Đảo tình nhân – Bali
Trong đám khách cuối ngày đến sân bay Bali – Indonesia, người ta bắt gặp những đôi tình nhân tay trong tay và cả những gia đình nhỏ với đủ vợ chồng cùng con cái.
Với gần 20.000 ngôi đền và chùa trên đảo, mỗi ngôi đền đều có ngày lễ riêng khiến Bali trở thành vùng đất ngày nào cũng có lễ hội.
Trong đền, những vị thần Hindu hiện hữu trong những bức tượng rêu phong.
Từ tượng thần Brahma (thần Sáng tạo), thần Shiva (thần Hủy diệt) và thần bảo vệ ( Vishnu).
Đường vòng quanh đảo chạy dài một đường độc đạo duy nhất, sát biển và rất đẹp.
Để chạy hết vòng đảo, có lẽ bạn phải mất 2 ngày đường rong ruổi.
Tọa lạc trên sườn núi Gunung Agung – một ngọn núi lửa nổi tiếng, Pura Besakih mỗi ngày đón hàng ngàn người đến dâng hương.
Đền Pura Besakih gồm 22 ngôi đền riêng lẻ trải dài đến 3km.
Thần khỉ Hanuma trong sử thi Ramayana có mặt trong hầu khắp tất cả các ngôi đền trên toàn Bali.
Tại Nusa Dua, khách nghỉ chủ yếu là các đôi vợ chồng mới cưới hoặc gia đình trẻ đi hưởng kì nghỉ hè.
Đây là một thiên đường thu nhỏ của Bali với bãi cát mịn trải dài vắng người, sạch sẽ, hai hàng cây phong ba tuyệt đẹp chạy dài thẳng tắp cùng dịch vụ phục vụ khách tiêu chuẩn 4 – 5 sao.
Chợ Ubud mở cửa từ 7h30 sáng hàng ngày, bán đủ các hàng lưu niệm, từ chiếc xà rông cho đến mặt nạ Barong.
Video đang HOT
Các khách sạn tại Bali đều có mức giá từ 150.000 Rupiat trở lên (khoảng 300.000VND/phòng 2 giường) với phòng ốc sạch sẽ, bể bơi trong khách sạn và ăn sáng.
Cùng với múa Barong, múa Legiong và Balinese là các điệu múa đặc trưng và được biểu diễn mỗi tối tại Bali, thu hút đông đảo khách đến xem mỗi đêm.
Đền Pura Ulun Danu (hay Đền Nước) được xây dựng từ thế kỷ 17 thờ thần Dewi Danu (thần Nước).
Hai ngôi đền được xây dựng trên 2 đảo nhỏ và được bao bọc bởi khuôn viên cây xanh cùng hồ nước tự nhiên.
Múa Barong giống như múa Lân ở Việt Nam, có hai người đàn ông sẽ điều khiển Barong – một người lo chân sau và một người điều hành chân trước cùng mặt nạ.
Những Barong lại có nhiều hình dạng khác nhau do nó chỉ là sự ước lệ của lợn rừng, hổ, sư tử và thậm chí là cả voi…
Hồ Batur dưới chân ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động Batur.
Khuôn viên một resort tại Nusa Dua.
Trái ngược với màu cát trắng mịn của bãi biển Kuta, phía biểm Bắc, dọc dài từ vịnh Cá heo cho đến tận Klungkung là biển cát đen. Với những vị khách mê lặn biển và yên tĩnh, đây lại là thiên đường của những buổi lặn ngắm san hô và những buổi du ngoạn dưới những con sóng của biển khơi rộng lớn.
Từ thế kỉ 11 đến thế kỉ 14, Hindu giáo – một tôn giáo tôn sùng nghệ thuật đã xâm nhập và để lại những dấu ấn rõ rệt tại Bali.
Có đến 90% người dân Bali theo đạo Hindu và Bali là hòn đảo duy nhất của Indonessia lấy Hindu làm đạo chính thống.
Món ăn truyền thống Babi guiling gồm thịt lợn và cơm trắng.
Quán ăn ngon nổi tiếng nằm cạnh Cung điện Ubud trong thị trấn Ubud.
Các đền tại Bali bắt buộc phải quấn xà rông mới được vào đền.
Bạn nên mua riêng 1 chiếc và mang theo khi đi để tránh phải thuê với giá khá cao tại các đền.
Theo aFamily
Lung linh lễ hội ánh sáng ở Ấn Độ
Người Hindu thắp nến và đèn sáng rực rỡ trong suốt thời gian diễn ra lễ Diwali (tháng 11) kéo dài 5 ngày để xua đuổi tà ma, đồng thời thờ phụng các vị thần của thịnh vượng, tiền bạc, quyền lực...
Đền Vàng của người Sikh ở Amristar, Ấn Độ soi bóng trong lễ hội Diwali.
Những người theo đạo Hindu trên khắp thế giới đang kỷ niệm Diwali, lễ hội ánh sáng vào tháng 11. Trong hình là một người bơi trong hồ nước thánh ở đền Vàng.
Một nghệ sĩ đang trang trí bình đựng dầu ở ngoại ô Hyderabad. Đèn dầu diyas được thắp sáng khắp nhà trong thời gian lễ hội, chứng tỏ chính thắng tà.
Một người pụ nữ Nepal đang làm lễ ở Kathmadu, cho bò ăn trái cây. Bò được coi là hóa thân của nữ thần thịnh vượng trong đạo Hindu.
Tượng thần Lakshmi đại diện của tiền bạc và giàu có.
Một em bé vẽ tượng thần Kali - vị thần biểu trưng cho quyền lực.
Học sinh tổ chức mừng lễ hội tại trường học.
Những món đồ trang trí cho lễ hội Ánh sáng.
Thắp nến bên ngoài đền Vàng để cầu nguyện trong lễ Diwali.
Theo Bưu điện Việt Nam