“Đập cổ kính xưa” dựng… chùa mới

Theo dõi VGT trên

Di sản văn hóa quốc gia chùa Trăm Gian thời Lý (xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đang lâm vào thảm họa.

Đập cổ kính xưa dựng... chùa mới - Hình 1

Chúng ta có thể nhìn rõ các góc độ, bức ảnh được chụp trước khi có “thảm họa trùng tu”: Gác khánh thâm nghiêm, cổ kính, quyến rũ, vững chãi như thế này. Vì sao họ đập ra để làm mới toàn bộ?

Người ta dỡ trắng, “giải phóng mặt bằng” cả nhà tổ, gác khánh, bỏ toàn bộ cấu kiện cũ, mua gỗ mới, đổ bêtông nền, lát đá – gạch mới toanh, dựng lên một di tích mới trong niềm… “tự hào” của không ít người.

Đập cổ kính xưa dựng... chùa mới - Hình 2

“Đào tận gốc, trốc tận rễ”

Khi chúng tôi có mặt tại chùa Trăm Gian, bà chủ quán bán hàng “lấn chiếm” trọn vẹn di tích gác trống mái cong veo, rêu phong cổ kính trước cửa chùa đon đả: “Các chú lên đi, hôm nay chùa vui lắm. Dỡ toàn bộ nhà tổ và gác khánh, dân đông như hội ấy”.

Đập cổ kính xưa dựng... chùa mới - Hình 3

Dân thôn nườm nượp phá chùa cũ…

Đập cổ kính xưa dựng... chùa mới - Hình 4

dựng chùa mới theo đúng nghĩa đen!

Đập cổ kính xưa dựng... chùa mới - Hình 5

Sơn vẽ làm hỏng các bức phù điêu La Hán, giờ họ lại dỡ lanh tanh bành gác khánh, nhà tổ. Các hiệp thợ ngồi nhấp nhổm ngay trước các “tuyệt phẩm bị tàn sát”, các phù điêu, cấu kiện cổ vứt chỏng chơ.

Qua lối vào chùa mà người bán hàng chiếm hết không gian đi lại, chúng tôi gặp một đoàn người đông như “dân công hỏa tuyến”. Nhiều cụ áo nâu sồng, răng đen, bỏm bẻm nhai trầu cũng miệt mài chuyền tay nhau từng viên gạch, viên ngói, đoàn người xếp hàng theo những chiếc thang tre, kéo từ dưới đất lên… nóc chùa.

Khu nhà tổ rộng mênh mông giờ bị dỡ toàn bộ. Nền bị bóc lên, khoét sâu xuống, đổ bêtông vĩnh cửu. Các cấu kiện bị dỡ xuống vứt chỏng kềnh, thay mới toàn bộ. Tượng bị khênh đi nơi khác. 100% gỗ mới, ximăng, gạch ngói mới, xây lại cái nhà tổ theo đúng nghĩa đen.

Và, đau thương thay, gác khánh – di tích cổ kính tuyệt mỹ từng làm nao lòng bao người – cũng đã bị “giải phóng mặt bằng tuyệt đối” y như vậy.

Đập cổ kính xưa dựng... chùa mới - Hình 6

Cụ Vinh kể: “Chỉ còn Gác Chuông này có vẻ cổ kính.

Đập cổ kính xưa dựng... chùa mới - Hình 7

Bởi hơn 15 năm trước, gác chuông này được một bà người Australia tài trợ trùng tu, với điều kiện là: Bà ấy chụp lại ảnh gác trống trước khi “thi công”, đợi lúc xong, nếu các hiệp thợ giữ nguyên được vẻ cổ kính thì mới… cho tiền!”.

Video đang HOT

Trong mù mịt cưa đục, bụi gỗ, chúng tôi chen chân vào ngó. Than ôi, nền gạch cũ, với đá tảng xanh chân cột, viền vỉa hè của di tích cũng bị bới 100%, người ta dùng búa tạ đập bỏ những phiến đá rêu phong đi, khênh ra cổng chùa xếp thành núi trắng lốp.

Và gạch, vôi vữa mới được tống vào thay thế. Chủ tịch UBND xã Tiên Phương – ông Vũ Văn Doãn – kể giọng đầy thán phục: “Người ta sang tận Lào, áp tải gỗ lim to về phục vụ đại công trường”. Một lán lớn, lợp tôn xanh, to bằng dăm cái gara ôtô được dựng ngay trong khuôn viên chùa, ở đó chuyên xẻ gỗ, chế tác các hạng mục mới.

Cụ Nguyễn Đức Tuệ – 82 tuổi, người xã Tiên Phương – vừa tự hào khoe năm nay mình “được tuổi”, được tín nhiệm mời leo lên thượng lương, cất nóc cho chính tòa gác khánh này, rồi trầm trồ: “Người ta xẻ một cây gỗ lim ra, vót nó thành 4 cái cột chùa khổng lồ y như chúng ta chẻ tre vót đũa ấy. To tiền lắm, riêng khu này chắc khoảng 3 tỉ đồng rồi nhé”.

Chúng tôi trò chuyện với các hiệp thợ đang thi công, với cụ Tuệ và cụ Vinh (hai người gắn bó đặc biệt với di tích), thì được biết: Khi dỡ ra, ngoài các cột lim bị “tiêu tâm”, rỗng ruột do thời gian, thì hầu hết hạng mục còn tốt. Nhà tổ, gác khánh đều đứng vững, nếu để nguyên thì còn lâu mới hỏng. Sự thật là di tích kể trên vẫn đứng vững cho đến khi “xin” được “tiền dự án”.

Các cụ có uy tín trước cả làng cả tổng, như cụ Tuệ, vẫn khảng khái nói: Di tích, nhiều dui mè như mới, mộng mẹo còn nguyên. Nhưng vì có điều kiện, nên “nhà chùa” thay mới cho nó đẹp, nó bền. Vì nó… cổ kính quá rồi nên mới phải thay. Cái nền cũng bóc lên, thay đá mới cho nó đẹp. “Đầu tư to tiền lắm, làm mới cho nó bền. Sắp tới, “dự án” còn xây lại cái cổng nữa, hoành tráng lắm chú ạ”.

Đập cổ kính xưa dựng... chùa mới - Hình 8

Cổng xây mới, hành lang đánh véc-ni toàn bộ, phủ sơn công nghiệp lên tranh tượng, giờ là dỡ trắng xây mới 100% nhà tổ và gác khánh.

Đập cổ kính xưa dựng... chùa mới - Hình 9

Nền móng mới cho gác khánh!

Di sản “thoát chết” nhờ… kẻ trộm!

Tóc bạc trắng, râu dài, qua tuổi thất thập đã lâu, cụ Đỗ Duy Vinh ngồi lặng lẽ ở ngay trước cửa chùa, trong bóng cây thông cổ thụ vi vút gió. Khách chưa kịp hỏi, cụ đã lắc đầu buồn bã: “Mất hết cổ kính rồi. Tôi đã nói chuyện này với anh Lương – Phó Chủ tịch UBND xã Tiên Lương – rồi đấy. Cần một cuộc họp dân để cho những người hiểu biết được nói ra cái điều có lợi cho di tích quốc gia. Chùa đang tốt, thì đem dỡ đi, làm mới, phá ra toàn bộ cả nhà tổ lẫn gác khánh”.

Trước đấy, cái hành lang cũng làm mới, sơn cột bóng nhẫy vécni, đã bị Nhà nước phê bình rồi. Các bức phù điêu La Hán ở hai bên hành lang cũng bị phủ sơn công nghiệp xanh, đỏ, tím, vàng như hàng mã. Báo chí đã viết quá nhiều về chuyện này. Bệ tượng cũng bị đổ bêtông, lát gạch hoa, đá hoa bóng nhẫy.

Chỉ có mấy bức phù điêu “Thập điện diêm vương” bằng gỗ, cổ và tuyệt đẹp thì bị kẻ trộm lấy mất, lưu lạc cả chục năm giời qua hàng vạn kilômét, vừa rồi các đồng chí ở Bộ Công an và Công an Hà Nội phối hợp tìm được, đem về trao trả nhà chùa… thì may thay, nhờ ơn bị “trộm cắp” mà nó không bị sơn sửa, trùng tu!

Ông Vinh nhấn mạnh: Người ta mua việc vào thân để làm gì, như các cụ nói, “xé mắm mút tay, thợ may ăn vải, thợ vẽ ăn hồ”. Người ở đây, từ trai tráng 40 tuổi đến cụ lão 80 tuổi ở địa phương, quá nhiều người buồn bã, muốn kiến nghị về việc trùng tu xây mới làm “phá hết cổ kính” của di tích.

Đường dẫn lên chùa, dãy cầu thang đá cao vút, rêu phong, người thợ xưa đẽo thủ công vững như bàn thạch. Đang tốt thế, người ta cho thợ vào dùng búa cái táng vỡ tan tành, mua đá mới xẻ bằng máy trắng phau lát vào. Đá cũ ném ngổn ngang trước cửa chùa. “Sau đợt thi công này, là chùa chúng tôi không còn cái nào chưa bị đầu tư mới nữa, tôi bảo nhà chùa mua việc quá, mấy cái bệ thờ cứ đập đi xây lại suốt.

Đợt này, chắc sau khi bị phê bình, họ không dám lát gạch tráng men xanh đỏ cho bệ thờ nữa đâu, chú nhẩy!”, cụ Vinh vuốt râu thở dài. Còn ông Vũ Mạnh Khởi, 35 năm tuổi Đảng, là người am tường văn hóa, nguyên hiệu trưởng một trường cấp 3 ở địa phương thì “dâng” lên chúng tôi một “bản kiến nghị thống thiết”, với thông điệp khẩn cấp bảo vệ di tích quốc gia chùa Trăm Gian trước sự tàn phá của cái gọi là trùng tu tôn tạo suốt hơn chục năm qua. Theo cụ, bản chất vấn đề là cơ quan quản lý di tích, văn hóa đã không làm đầy đủ nhiệm vụ của mình.

Lãnh đạo xã chỉ còn biết… kêu trời

Tại trụ sở UBND xã Tiên Phương, làm việc với chúng tôi, ông Chủ tịch Vũ Văn Doãn hầu như không biết bất cứ thông tin gì liên quan đến đợt “trùng tu” chùa Trăm Gian đang diễn ra. Ông Doãn chỉ biết: Chùa được sửa nhiều lần rồi, nhà chùa rất “năng động” đi xin nguồn từ “cấp trên” và “(chính quyền) địa phương không đi cùng, địa phương không làm việc đấy”. Nhà chùa cũng xin thiết kế, tư vấn, có vẻ bài bản đấy, gỗ lạt họ cũng đi mua đấy. “Cái này các đồng chí muốn biết thì… hỏi nhà chùa”.

Ông Tống Bá Lương, Phó Chủ tịch UBND phụ trách văn xã của địa phương, thì tỏ ra trăn trở hơn với những bất cập quá lớn của công tác trùng tu. Ông cho biết đã nhiều lần đề nghị với “nhà chùa” cung cấp cho người quản lý nhà nước ở địa phương những thông tin liên quan đến dự án trùng tu chùa Trăm Gian hiện nay.

Dự toán thế nào, kinh phí ra sao, có được cơ quan chức năng xét duyệt và đồng ý cho thi công hay không? Việc trùng tu có đảm bảo nguyên tắc tôn trọng di sản cổ kính hay không? “Nhà chùa có nói (ngoài lề) với chúng tôi là Sở VHTTDL Hà Nội là chủ đầu tư dự án kể trên (?).

Tôi đã báo cáo lãnh đạo rồi. Nói thật là cá nhân tôi cũng thấy rất bức xúc, muốn họ tôn trọng chính quyền địa phương một tí. Người ta “làm” như vậy mà không thông qua chính quyền địa phương gì cả. Tôi muốn nhờ anh, với tư cách là nhà báo, anh hỏi “bên sở” một số thông tin giúp nhé. Chúng tôi cần biết công trình này do ai đầu tư, sẽ làm ra sao, ứng xử với di tích quốc gia như thế nào. Cái gì phải ra cái đó, không thể cứ úp úp mở mở mãi được”, ông Lương nhấn mạnh.

“Đúng nguyên tắc bảo tồn, tức là chỉ trùng tu cái gì thật sự hỏng thôi, không thể làm mới như bây giờ được!” – ông Lương bỏ dở câu chuyện. Rồi ông nói sang chuyện khác còn buồn hơn: “Sáng 22.8.2012, tôi cũng vừa tìm gặp, họp các bô lão biết chữ Hán và am tường văn hóa ở địa phương lại để nhờ các cụ sao chép lại các vế đối, các câu chữ hay ho trên cổng chùa lại, vì lo lắm, vì nghe nói “họ” lại sắp sửa “trùng tu” (làm mới?) nốt cái cổng đó. Chứ họ cứ làm “tắt”, cái gì sai, cán bộ có lên hỏi nhà chùa, nhà chùa lại đổ tội cho… “sở”.

Cụ Vinh tiếc rẻ mãi, quay ra thán phục “bà tây trùng tu chùa Trăm Gian”: “Đấy, hồi trùng tu gác chuông, có một “bà tây” thấy nó đổ nát quá đã hứa tài trợ toàn bộ tiền trùng tu, với điều kiện là phải đảm bảo nguyên hình hài, cấu kiện của di tích, không lai căng, không làm mới để hủy hoại di sản. Bà ta nói rõ, nếu vi phạm quy định thì sẽ không cho tiền mà thanh toán đâu nhé. Thế là cuộc cứu di sản đã thành công, mà lại không rơi vào thảm cảnh làm mới bằng mọi giá”.

“Bài toán quản lý và bảo vệ di tích nó dễ dàng thế, mà sao chúng ta không học tập, sao cứ “mua việc” để tốn kém tiền của Nhà nước, để tàn sát di sản, cụ Vinh nhỉ?”, tôi hỏi. Ông Vinh vuốt râu nhìn xa xăm: “Xé mắm mút tay mà chú, thợ may ăn vải, thợ vẽ ăn hồ…”. Thế rồi, chúng tôi cùng im lặng rất lâu, chỉ có rừng thông chùa Trăm Gian cứ vi vút “lời buồn thiên thu”…

Đập cổ kính xưa dựng... chùa mới - Hình 10

Đập cổ kính xưa dựng... chùa mới - Hình 11

Hai trong số 4 bức “tuyệt phẩm” cổ kính Thập điện Diêm Vương bị kẻ trộm lấy đi, cả chục năm trời sau cơ quan công an mới tìm được, trả về chùa Trăm Gian. Và vì lý do đó, nên “tình cờ” di sản này đã không bị sơn son thếp vàng bằng sơn của Nhật như 18 vị La Hán kế bên.

Đập cổ kính xưa dựng... chùa mới - Hình 12

Một cách ứng xử với voi đá trong khuôn viên chùa Trăm Gian.

Đập cổ kính xưa dựng... chùa mới - Hình 13

Còn đây là một cách ứng xử nữa với rồng đá cổng chùa.

Đập cổ kính xưa dựng... chùa mới - Hình 14

Từ hai phía tả hữu nhìn vào, gác khánh được làm mới 100%.

Đập cổ kính xưa dựng... chùa mới - Hình 15

Kể cả nền nhà cũng bị đào lên, gạch đá bị đập phá trọn vẹn.

Đập cổ kính xưa dựng... chùa mới - Hình 16

Những gì còn lại của di tích quốc gia trong cơn lốc trùng tu!

Đập cổ kính xưa dựng... chùa mới - Hình 17

Các bậc đá dẫn lên chùa Trăm Gian đã được làm mới cách đây vài tháng (năm 2012)

Đập cổ kính xưa dựng... chùa mới - Hình 18

Dẫu rằng trước đó nó được đẽo thủ công từ thượng cổ, rất đẹp và bền vững

Theo VNN

Huyền bí ngôi đền và rừng lim nghìn tuổi

Không ai dám xâm phạm ngôi đền cũng như có ý định chặt lim, kể cả nhặt củi khô về đun.

Hàng bao đời nay, ý thức bảo vệ ngôi đền linh thiêng và rừng lim di sản đã ăn sâu vào tâm khảm người dân nơi đây.

Huyền bí ngôi đền và rừng lim nghìn tuổi - Hình 1

Đền Cao cổ kính và thâm nghiêm.

Gắn với di tích lịch sử đền Cao (toạ lạc tại núi Thiên Bồng, thôn Đại, xã An Lạc, thị xã Chí Linh, Hải Dương) có cách nay hàng nghìn năm, ngày 25/2, rừng lim cổ gồm 54 cây đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tổ chức công nhận là Cây di sản Việt Nam. Theo đó, những huyền tích tâm linh kỳ bí về ngôi đền 1030 tuổi và "rừng lim di sản" được hé mở...

Lời nguyền đền Cao

Được xây dựng cách đây đúng tròn 1030 năm, đền Cao là nơi thờ Đức Tam đại Vương Đức Minh- người con thứ ba trong một gia đình họ Vương có năm anh chị em (2 người con gái, 3 con trai).

Một điều lạ nữa, trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp và Mỹ, có tới vài chục tấn bom dội xuống khu vực này. Nhưng tuyệt nhiên, không cây lim nào đổ gục và đền Cao cũng không xây xát gì. Bởi vậy, ngoài những cây lim bị chặt hạ trước đó, 54 cây lim còn lại đều nguyên vẹn, hợp thành một rừng lim cổ và lạ giữa đồng bằng.

Tương truyền, cả 5 anh chị em ruột của gia đình họ Vương đều có công giúp vua Lê Đại Hành đánh thắng giặc Tống (năm 981). Sau khi công cuộc "Phá Tống bình Chiêm" thành công, vua Lê Đại Hành (bấy giờ đóng đô ở Hoa Lư, Ninh Bình) muốn vời cả 5 anh chị em nhà họ Vương về cung để khao quân thưởng tướng. Nhưng nghe tin vương phụ, vương mẫu của 5 vị tướng quân, trên đường trở về quê gốc (là Nghệ An bây giờ) bị đắm thuyền và mất, nên xin khất vua, 5 vị tướng quân trở về nhà chịu tang cha mẹ trước.

Vào một đêm giông tố, sấm sét nổi lên ầm ầm sáng cả một vùng Dược Đậu trang. Trong giây lát năm anh em họ Vương đã biến vào ánh chớp, để lại trần gian muôn nuối tiếc...

Được tin, nhà vua vô cùng thương tiếc, liền cho lập Đền, cắt ruộng công dùng vào việc đèn hương thờ phụng mãi về sau và phong Thượng Đẳng Phúc Thần cho 5 vị tướng quân. Các triều đại tiếp theo đều có sắc phong thêm mỹ tự. Hiện nay, trong đền Cao còn lưu giữ được 12 đạo sắc. Theo đó, đền Cao thờ Tam Đại Vương Đức Minh, đền Bến Tràng thờ Tứ Đại Vương Đức Xuân, đền Bến Cả thờ Ngũ Đại Vương Đức Hồng, đền Cả thờ Nhị Đại Vương Thị Đào và Vương Thị Liễu.

Lịch sử đền Cao, cũng như ba ngôi đền nói trên đều chỉ được hé mở vào năm 1988, khi ông Dương Văn Diệm- Trưởng ban Khánh Tiết đền Cao đề nghị với các cụ biết chữ Nho trong làng, đề nghị với xã, huyện, tỉnh, xin được mở Sắc phong và Ngọc phả. Vậy là hơn 1.000 năm trước đó, bao đời người dân thôn Đại và các nơi lân cận mỗi khi nhang đèn khấn lạy chỉ biết tâu: "Con khấn lạy Tứ vị Đức Đại Vương, Nhị vị Đức Thánh Triều". Câu hỏi vì sao lịch sử đền Cao lại được giữ kín suốt dọc dài lịch sử được trả lời khi 12 đạo Sắc phong được mở. Đó là bởi lời nguyền từ các cụ xa xưa truyền lại: "Lịch sử đền Cao, biết không được nói, không biết không được hỏi".

Đưa chúng tôi trở về lịch sử, cụ Dương Thị Phu - Thủ từ đền Cao trầm ngâm kể: Lịch sử nước Việt là lịch sử giữ nước. Biết bao thế lực thù địch muốn xâm phạm bờ cõi nước Nam. Khi kéo quân đến đây, chúng đều muốn phá hết đình chùa miếu mạo của ta. Đền Cao trước đây chỉ nhỏ giống như một ngôi miếu, lại được rừng lim um tùm tươi tốt bao phủ. Biết bao đời các cụ nhà ta, vì muốn gìn giữ đền khỏi sự tàn phá của quân xâm lược, đã đặt ra lời nguyền giấu kín tung tích đền Cao.

Rừng lim di sản

Huyền bí ngôi đền và rừng lim nghìn tuổi - Hình 2

Bườu mặt cáo ở gốc lim 700 tuổi

54 cây lim còn lại ở đền Cao đã được công nhận là cây di sản. Không biết chính xác rừng lim có từ bao giờ, nhưng các già làng đều cho rằng, năm xưa dựng đền thờ Đức Thánh họ Vương, lim được chọn làm cây trồng bảo vệ đền. Ông Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho biết, cách đây 10 năm, các nhà khoa học Viện Khoa học Lâm nghiệp có tiến hành các biện pháp khoa học xác định tuổi của các cây lim ở đền Cao. Kết quả cho thấy, 54 cây lim còn đến nay có tuổi khoảng trên dưới 700 tuổi. Đây là rừng lim có tuổi thọ cao nhất nhì Việt Nam hiện nay.

Dõi theo cánh tay chỉ của cụ Dương Thị Phu, chúng tôi nhận thấy các gốc lim, dù được trồng ở cận kề chân núi, sát với đường đi, hay trồng trên đỉnh núi bao bọc lấy đền, vẫn đều nguyên vẹn. Đem thắc mắc "vì sao rừng lim quý như vậy mà không có... lâm tặc" hỏi cụ, cụ cười trả lời chúng tôi: "Những năm 50 thế kỷ trước, thấy nhiều gốc lim to đẹp, vài cán bộ xã chỉ đạo cho người chặt lim về đóng bàn ghế, giường tủ, cày bừa... Các cụ thôn Đại thấy vậy, ùa nhau chạy lên đền, rồi cứ 2, 3 cụ ôm một gốc cây không cho cưa. "Cưa chúng tôi trước rồi hãy cưa lim"- các cụ bảo thế. Vậy là công cuộc "hạ rừng lim" phải dừng lại. Nhưng cũng có 16 gốc lim bị chặt trước đó và đem về đóng đồ dùng. Một thời gian sau, nhưng người dùng đồ đóng từ gỗ lim của đền thi nhau mang giường tủ, bàn ghế lên đền làm lễ trả. Hỏi ra mới biết, những ai chặt lim, xẻ lim làm đồ dùng đều tự dưng gặp hoạ. Nhẹ thì tiêu tán tài sản, nặng thì điên dở hoặc chết. Từ bấy đến nay, người dân địa phương ai cũng ra sức bảo vệ rừng lim.

Ly kỳ hay là "bướu" mặt cáo

Huyền bí ngôi đền và rừng lim nghìn tuổi - Hình 3

Cụ Dương Thị Phu kể về sự tích bướu mặt cáo.

Cụ Phu cho biết, trong số 54 cây lim ở đền Cao thì cây lim lớn nhất, kỳ lạ và cũng gây tò mò nhiều nhất chính là cây lim ở phía Tây của đền. Trên cây có một chiếc bướu hình mặt cáo, cũng có người gọi là đầu hổ. Nhìn trực diện, cái bườu này giống hệt một chiếc đầu cáo. Nhìn từ trên xuống, lại giống một chú khỉ lông vàng.

Không biết chiếc bướu xuất hiện từ bao giờ nhưng người dân nơi đây đã thêu dệt nên câu chuyện linh thiêng về ông Tổ Cụt trong chiếc bướu này. Ngay dưới gốc cây, một ban thờ Tổ được dựng lên, bởi thế quanh năm có người đến thắp hương khấn vái, lúc nào không gian nơi đây cũng thoang thoảng mùi hương trầm.

Nhấp một ngụm nước trà, giọng đều đều cụ Phu kể: Truyền thuyết kể lại rằng, từ xa xưa lắm rồi, lúc đó người Tàu còn đô hộ xứ ta, chúng giết hết đàn ông chỉ để lại 12 cô gái xinh đẹp. May mắn có một người đàn ông trốn thoát và nấp vào bãi dứa. Con chó của giặc đánh hơi được, chúng chọc giáo, chém phải tay ông. Giữa lúc nguy cấp thì một con cáo nhảy từ bụi dứa ra đánh lừa được giặc, nhờ đó ông thoát chết. Sau này, chính ông đã bày mưu để 12 cô gái đuổi giặc đi. Khi đất nước thanh bình trở lại, ông đi lại với cả 12 cô. Đây chính là nguồn gốc sinh sôi, nảy nở ra 12 dòng họ của nước Việt. Cái bướu mặt cáo có lẽ chính là sự hóa thân của ông Tổ Cụt.

PGS.TS Nguyễn Đình Hòe, Chủ nhiệm Bộ môn Quản lý môi trường, khoa Môi trường, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội, giải thích, chiếc bướu này có thể là do nấm hoặc một số loại nấm đặc hữu như linh chi phát triển thành. Qua thời gian, chúng phát triển nhiều lên và ngẫu nhiên có hình dáng đó, được dân gian gắn cho trí tưởng tượng của mình. Về lý thuyết thì bất kỳ cây sống lâu năm nào cũng có thể xuất hiện những chiếc bướu sần sùi trên thân cây. Tuy nhiên, đây cũng là một niềm tin, một mong ước được phù hộ độ trì, đồng thời cây lim trở thành nơi thần thánh để người dân tìm về, thì đó cũng là điều đáng trân trọng.

Theo Gia đình

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vụ 5 học sinh mất tích tại bãi sông Hồng ở Phú Thọ: Tìm thấy thi thể nữ
07:59:30 19/11/2024
Phú Thọ: Đi tắm sông, 5 học sinh bị mất tích
19:39:21 18/11/2024
Phó Thủ tướng: 10 tháng có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về nhà
07:15:49 18/11/2024
Xác định nguyên nhân bệnh nhi 7 tuổi tử vong ở Thanh Hóa
08:06:09 19/11/2024
Vụ 5 học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Huy động tối đa lực lượng tìm kiếm
11:16:44 19/11/2024
Bão Man-yi vào Biển Đông, hướng vào vùng biển Trung Trung Bộ
10:58:59 18/11/2024
NÓNG: Đang cưỡng chế thu hồi 38.800 m2 đất Bãi Sau, TP Vũng Tàu
12:58:53 18/11/2024
Bão số 9 giật cấp 14 tiến vào vùng biển miền Trung
13:02:04 18/11/2024

Tin đang nóng

Công ty của nghệ sĩ Quyền Linh nợ bảo hiểm xã hội hơn 2 tỉ đồng
13:46:09 19/11/2024
NSƯT Kim Tiểu Long bật khóc: "Suýt nữa là tôi về Mỹ mất rồi, không thể nào quay lại được"
12:53:49 19/11/2024
Sửa nhà, thợ sửa ống nước tìm thấy rương "kho báu" 64 tỷ đồng
16:16:03 19/11/2024
Thu Minh lên tiếng khi bị chỉ trích hỗn láo với diva Thanh Lam
15:23:42 19/11/2024
NSƯT Kim Tiểu Long khóc đỏ mắt trong đám tang của con gái, đau đớn: "Ba Long đến rồi Ly của ba ơi"
13:42:07 19/11/2024
Nữ nghệ sĩ Việt xót xa: "Ly ơi, mẹ tạm biệt con nha! Mẹ sẽ nhớ mãi những tiếng gọi: Mẹ ơi"
11:39:35 19/11/2024
15 giây tiết lộ quá khứ của 1 sao hạng A, đúng là ai cũng phải bắt đầu từ đâu đó!
14:42:16 19/11/2024
Gương mặt biến dạng của "quốc bảo nhan sắc" khiến dân tình sốc nặng
14:54:08 19/11/2024

Tin mới nhất

Sự cố thủng thân đập hồ chứa Ia Ring, Gia Lai: Khẩn trương xác minh thiệt hại

11:18:37 19/11/2024
Đồng thời, khẩn trương đánh giá nguyên nhân, hiện trạng toàn bộ công trình của hồ chứa Ia Ring để xây dựng phương án khắc phục toàn diện, đảm bảo an toàn trong thời điểm cao điểm mùa mưa, bão.

Hà Nội: Đã dập tắt vụ cháy nhà kho trong đêm

11:13:32 19/11/2024
Sau đó, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy vẫn tiếp tục phun nước làm mát và túc trực để phòng lửa bùng phát trở lại. Đến khoảng 5 giờ ngày 19/11, lực lượng chức năng đã rời hiện trường.

Quảng Bình: Tắm biển Nhật Lệ, một nữ du khách đuối nước tử vong

22:32:06 18/11/2024
Ngày 18.11, thông tin từ Đồn biên phòng Nhật Lệ, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 1 phụ nữ tử vong.

Cá sấu gần 100 kg mắc cạn ven biển Bạc Liêu

22:15:26 18/11/2024
Chiều 18.11, ông Phan Minh Kha, Bí thư Đảng ủy P.Nhà Mát, TP.Bạc Liêu (Bạc Liêu) cho biết, trong lúc đi bắt ốc ở bãi bồi ven biển, người dân phát hiện con cá sấu khủng bị mắc cạn.

Bão số 9 giật cấp 14, gây sóng cao 7 mét trên biển

18:59:21 18/11/2024
Khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-11, giật cấp 14, sóng biển cao 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão 5,0-7,0m; biển động dữ dội.

Bão số 9 mạnh cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km

18:57:05 18/11/2024
Chiều ngày 18/11/2024 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ban hành Công điện số 8736/CĐ-BNN-ĐĐ gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận chủ động ứng phó bão số 9.

Cứu bé 7 tuổi bị cửa cuốn kẹp cổ, ngừng tuần hoàn

11:01:50 18/11/2024
Hiện tại, bệnh nhi được hỗ trợ thở máy, glasgow 12 điểm. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đang hội chẩn với Bệnh viện Nhi Trung ương để định hướng điều trị tiếp theo.

Khả năng xuất hiện thêm 1 đợt mưa lớn diện rộng

16:36:43 17/11/2024
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới từ Vĩ tuyến 14,0-19,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 118,0 độ Kinh Đông; trong 48 giờ tới từ Vĩ tuyến 15,0-21,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông.

Siêu bão Man-yi di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20 km/h

15:05:34 17/11/2024
Do tác động của bão Man-yi, từ chiều 17/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-12, giật cấp 16; sóng biển cao 2-4 m, vùng gần tâm bão 5-7m; biển động dữ dội.

Người dân lo lắng vì sạt lở bờ sông Kiến Giang ngày càng nghiêm trọng

15:01:43 17/11/2024
Song một phần là do các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình đã cấp phép khai thác cát sỏi trên đoạn sông qua xã Trường Thủy trong nhiều năm qua.

TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ tưởng niệm người tử vong do tai nạn giao thông

14:55:47 17/11/2024
Thông qua hoạt động này, ban tổ chức kêu gọi sự giúp đỡ, chia sẻ từ cộng đồng đối với những tổn thất, mất mát, khó khăn của các nạn nhân và gia đình nạn nhân do tai nạn giao thông gây ra.

Vụ đập thủy lợi Ia Ring bị thủng: 5 xã vùng hạ du thiệt hại gần 500 triệu đồng

14:51:36 17/11/2024
Về thiệt hại do xả lũ qua tràn thủy lợi Ia Ring, Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện Chư Sê xác định năm xã vùng hạ du, gồm Ia Tiêm, Dun, Ia Glai, Chư Pơng và Ia Pal bị thiệt hại hơn 490 triệu đồng.

Có thể bạn quan tâm

Tử vi ngày mới 12 cung hoàng đạo thứ 3 ngày 19/11: Cự Giải tiêu không nhìn giá, Song Ngư có đột phá

Trắc nghiệm

17:10:55 19/11/2024
Xem tử vi của 12 cung hoàng đạo trong ngày 19/11 về tài lộc, tình yêu, công việc. Hôm nay, Song Ngư có thể tạo ra những bước đột phá lớn trong công việc.

Bức ảnh chụp một gia đình đi chơi sở thú trông rất bình thường, nhưng nhìn đến chiếc túi mà người mẹ đeo ai cũng sốc

Netizen

17:04:53 19/11/2024
Cuộc hôn nhân của thiếu gia Hà Du Quân và siêu mẫu Hề Mộng Dao vào năm 2019 là sự kiện thu hút đông đảo sự quan tâm của netizen Trung Quốc.

Vũ Luân làm điều gì với đàn anh mà để bị nhớ suốt đời?

Sao việt

16:58:56 19/11/2024
Mạng xã hội hiện đang chia sẻ lại đoạn clip nghệ sĩ Bạch Long chia sẻ trong một chương trình. Theo đó, Bạch Long kể về Vũ Luân bằng thái độ vô cùng niềm nở.

Mãn nhãn mùa 'quả vàng' trên thảo nguyên Mộc Châu

Du lịch

16:58:20 19/11/2024
Không chỉ nổi tiếng với mùa hoa mận hoa đào làm say đắm lòng người, những ngày này, có dịp đến với Mộc Châu, du khách còn được đắm mình trong khu vườn rộng với những trái hồng đang mùa chín rộ

Sốc trước tin Triệu Vy đang đối mặt với 400 vụ kiện vì 1 trọng tội

Sao châu á

16:48:51 19/11/2024
Ngày 19/11, tờ iFeng đưa tin Triệu Vy và Công ty truyền thông Văn hóa Long Vy Tây Tạng, Công ty Văn hóa Tường Nguyên bị buộc nộp phạt khoản tiền 8.488 NDT (gần 30 triệu đồng).

Hôm nay nấu gì: Cơm tối ngon miệng, thanh mát, nhìn là muốn ăn ngay

Ẩm thực

16:45:52 19/11/2024
Bữa cơm này tuy không cầu kỳ nhưng lại có thể gây thương nhớ cho những ai thưởng thức. Cơm tối ngon miệng, thanh mát, nhìn là muốn ăn ngay

Cổ phiếu của tập đoàn Trump tăng vọt

Thế giới

16:45:12 19/11/2024
Nếu thỏa thuận này thành công sẽ giúp công ty của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thêm sự hiện diện trong ngành công nghiệp tiền điện tử vốn đang được kỳ vọng sẽ có những thay đổi pháp lý tích cực dưới sự lãnh đạo của ông khi nhậm ...

Tấm ảnh bí mật của mẹ khiến chồng tôi thay đổi hoàn toàn sau màn phản đối kịch liệt về việc về quê sống

Góc tâm tình

15:42:17 19/11/2024
Cuộc sống công nhân đầy khó khăn đã khiến lời đề nghị của mẹ tôi về việc trở lại quê ngoại sống và làm việc trở thành một tia hy vọng.