‘Đảo thiên đường’ chỉ đón người từng nhiễm nCoV
Quần đảo Fernando de Noronha, nơi được ví như một thiên đường du lịch, sắp mở cửa đón du khách, nhưng chỉ dành cho người từng nhiễm nCoV.
Fernando de Noronha, nơi có bãi biển Baia do Sancho được Trip Advisor bình chọn đẹp nhất thế giới năm nay, sẽ mở cửa đón khách du lịch vào tuần tới, theo giới chức bang Pernambuco, miền đông nam Brazil.
Tuy nhiên, quy định mới nêu rõ chỉ người từng nhiễm nCoV mới được phép tới quần đảo du lịch nổi tiếng này.
“Để được phép tới quần đảo, du khách cần trình giấy chứng nhận xét nghiệm PCR dương tính với nCoV từ trước đó ít nhất 20 ngày, hoặc kết quả xét nghiệm huyết thanh cho thấy có kháng thể nCoV”, Guilherme Rocha, người quản lý quần đảo, nói trong cuộc họp báo ngày 27/8.
Rocha không giải thích cụ thể lý do Brazil chỉ tiếp nhận du khách từng nhiễm nCoV tới hòn đảo này.
Video đang HOT
Quần đảo Fernando de Noronha ở bang Pernambuco, miền đông nam Brazil. Ảnh: CNN.
Fernando de Noronha, quần đảo gồm 21 đảo núi lửa, đã ngừng đón khách du lịch kể từ giữa tháng 3 vì đại dịch. Đến 31/7, quần đảo này chỉ mở cửa trở lại đối với người dân hoặc nhà nghiên cứu địa phương.
Fernando de Noronha là một công viên quốc gia và là một trong số điểm du lịch thu hút du khách nhất ở Brazil. Năm ngoái, quần đảo này đón 106.000 du khách, trong đó 90% là người Brazil. Công viên quốc gia này được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 2001.
Brazil, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, đã ghi nhận hơn 3,8 triệu ca nhiễm và gần 120.000 ca tử vong vì Covid-19 kể từ khi dịch bùng phát. Giám đốc chương trình y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Mike Ryan hôm 21/8 nhận định số ca nhiễm hàng tuần ở Brazil đã ổn định, tốc độ lây lan đang chậm lại.
Chậm công bố COVID-19 là đại dịch, WHO xem xét thay đổi quy tắc cảnh báo
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác nhận đã thành lập một ủy ban xem xét thay đổi quy trình tuyên bố tình trạng khẩn cấp sức khỏe toàn cầu, sau các chỉ trích nói WHO đã chậm chạp trong phản ứng khiến COVID-19 lan rộng và gây thiệt hại nghiêm trọng.
Một người Mỹ lau nước mắt trong đám tang của một người quen qua đời vì COVID-19 - Ảnh: REUTERS
WHO đã tuyên bố dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) là tình trạng khẩn cấp quốc tế về y tế (PHEIC) vào ngày 30-1-2020. Thời điểm đó căn bệnh này đã lây nhiễm cho ít nhất 100 người bên ngoài Trung Quốc và không cướp đi sinh mạng nào ngoài biên giới nước này.
Theo Quy định Y tế Quốc tế (IHR) hiện hành về việc chuẩn bị và ứng phó cho các trường hợp khẩn cấp về y tế, không có mức cảnh báo nào dưới mức PHEIC, kể cả ở cấp độ khu vực hay toàn cầu.
WHO đã phải đối mặt với những cáo buộc - đặc biệt là từ Mỹ, vì đã xử trí không đúng đại dịch ban đầu và chờ đợi quá lâu để báo động, theo Hãng thông tấn AFP.
Phát biểu trong một cuộc họp báo ngày 27-8, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã gọi đại dịch COVID-19 là một "thí nghiệm axit" đối với các quốc gia cũng như đối với IHR.
Ông thừa nhận trước khi COVID-19 bùng phát, IHR đã bộc lộ các lỗ hổng khi dịch Ebola bùng phát ở châu Phi năm 2013. "WHO sẽ thành lập một ủy ban xem xét các quy định toàn cầu liệu có nên thực hiện bất kỳ thay đổi nào hay không", người đứng đầu WHO xác nhận.
Ông Tedros hi vọng ủy ban này sẽ trình báo cáo tiến độ cho Đại hội đồng Y tế Thế giới - cơ quan ra quyết định của WHO vào tháng 11 năm nay và báo cáo đầy đủ vào tháng 5 năm sau.
Ủy ban này sẽ tách biệt với Ban độc lập về chuẩn bị và ứng phó với đại dịch (IPPR), được thành lập để đánh giá các phản ứng trên toàn thế giới trước COVID-19. IPPR do cựu thủ tướng New Zealand Helen Clark và cựu tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf đứng đầu.
"Chúng tôi cam kết chấm dứt đại dịch và làm việc với tất cả các quốc gia để rút kinh nghiệm và đảm bảo rằng chúng ta cùng nhau xây dựng một thế giới lành mạnh, an toàn hơn, công bằng hơn mà chúng ta mong muốn", tổng giám đốc WHO khẳng định.
Theo trang worldometers.info, tính đến 8h sáng 28-8 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận tổng cộng hơn 24,6 triệu ca mắc COVID-19, trong đó hơn 835.000 người đã tử vong. Đã có 17 triệu bệnh nhân đã hồi phục và còn gần 6,7 triệu ca đang được điều trị.
Gần 24 triệu người nhiễm nCoV toàn cầu Thế giới ghi nhận gần 24 triệu người nhiễm, gần 816.000 người chết do nCoV, nhiều nước từng chống dịch hiệu quả đang đối phó làn sóng Covid-19 lần hai. 213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 23.778.018 ca nhiễm và 815.933 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 202.450 và 3.815 ca sau 24 giờ, trong khi 16.322.389 người...