Đào tiền ảo ‘giết’ Trái đất nhanh hơn đào than
Với lượng điện khổng lồ cần cho việc khai thác tiền mã hóa (cryptocurrency), chấp nhận bitcoin trên quy mô xã hội sẽ làm tăng nhiệt độ toàn cầu lên 2 độ C với thời gian chỉ 15 năm, nghiên cứu mới cho biết.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Hawaii tính toán lượng điện các máy tính sử dụng để đào bitcoin và lượng khí thải tạo ra do sản xuất lượng điện này, ước tính hoạt động đào tiền ảo năm 2017 thải ra môi trường 69 triệu tấn CO2 – tương đương sức phát thải của 15 nhà máy năng lượng đốt than.
Đào tiền ảo giết Trái đất nhanh hơn đào than. (Ảnh: Reuters)
Trong khi bitcoin không tồn tại trong thế giới vật lý, việc khai thác đồng tiền này yêu cầu một lượng điện đáng kể cần cung cấp cho hệ thống máy tính phức tạp cho mỗi “khối” mã hóa trong “chuỗi” tiền ảo, theo RT.
Các tính toán xa hơn cho thấy nếu bitcoin và các loại mã hóa khác được chấp nhận trên quy mô toàn cầu, dù chỉ với tỷ lệ thấp nhất, lượng phát thải carbon từ khai thác loại tiền này có thể khiến trái đất ấm lên 2 độ C trong 22 năm. Nếu được áp dụng ở tỷ lệ trung bình, thời gian sẽ rút ngắn xuống còn 16 năm. Xét đến sự phổ biến ngày càng tăng của những người khai thác tiền ảo, phần nào do niềm tin giảm sút đối với các đồng tiền do chính phủ hỗ trợ, một số nhà nghiên cứu dự đoán công nghệ này sẽ còn phát triển nhanh hơn nữa.
Vẫn chưa rõ nghiên cứu đã xem xét đến các tiến bộ công nghệ thông tin có thể xuất hiện hàng năm hay chưa, vì những phát triển này khó có thể bao trùm chỉ trong một mẫu nghiên cứu, theo RT.
Video đang HOT
Đầu tháng 10, phiên họp liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc đưa ra báo cáo cảnh báo con người cho đến năm 2030 nên giảm lượng phát thải CO2 xuống còn một nửa mức của năm 2010 để tránh những thảm họa môi trường xảy ra.
Tháng 1/2018, các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích 15 bộ dữ liệu khác nhau, bao gồm theo dõi nhiệt độ trung bình bề mặt toàn cầu từ năm 1850-2016, nhiệt độ đại dương từ năm 1955-2016, ghi chép về mực nước biển từ năm 1948-2016 và tài liệu về chu kỳ hiện tượng El Nino.
Báo cáo cho biết, nhiệt độ trung bình bề mặt Trái Đất đã tăng khoảng 0,9 độ C từ năm 1900-2013.
Với mức tăng kỷ lục trong giai đoạn 2014-2016, nhiệt độ bề mặt toàn cầu đã tăng hơn 25% kể từ năm 1900 đến nay.
Các nhà nghiên cứu cho biết chỉ 5 độ C nữa tăng lên có thể làm dâng 40cm mực nước biển và điều này sẽ gây ra những thảm họa môi trường không thể tưởng tượng được.
(Nguồn: RT)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Điều kì diệu của Trái Đất: Mãn nhãn với hồ muối hai màu đỏ xanh được ngăn đôi bởi một đường ray tàu hỏa
Cảnh tượng nhìn từ trên cao của drone đã cho thấy sự khác biệt rõ rệt của hồ muối Great Salt Lake: một bên màu xanh lục, bên còn lại có màu đỏ tươi.
Mới đây, một cảnh quay trên cao của drone đã cho thấy sự khác biệt rõ rệt về màu sắc của hồ muối Great Salt Lake, thuộc bang Utah, Mỹ. Theo như hình ảnh đoạn băng ghi lại được, trong khi một bên của hồ muối có màu đỏ tươi thì bên còn lại, được ngăn cách bởi một đường ray tàu hỏa, vẫn giữ được màu xanh lục nguyên thủy.
Hệt như trái đất đang được chia thành hai miền hoàn toàn khác biệt vậy.
Đường ray chia cắt hồ Great Salt Lake được xây từ năm 1959, nối liền phía Tây đảo Stansbury và phía Tây của hồ muối khổng lồ. Lí giải là cho sự khác biệt hoàn toàn về màu sắc này, các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân nằm ở độ mặn khác nhau của hai bên hồ. Bên phía Nam của hồ muối luôn nhận được nguồn nước sạch đổ vào, khiến bên này cân bằng được lượng muối trong nước, làm nước hồ vẫn giữ được sự trong xanh vốn có của nó.
Trái lại, bên phía Bắc của hồ Great Salt Lake không hề có chỗ thoát nước hay có nguồn nước mới đổ vào, làm cho lượng muối nơi đây tăng cao, dẫn đến sự sinh sôi nảy nở của vi khuẩn Halophile - "thủ phạm" chính của màu nước đỏ tươi bên phía Bắc hồ muối.
Trong khi bên phía Nam hồ muối vẫn có màu xanh lục do được tiếp cận với nguồn nước sạch...
...thì bên phía Bắc màu nước đã chuyển thành đỏ rực do sự gia tăng của vi khuẩn.
Hiện nay, chính quyền bang Utah đã bắt đầu triển khai kế hoạch đưa nguồn nước sạch vào phía Bắc hồ Great Salt Lake nhằm giảm bớt lượng muối đang ngày một tăng cao ở đây. Tuy nhiên, từ giờ cho đến lúc kế hoạch "đổi màu" hồ muối được triển khai, cảnh tượng này vẫn sẽ là điều vô cùng đặc sắc với những khách du lịch tới tham quan nơi đây.
Theo Hong.vn
Bí mật cuộc đổ bộ Mặt Trăng có 1-0-2 trong lịch sử mà NASA giấu đi: 30 năm sau dân Mỹ mới biết Trước khi trở thành người đầu tiên trên thế giới đặt chân lên Mặt Trăng, "huyền thoại vũ trụ" Neil Armstrong đã gặp không ít biến cố trong đời. 12 năm sau khi người Liên Xô nổ phát súng đầu tiên trong cuộc chạy đua vào không gian thời Chiến tranh Lạnh (bằng sự kiện phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên...