Đào Xuân Du “thay áo” đón… Tết
Những ngày này, người dân trồng đào ở xã Xuân Du, huyện Như Thanh ( Thanh Hóa) đang hoàn tất những công đoạn “tân trang” cuối cùng cho cây đào để chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên Đán Tân Sửu.
Từ đầu tháng Chạp, người dân trồng đào xã Xuân Du đã tất bật với công đoạn tuốt lá. Đây được coi như công đoạn cuối cùng để chuẩn bị cho đào ra hoa. Việc chăm đào, tuốt lá được coi là một trong những khâu quan trọng nhất, quyết định vụ đào có mang lại lợi nhuận cho người dân hay không. Giai đoạn này yêu cầu người trồng cần tính toán kĩ lưỡng bởi chỉ cần tuốt lá sớm hay muộn quá đều ảnh hưởng đến chất lượng cây đào.
Là người có gần 10 năm kinh nghiệm trồng đào, ông Quách Văn Lưu ở thôn 6 chia sẻ: “Thông thường, khoảng giữa tháng 11 âm lịch, người trồng đào bắt đầu thực hiện công đoạn tuốt lá, thế nhưng do năm nay năm nhuận nên mãi đầu tháng Chạp người dân mới bắt đầu tuốt lá cho đào”.
Theo ông Lưu, việc quan sát thời tiết có vai trò rất quan trọng trong việc xác định thời điểm tuốt lá cho đào. Mỗi người trồng đào sẽ có kinh nghiệm riêng để nhận biết thời điểm thích hợp nhất cho việc tuốt lá hay để đào tự xuống lá. Vì thế, bên cạnh những vườn đào đã được tuốt sạch lá chờ ra hoa thì cũng có những vườn vẫn còn nguyên lá trên cây.
Việc tuốt lá đào phải được thực hiện đúng thời gian để đào có thể ra được mắt và nuôi dưỡng mắt đào, cho ra những nụ hoa to, đẹp và đều đúng dịp Tết.
Theo những người trồng đào lâu năm, công đoạn tuốt lá đào đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ. Tuốt lá để không gây hại đến các mắt hoa, bởi đây là những nụ hoa chuẩn bị nở. Nếu chưa thành thạo, cần tuốt từng lá đào, không nên tuốt lá thẳng từ đọt xuống, nếu không sẽ ảnh hưởng đến các mầm nụ.
Xuân Du được biết đến là “thủ phủ” đào phai ở xứ Thanh. Vào dịp giáp Tết, nơi đây nhộn nhịp người đến mua đào. “Năm nay, đến thời điểm hiện tại đào chỉ mới nhú nụ, nếu thời tiết cứ rét thế này thì hoa sẽ nở đúng dịp Tết. Tính đến thời điểm hiện tại có thể xem đào năm nay sẽ được mùa”, một người dân nhận định.
Video đang HOT
Thông thường mọi năm phải từ rằm tháng Chạp trở đi thương lái mới đến xem và đặt mua đào. Bởi theo kinh nghiệm của người trồng đào, sở dĩ thương lái thời gian này mới đến chọn vì chỉ 2 tuần trước Tết mới có thể đánh giá được đào có đạt nụ hay không.
Thế nhưng năm nay, Chính phủ cấm chặt đào rừng, nên các thương lái đến phun sơn, đánh dấu gốc đào mà mình đã chọn rồi đặt mua từ rất sớm. Có những mối khách quen, họ chỉ cần nhờ chủ vườn chụp ảnh đào gửi qua điện thoại rồi chuyển khoản đặt hàng. Bắt đầu từ ngày mùng 5-12 âm lịch đã nhộn nhịp người qua lại.
Anh Trịnh Duy Công, một thương lái cho biết: “Việc chọn thời điểm mua đào là rất quan trọng. Thông thường, để đánh giá được đào nở hoa đúng Tết hay không phụ thuộc vào tuần cuối cùng của năm. Nếu lấy đào sớm quá hoa sẽ nở bung hết, coi như thất bại”.
Cây đào ở Xuân Du khỏe khoắn, đặc biệt nụ hoa to, cánh đẹp, lâu tàn, màu sắc bắt mắt, chồi lá xanh biếc, vì thế mà hoa đào Xuân Du luôn được khách hàng ưu thích mỗi dịp Tết đến, xuân về.
Sở dĩ đào phai thu hút người chơi là do hoa có màu hồng nhạt mang vẻ đẹp thuần khiết, cộng với thân cành được người trồng tạo thành nhiều thế độc, lạ trông mộc mạc và hấp dẫn.
Ông Trương Văn Cảnh, Chủ tịch UBND xã Xuân Du, huyện Như Thanh cho biết: “Xã hiện có khoảng 145 ha diện tích đất trồng đào. Trước kia chủ yếu người dân trồng sát các sườn đồi, những năm trở lại đây nhận thấy nghề trồng đào đem lại hiệu quả kinh tế cao nên nhiều người chuyển những cánh đồng hoa màu, đổ đất, tạo nền để chuyển sang trồng đào
Về Cần Thơ, "lạc giữa rừng hoa" ngày cận Tết
Chỉ còn khoảng 20 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Tân Sửu, bà con ở làng nghề hoa kiểng Phó Thọ - Bà Bộ (quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) đang tất bật chăm sóc hoa cho kịp khoe sắc đón xuân về.
Năm nay, làng nghề đa dạng các loại hoa, hoa tươi tốt, nở đúng thời điểm nên tạo nên một bức tranh hoa xuân rất đẹp. Du khách đến đây như "lạc giữa rừng hoa", dù chỉ cách trung tâm thành phố chừng 5-10 phút di chuyển.
Những chậu hoa đầu tiên được xuất bán cho khách hàng tại làng hoa Phó Thọ - Bà Bộ.
Chú oàn Hữu Bốn, Giám đốc Hợp tác xã hoa kiểng Bình An kiêm Phó Chủ nhiệm Làng nghề hoa kiểng Phó Thọ - Bà Bộ, cho biết: Vụ Tết này, 120 hộ trồng hoa Tết của làng hoa hiện cung ứng ra thị trường khoảng 360.000 giỏ. Giá cả không chênh lệch so với vụ Tết 2020 là mấy.
Tuy nhiên, do thời tiết bất lợi, nắng dữ, mưa nhiều nên tỷ lệ hao hụt và chi phí chăm sóc, trị sâu bệnh cho vụ hoa Tết năm nay tương đối lớn. Dù vậy, với kinh nghiệm mấy mươi năm, bà con trồng hoa ở đây đã khắc phục khó khăn, sẵn sàng giới thiệu ra thị trường những chậu hoa Tết đẹp, tươi tốt.
Ngoài các loại cúc pha lê, cúc mâm xôi, cúc tiger, cúc kim cương, hướng dương... thì mặt hàng chủ lực của làng hoa năm nay là hoa cát tường.
Loại hoa mới được kỳ vọng tạo nên sức hút cho vụ Tết năm nay là cúc họa mi.
Những chậu mai dạ thảo đã khoe sắc đỏ rực.
Cúc mâm xôi năm nay ở làng hoa trồng không nhiều nhưng chất lượng lại rất tươi tốt, hoa đẹp, tán lớn.
Một số loại hoa truyền thống như vạn thọ, trạng nguyên... cũng được bà con ở làng nghề trồng khá nhiều.
Đặc biệt, hoa chậu treo năm nay rất được thị trường đón nhận. Những giống hoa này sau khi trưng những ngày Tết có thể dưỡng lại để trồng lâu dài, làm đẹp không gian sống.
Khách tham quan làng hoa năm nay có thể tự do chụp ảnh, tham quan, không tốn bất kỳ khoản phí nào.
Anh Nguyễn Thanh Sơn, 36 tuổi, nối nghiệp cha trồng hoa Tết hơn 20 năm qua. Lối 21-22 tháng Chạp, anh Sơn ra lô ngồi bán ở bờ kè đường Hoàng Văn Thụ (quận Ninh Kiều) để phục vụ bà con. Anh vui vì những chậu hoa do chính tay mình trồng được bà con đón nhận, làm đẹp cho đời.
Một trường đại học ở Hà Nội "chơi lớn": Thông báo lịch nghỉ Tết nhưng gây choáng khi lì xì cho sinh viên hẳn 500.000 đồng Thông tin về lịch nghỉ Tết kèm "lì xì" 500.000 đồng mới đây đã chính thức được nhà trường thông báo tới sinh viên. Hôm nay (20/1), Đại học Điện lực chính thức thông báo tới tất cả sinh viên và học viên lịch nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Theo đó, thời gian nghỉ Tết của nhà trường bắt đầu từ...