 2021, các địa phương lên kế hoạch chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn (XNM).
Lãnh đạo Sở NN&PTNT Hậu Giang cho biết, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã chỉ đạo Văn phòng Ban chỉ huy phối hợp chặt chẽ với Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh theo dõi, dự báo, cảnh báo sớm tình hình XNM trước, trong và sau Tết. Phối hợp các địa phương nắm số hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt để kịp thời thực hiện giải pháp hỗ trợ phù hợp thực tế. Khai thác hiệu quả số liệu từ 10 trạm đo mặn tự động để cung cấp đầy đủ thông tin cho người dân ứng phó XNM hiệu quả, giảm bớt thiệt hại.
Còn UBND tỉnh Vĩnh Long ban hành kế hoạch phòng, chống hạn hán, XNM, phục vụ sản xuất và dân sinh trong mùa khô năm 2020-2021, với tổng vốn thực hiện ước tính gần 1.656 tỷ đồng. Trong đó, tỉnh đề nghị Bộ NN&PTNT hỗ trợ 1.579 tỷ đồng để thực hiện nạo vét các kênh thủy lợi tạo nguồn cấp nước tưới phục vụ phòng chống hạn, mặn, đảm bảo yêu cầu sản xuất, sinh hoạt cho nhân dân.
Tại Tiền Giang, UBND tỉnh này quyết định cho đầu tư xây dựng 8 đập ngăn mặn trên các tuyến kênh, rạch trên địa bàn, mục tiêu là đảm bảo nước tưới cho 128.250ha đất sản xuất nông nghiệp và nguồn nước bổ cấp cho 3 nhà máy nước phục vụ nước sinh hoạt cho khoảng 1,1 triệu người dân của hai tỉnh Tiền Giang và Long An. Dự kiến các đập sẽ hoàn thành trước Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021...
Nam Định: Mức thưởng Tết cao nhất là hơn 90 triệu đồng một người Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Nam Định cho biết, trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, các doanh nghiệp trên địa bàn đều có chính sách thưởng Tết cho cán bộ, công nhân viên, người lao động. Công ty May Sông Hồng (Nam Định). (Ảnh: Bùi Tường/TTXVN) Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Nam Định...