Đào thoát từ rừng sâu, nhóm trẻ kêu cứu vì bị giam lỏng giữa rừng
Chủ không cho về nhà, một nhóm lao động trẻ trong đó có 2 trẻ vị thành niên, đã cố bỏ trốn, đào thoát từ rừng sâu.
Điếu, Đồi và Băng (từ trái sang) cho biết bị chủ bãi gỗ bóc lột sức lao động nên phải bỏ trốn
Ngày 6.9, ông Nguyễn Văn Thoại, Giám đốc Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Nam, cho biết đơn vị này đang tiếp nhận. chăm sóc cho 3 thanh thiếu niên (trong đó có 2 trẻ em) nghi bị bóc lột sức lao động.
Sáng cùng ngày, tiếp xúc với PV Thanh Niên Onine, 3 thanh thiếu niên trên gồm: Hồ Văn Băng (21 tuổi), Hồ Văn Đồi (14 tuổi) và Hồ Văn Điếu (15 tuổi, cùng trú tại thôn 4, xã Trà Linh, huyện Nam Trà My) cho biết nhóm đã tìm cách trốn khỏi chỗ làm từ trong rừng sâu tại xã Bình Trị (huyện Thăng Bình, Quảng Nam) vào sáng sớm 4.9.
“Ngày 20.7, bà Năm ở cùng thôn kêu 3 bọn em đi bốc vác gỗ keo với lương 3 triệu đồng/tháng. Bọn em đồng ý rồi đến làm việc cho ông Đoàn Văn P. (tại xã Bình Trị), chủ yếu là vác gỗ, phát rẫy và trồng keo…”, Hồ Văn Băng kể lại.
Theo lời kể của Băng, mỗi ngày nhóm phải làm việc quần quật từ 6 giờ cho đến 19 giờ. Suốt ngày ở trong rừng, cả 3 phải làm việc hết sức nặng nhọc như phải vác những khối gỗ dài 1,5 m, đường kính thân 40 – 50 cm.
Băng kể tiếp, làm được khoảng 1 tháng rưỡi thì cả 3 xin về nhà “vì chịu không nổi” nhưng ông chủ không cho phép và cho biết chỉ đến tết mới được về nhà. Sau đó, cả 3 bị thu điện thoại di động, bị ép tiếp tục làm việc và không được trả lương.
Theo lời kể của nhóm, sáng sớm 4.9, nhóm bỏ trốn khỏi lán trại nằm sâu trong rừng, đi khoảng 2 – 3 giờ đồng hồ thì ra khỏi rừng và gặp “một chú công an ở xã Bình Lâm (huyện Hiệp Đức)”.
Video đang HOT
Cũng theo nhóm trẻ, ngay sau đó, nhóm bị 2 người đàn ông đuổi theo kịp và yêu cầu cả 3 trở lại làm việc. Lúc này, công an viên xã Bình Lâm tìm cách ngăn cản và bảo vệ 3 em, cũng đã xảy ra xô xát với 2 người đàn ông trên.
Chiều 4.9, cả 3 được đưa về trụ sở xã Bình Lâm và được chuyển về Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Nam.
Theo ông Nguyễn Văn Thoại, Giám đốc Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Nam, sau khi tiếp nhận cả 3 em, đơn vị sẽ liên hệ với Phòng LĐ-TB-XH H.Nam Trà My để đưa các em về nhà. Hiện cả 3 đang được cán bộ trung tâm chăm sóc và ổn định về mặt tâm lý.
“Chúng tôi đã báo cáo sự việc với Công an tỉnh Quảng Nam để làm rõ thông tin các em bị ép làm việc, bị bóc lột sức lao động…”, ông Thoại nói thêm.
PV Thanh Niên Online đang tìm hiểu thêm thông tin từ phía công an xã Bình Lâm và sẽ sớm thông tin đến bạn đọc.
Hoàng Sơn
Theo Thanhnien
CTy Trung Quốc xảy ra ngộ độc tập thể thuê lao động trẻ em?
Công ty để xảy ra ngộ độc tập thể sử dụng cả lao động trẻ em nhưng chính quyền địa phương không hay biết đến khi "có chuyện" mới hứa...sẽ xác minh!
Công ty để xảy ra ngộ độc tập thể sử dụng cả lao động trẻ em nhưng chính quyền địa phương không hay biết đến khi "có chuyện" mới hứa...sẽ xác minh!
Liên quan đến vụ ngộ độc tập thể xảy ra tại công ty sản xuất giày da Lập Sinh (đường Lê Thị Hoa, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP HCM), sáng nay 16/7, đoàn kiểm tra liên ngành gồm Chi cục Vệ sinh ATTP thành phố Sở Y tế, TP HCM, Trung tâm Y tế dự phòng, trạm y tế, quận Thủ Đức đã đến trụ sở công ty Lập Sinh, các bệnh viện nơi công nhân điều trị để làm rõ nguyên nhân cũng như hướng xử lý vụ việc.
Hàng chục công nhân được đưa vào bệnh viện quận Thủ Đức cấp cứu vì ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn chiều do DNTN T.Đ (TX Dĩ An, tỉnh Bình Dương) cung cấp suất ăn.
Trước đó chiều tối 15/7, hơn 100 công nhân công ty nói trên sau khi ăn cơm chiều gồm các món canh mớp, thịt heo xào dưa, cải chua...(suất ăn do DNTN T.Đ., phường An Bình, TX Dĩ An, tỉnh Bình Dương hợp đồng cung cấp) để chuẩn bị vào tăng ca thì đồng loạt xuất hiện triệu chứng đau bụng, đầu, nôn ói, tiêu chảy...
Phát hiện vụ việc, công ty đã huy động phương tiện đưa công nhân vào 2 BV Thủ Đức và Quân đoàn 4 để cấp cứu; số khác liên hệ với người thân đến đưa về và tự vào các cơ sở y tế để điều trị. Được sự can thiệp kịp thời của bác sĩ, nhân viên y tế 2 bệnh viện, đến sáng nay 16/7 toàn bộ các bệnh nhân đã xuất viện trở về nhà để tiếp tục theo dõi.
Các bác sĩ, nhân viên y tế tập trung cấp cứu cho các công nhân.
Bước đầu bác sĩ BV quận Thủ Đức xác định các công nhân bị ngộ độc thực phẩm và báo cáo vụ việc đến cơ quan chuyên môn để kiểm tra làm rõ.
Ông Nguyễn Văn Khuôn, Trưởng phòng Y tế quận Thủ Đức cho biết đang phối hợp cùng các đơn vị liên quan lấy mẫu thức ăn, nước uống và bệnh phẩm của các công nhân để xét nghiệm làm rõ nguyên nhân; đồng thời Phòng Y tế Thủ Đức cũng đã có văn bản gởi Phòng Y tế TX Dĩ An, tỉnh Bình Dương để kiểm tra đối với DNTN T.Đ (đơn vị cung cấp thức ăn liên quan đến vụ ngộ độc).
Theo nguồn tin riêng của Kiến Thức, công ty Lập Sinh có vốn đầu tư nước ngoài là của Trung Quốc. Điều đáng nói là trong số hơn 30 công nhân cấp cứu vì bị ngộ độc tại BV quận Thủ Đức, có một trường hợp phải đưa vào Khoa Nhi điều trị vì nạn nhân còn tuổi...thiếu nhi.
Em Đ.Đ (chưa tròn 15 tuổi), công nhân công ty Lập Sinh bị ngộ độc thực phẩm được y bác sĩ BV Thủ Đức cấp cứu tối qua.
Trên giường bệnh, đang được các y tá BV truyền dịch cấp cứu, em Nguyễn Đ.Đ (sinh tháng 11/2000, quê tỉnh Kiên Giang) với dáng người ốm yếu, xanh xao, em cho biết mình vào công ty làm việc cùng anh chị ruột hơn 2 tháng qua và chưa được ký Hợp đồng Lao động. Chiều nay (15/7) sau buổi ăn để vào tăng ca thì bị ngộ độc cùng các anh chị công nhân khác nên được công ty đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Trước thông tin công ty trên địa bàn sử dụng lao động trẻ em, bà Trương Hồng Yến, Chủ tịch UBND phường Bình Chiểu tỏ ra khá bất ngờ vì chưa nắm được vụ việc này. Bà Yến cho biết sẽ báo cáo vấn đề này về Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội quận Thủ Đức để xác minh làm rõ và có hướng xử lý.
Vũ Sơn
Theo_Kiến Thức
9,2 triệu USD hỗ trợ để giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa phê duyệt danh mục Dự án "Hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực quốc gia phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em ở Việt Nam" do Bộ Lao động Hoa Kỳ tài trợ thông qua Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Mục tiêu của Dự án là hỗ trợ việc phòng ngừa và...