Đào “vàng” Bitcoin – cuộc đua CNTT ngày càng sôi động
Bitcoin là loại tiền tệ kỹ thuật số có tuổi đời non trẻ, nhưng đã nhanh chóng lan rộng trên toàn cầu khi đằng sau các mã code và cách thức vận hành chính là ngọn nguồn từ cảm hứng chủ nghĩa tự do. Không những thế, Bitcoin đã kích hoạt niềm đam mê của các nhà kinh tế tranh luận về giá trị của đồng tiền, đồng thời tạo ra làn sóng chạy đua công nghệ thông tin từ giới đào Bitcoin cũng như hacker trên toàn cầu. Dưới đây, chúng tôi sẽ gửi đến bạn đọc phần 1 của loạt bài về Bitcoin với tiêu đề “ Vàng ảo, tiền thật, nguy cơ thật”.
Thợ đào Bitcoin bên máy 5GH/s Butterfly có thiết kế gọn nhẹ
Hai phòng ngủ nhà Joel Flickinger trên ngọn đồi Oakland (California, Hoa Kỳ) ngày đêm vang tiếng ngân nga của dàn máy tính có cấu hình do Joel tùy chỉnh. Bên trong căn phòng là màn hình lớn được hỗ trợ bằng cục cấp nguồn to đùng với đống dây cáp ngoằn ngoèo bên phải và bên trái về hướng hai máy tính, có kích thước bằng hai két bia. Flickinger đã chi hơn 20 nghìn USD cho “giàn khoan” Bitcoin này để nó có thể hoạt động 24/24h và nhiệt lượng từ máy sản sinh ra có thể sưởi ấm cả tòa nhà. Trên tường, Joel Flickinger gắn những miếng dính có nội dung hiếu chiến: Tôi kiếm tiền dễ dàng, Tiền chảy vào máy tôi, Tôi là cục nam châm hút tiền. Flickinger, 37 tuổi, kỹ sư phần mềm và tư vấn CNTT có làn da trắng nhợt do nhiều ngày không ra khỏi nhà. Anh chính là thợ đào Bitcoin toàn thời gian kiểu mẫu.
Bitcoin ra đời năm 2008, thời điểm quan trọng với nền kinh tế thế giới khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu lan rộng từ những sản phẩm tài chính đầy rủi ro trên đất Mỹ và châu Âu, kéo đổ các ngân hàng lớn, buộc các chính phủ phải ra tay in và bơm khối lượng tiền khổng lồ để gia cố lại móng.
Tháng 11/2008, một nhân vật bí hiểm có nick name Nhật Bản: Satoshi Nakamoto đã đưa lên mạng công trình nghiên cứu, miêu tả cách thức tổ chức, vận hành của đồng tiền điện tử dưới tên gọi Bitcoin mà không chịu sự chi phối bởi nhà băng của bất kỳ chính phủ nào. Một trong những cải tiến quan trọng của Bitcoin so với những đồng tiền ảo từng được sử dụng trước đó là khi người dùng thanh toán trực tiếp với nhau mà năng lực làm giả đồng tiền phụ thuộc vào sức mạnh thiết bị đào mỏ so với đối thủ cạnh tranh. Bởi vậy, dù tỷ lệ rủi ro thấp, nhưng nguy cơ làm giả Bitcoin là có thực khi có một cá nhân hoặc tổ chức đủ mạnh để đầu tư vào hệ thống phần cứng – phần mền cực mạnh, áp đảo so với những người còn lại đang tham gia quá trình mã hóa vào chuỗi ký tự Cái ( block chain) cho Bitcoin.
Satoshi Nakamoto có phải là nhà toàn học, lập trình viên người Nhật? Chưa có ai trả lời câu hỏi này. Người ta chỉ biết Satoshi trong tiếng Nhật có nghĩa là khôn ngoan. Có người võ đoán đây là nick name ghép từ các chữ cái đầu của 4 tập đoàn công nghệ ( Samsung, Toshiba, Nakamichi, và Motorola). Còn theo thuyết âm mưu, đây là nhóm người đến từ Cơ quan An ninh Quốc gia của Mỹ!
Vậy tại sao Bitcoin lại khiến nhiều người phải bỏ công sức, tiền bạc và thời gian để tham gia mã hóa (đào mỏ) nó? Với đặc tính kỹ thuật hiện có, các hoạt động tạo ra Bitcoin bằng thuật toán hash nhằm tạo ra những gói ký tự mới trên Chuỗi ký tự Cái (hiện đã có dung lượng 11GB). Trung bình khoảng 10 phút sẽ có một gói ký tự mới được tạo ra. Đầu năm 2009, khi lượng người tham gia ít, với mỗi gói ký tự mới, người tham gia sẽ được nhận “thù lao” 50 Bitcoin (BTC). Số tiền thù lao này sẽ giảm 50% khi thêm 210 nghìn gói ký tự vào chuỗi ký tự Cái. Cuối năm 2012, số tiền thưởng giảm còn 25 đồng BTC. Dự kiến đến năm 2140, với 21 triệu gói ký tự được tạo ra, số lượng Bitcoin sẽ đến kịch hạn.
Video đang HOT
Một “nông trại” bề bộn thiết bị khai thác Bitcoin tại Hungary
Dù là tiền ảo, nhưng với số lượng giới hạn, khai thác khó khăn, công sức đầu tư tốn kém để được sử dụng loại tiền có tính chất thanh toán an toàn, không phụ thuộc vào biên giới quốc gia, miễn là nơi đó có internet (không tường lửa) đã khiến Bitcoin có được giá trị tương tự tiền tệ. Chính thuật toán hash và cách thức cộng đồng tham giam vào quá trình mã hóa và cũng bạch hóa “hồ sơ” giao dịch (transaction log) của tất cả đồng Bitcoin được tạo ra. Nhờ vậy, khi đồng Bitocin đã được công khai, người sở hữu nó không thể sử dụng để mua bán nhiều nơi cùng một lúc.
Đến năm 2013, khoảng 11 triệu Bitcoin được lưu hành bất chấp sự phản đối tại nhiều quốc gia. Giá trị BTC so với đồng đô Mỹ đã dao động ở khoảng 1.000 USD. Dù sự thâm nhập vào thị trường tiền tệ của đồng BTC vẫn diễn ra nhỏ giọt, nhưng đã có những điểm mốc đáng chú ý khi có các đại gia bán lẻ và nhà đầu tư lớn tại Mỹ sẵn sàng đứng cái, tổ chức giao dịch bằng loại tiền này.
Một góc Trung tâm đào Bitcoin ASICMINER đóng tại Hong Kong
Sau Canada, đầu năm 2014, Hong Kong sẽ có cây ATM Bitcoin thứ 2, bất chấp việc đồng Bitcoin từ vị thế được tự do lưu thông đã bị chính phủ Trung Quốc kiểm soát và vùi dập. Đi cùng với nó là các đợt tấn công online của hacker bùng phát dữ dội nhằm ăn cắp BTC trong ví của người dùng từ trên mạng đến tận các máy tính cá nhân. Ngày 9/1/2014, thế giới ghi nhận đợt sóng thư quảng cáo chứa mã độc đã tràn vào hệ thống mail Yahoo vốn có hàng phòng ngự lỏng lẻo mà mục đích chính là tận dụng nguồn lực các máy tính bị tấn công để đào Bitcoin.
Trong khi đó, thung lũng Silicon ở Mỹ đang trở thành trung tâm đào Bitcoin như quy luật tự nhiên. Bởi đồng tiền điện tử này chỉ có thể hoài thai và sinh ra trong xã hội có “phần mềm” tổ chức của xã hội hiện đại, pháp luật rạch ròi. Khắp nơi tràn ngập biển quảng cáo truyền tải thông điệp: “Một cuộc cách mạng đã bắt đầu… Bạn đang đứng ở nơi đâu?” Những người “thợ mỏ” của kỷ nguyên công nghiệp số không còn lấm lem trong hầm tối mà trở thành người điều hành máy tính chạy các thuật toán phức tạp. Với giá hiện tại của mỗi Bitcoin đã chạm gần 1.000 USD bám đuổi giá bán ra của một ounce vàng, nên chỉ cần tạo ra gói ký tự mới, người thợ đã được nhận thu lao vào khoảng 25 nghìn USD cho 10 phút. Giấc mơ làm giàu trong không gian ảo đang tiệm cận hiện thực.
Ngày 22/5/2010, lập trình viên Laszlo Hanyecz trở thành người đầu tiên dùng 10 nghìn BTC để đổi lấy hai chiếc bánh pizza trị giá 30 USD tại Florida (Mỹ). Theo cách tính của Hanyez, đó là cái giá hơp lý. Nhưng nếu đặt vào thời điểm hiện tại, chiếc bánh pizza này đã có giá trị tương đương 10 triệu USD!
Với những thợ đào Bitcoin nhỏ lẻ, chỉ cần máy tính xách tay cấu hình đủ mạnh, thiết bị ngoại vi lắp thêm là có thể tham gia vào các giàn khoan lớn hơn. Còn những tay buôn lớn đình đám như anh em sinh đôi nhà Winklevoss hiện chuyển sang kinh doanh mai mối, hẹn hò yêu đương tại Hà Lan thông qua giao dịch Bitcoin. Nhà Winklevoss cho biết: Họ đã sở hữu lượng lớn Bitcoin và đã đệ trình lên cơ quan quản lý chứng khoán Mỹ đề xuất cho phép nhà đầu tư mua bán Bitcoin như cổ phiếu.
Theo NNVN
Máy ATM Bitcoin đầu tiên châu Á hoạt động như thế nào?
Máy rút tiền bitcoin ATM đầu tiên của châu Á chuẩn bị có mặt tại một địa điểm ở Hong Kong vào cuối tháng 1/2014. Sự xuất hiện của máy ATM bitcoin sẽ giúp cả các nhà đầu tư và những người tò mò có thể dễ dàng tiếp cận với đồng tiền ảo này. Vậy nó sẽ hoạt động như thế nào?
Theo thông tin trên trang Wall Street Journal, Jordan Kelley, giám đốc điều hành của hãng Robocoin và là nhà sản xuất của máy ATM bitcoin, cho biết máy ATM bitcoin này rất dễ sử dụng, đơn giản như việc rút tiền mặt từ máy ATM thông thường. Giá bán lẻ của máy ATM bitcoin này là 20.000 USD.
Máy có màu xanh, trang bị màn hình cảm ứng giống như máy ATM truyền thống của các ngân hàng. Nó nhận tiền giấy và trải qua quá trình xác thực người dùng có thể kéo dài trong vài ngày. Quá trình xác thực này sẽ được cải tiến để rút ngắn thời gian.
Kelley nói Robocoin sử dụng quá trình xác thực 3 bước, kết hợp xác thực sinh trắc học, cộng với quét nhận dạng ID và công nghệ nhận dạng khuôn mặt.
Một khi bitcoin được mua thông qua một kiosk bitcoin, tiền ảo bitcoin sẽ có thể được lưu trong ví điện tử hoặc được ghi trên một hoá đơn được in cùng với mã số. Mã số hoá đơn giống như một chiếc chìa khoá bảo mật không được chia sẻ cho người khác biết.
Bitcoin là một tiền tệ ảo ra đời năm 2009 và phổ biến mạnh trong năm 2013. Hồi đầu năm ngoái, một bitcoin chỉ có giá 13 USD. Nhưng đến tháng 11, giá của nó đã lên đến gần 1.200 USD - một mức giá gần như không ai ngờ đến, ngoại trừ những nhà đầu tư, những người giàu và thèm khát bitcoin nhất.
Giá trị tăng vọt là niềm vui của những người mua bitcoin, nhưng cũng đặt ra nhiều rủi ro - và bất ổn giá là một trong những rủi ro đó.
"Do bitcoin quá mới và chúng ta vẫn ở trong giai đoạn ứng dụng đầu tiên, rủi ro lớn nhất là đồng bitcoin từ mức giá trị tới cả nghìn USD có thể trở về số không", Zennon Kapron, nhà phân tích bitcoin và là giám đốc hãng tài chính Kapronasia ở Thượng Hải, Trung Quốc, nói. "5 năm nữa kể từ bây giờ đồng bitcoin có thể có giá trị rất cao, hoặc có thể chỉ có giá mấy chục USD".
Trong tháng 12/2013, bitcoin đã mất đi một nửa giá trị sau khi Trung Quốc cấm sử dụng tiền ảo tại một số viện tài chính. Nhưng đến tháng 1/2014, khi nhà sản xuất game nổi tiếng Zinga bắt đầu thử nghiệm dùng bitcoin để giao dịch trong game Farmlville 2 và một số trò chơi khác, giá trị của bitcoin lại tăng trên 1.000 USD.
Máy ATM bitcoin hoạt động dễ dàng và giống như máy rút tiền thông thường
Mối lo lắng thứ hai với bitcon là nó thiếu sự điều tiết của các chính phủ trên thế giới. Trong một công bố bằng email, Cơ quan Tiền tệ Hong Kong (HKMA) cũng nhắc lại vấn đề này.
"HKMA không quản lý bitcoin. Các thành viên cộng đồng nên lưu ý về những rủi ro gắn liền với việc mua hay giao dịch bitcoin. Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ việc sử dụng bitcoin tại Hong Kong và chính sách quản lý ở nước ngoài, để xem xét có hành động khi cần thiết".
Nếu có các chính sách quản lý, thì đó sẽ là sự phát triển tốt cho các nhà đầu tư và sự ổn định của đồng tiền ảo này.
"Chúng ta đã chứng kiến nhiều biến động đối với đồng bitcoin trong năm qua vì bitcoin không được quản lý. Thực tế, các tổ chức như Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Hong Kong và Đài Loan đã có những bình luận về bitcoin cho thấy còn rất nhiều ẩn số với đồng tiền ảo này".
Quan ngại thứ ba là tính an ninh của bitcoin. Bất kỳ ai tiếp cận được mã số bí mật của bitcoin - là một dãy các số và chữ - đều có thể lấy bitcoin và sử dụng chúng.
Tuy vậy, nhà sản xuất máy rút tiền bitcoin cho biết ông dự định sẽ tung ra nhiều máy ATM bitcoin nữa sau Hong Kong. Hiện tại ông đang để mắt đến Đài Loan, châu Âu, Mỹ và Canada, nơi máy ATM bitcoin đã xuất hiện lần đầu ở Vancouver hồi tháng 10/2013.
Theo Vnreview
2016: Châu Á-TBD sẽ thiếu nửa triệu chuyên gia mạng Lĩnh vực CNTT đang phát triển cực nóng tại châu Á/Thái Bình Dương nhưng lại không có đủ nhân lực để làm. Theo dự đoán của IDC, đến năm 2016, cả khu vực này sẽ thiếu hụt gần nửa triệu chuyên gia mạng. Rất nhiều hãng có thể sẽ không thể tuyển dụng thêm được nhân viên nào trong vòng 10 năm tới....