Đào Thất Thốn hàng fake “made in China” chi chít nụ được bày bán đầy chợ hoa lớn nhất nhì Thủ đô
Đào Thất Thốn hàng fake này không chỉ chi chít nụ mà còn có mức giá rẻ bèo so với đào Thất Thốn xịn.
Tuy nhiên, nếu có hiểu biết về đào Thất Thốn thì bạn có thể dễ dàng nhận ra sự khác biệt.
Càng cận Tết Nguyên đán nhu cầu về đào, mai càng nhiều. Vô số các loại đào được bán đầy chợ mạng lẫn chợ hoa, trong đó xuất hiện một loại đào mini được các tiểu thương giới thiệu là đào Thất Thốn với hình dáng khá lạ mắt.
Loại đào lùn Trung Quốc được quảng cáo là đào Thất thốn tiến vua đang bày bán nhiều tại các chợ hoa cũng như chợ mạng.
Loại đào mini này chỉ cao khoảng 30 – 60 cm có gốc mập, nhẵn, cành thẳng, mắt nụ dày, nhiều hoa. Với hình dáng nhỏ gọn của mình, loại đào này phù hợp với những gia đình có không gian nhỏ và được trưng trong nhà hoặc để bàn tiếp khách.
Đáng lưu ý, những cây đào lùn này được nhiều tiểu thương nhập nhèm gọi là đào Thất Thốn, được trồng ở những nhà vườn Bắc Ninh. Đây là loại đào hoa đỏ, chứ không phải loại đào hồng phai.
Đào lùn mini được trồng trong chậu, cây cao từ 30-40cm, gốc mập, nhẵn, cành thẳng, mắt nụ khá dày, nhiều hoa và lộc… là đào được trồng ở Côn Minh (Trung Quốc), không phải đào của Việt Nam.
“Còn 50 cây đào mini cho anh em. Bao nụ và y hình ạ. Giá cực rẻ, bác nào lấy inbox em nhé”, một tiểu thương rao bán.
Video đang HOT
Đăng kèm với đó là 2 cây đào mini với rất nhiều nụ và lác đác vài bông hoa. Khi trả lời bình luận của người mua, tiểu thương này trả lời đây là đào Thất Thốn trồng tại một nhà vườn ở Bắc Ninh. Cây cao khoảng 30cm, có giá lẻ là 350.000 đồng/cây, giá bán buôn 200.000 đồng/cây.
Rao bán đào mini trên chợ mạng.
Không chỉ xuất hiện nhiều trên chợ mạng, chạy một vòng các chợ hoa quanh Hà Nội cũng thấy loại đào này xuất hiện khá nhiều. Hỏi một chị bán cây cảnh trên đường Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội) về loại đào này thì chị giới thiệu đây chính hiệu là đào thất thốn Nhật Tân.
Chị này cũng cho biết thêm, giống đào quý hiếm thất thốn này đang được nhiều người săn mua vì có mức giá rẻ bất ngờ, trên dưới 200.000 đồng/cây, mỗi ngày chị bán được hơn 10 cây là chuyện thường.
Loại đào này nhỏ gọn, cao khoảng 30-40 cm
Tuy nhiên, một người có nhiều năm kinh nghiệm trồng đào thất thốn ở Nhật Tân (Tây Hồ, Hà Nội) tiết lộ đây không phải đào thất thốn mà là đào nữ nhi hồng, hay còn gọi là đào mini của Trung Quốc.
Theo ông Trần Huy, 60 tuổi, một người có kinh nghiệm trồng đào bán Tết ở Tây Hồ (Hà Nội) chia sẻ trên Vietnamnet: “Nếu đào Thất Thốn dù là cây nhỏ đi chăng nữa mà được bán với mức giá dưới 500.000 đồng thì chắc chắn mọi người phải cảnh giác. Bởi đó là đào Trung Quốc chứ không phải đào Thất Thốn xịn”.
Đào thất thốn ít hoa, cành và thân già, hoa có màu đỏ thẫm và tươi lâu, có thể chơi đến hết tháng Giêng hoa mới tàn.
Ông Huy khẳng định, đào Thất Thốn chuẩn phải là những cây có dáng lùn, đẹp tự nhiên, cành cây xù xì, gai góc, những cánh hoa dày, to và rất thắm, tỏa mùi thơm nhẹ. Số lượng nụ hoa cũng không nhiều như đào mini Tàu. Để cây ra hoa được, người trồng phải mất gần chục năm.
Trong khi đó, loại đào mini được rao bán chợ mạng trồng trong chậu, cây cao từ 30-40 cm, gốc mập, nhẵn, cành thẳng, mắt nụ khá dày, nhiều hoa và lộc… Đây chính là đào Trung Quốc, không phải đào Thất Thốn của Việt Nam.
Đào Thất Thốn “xịn”
Ông phân tích thêm: “Đào Thất Thốn thường ra hoa kép. Mỗi cây chỉ nở từ 10-20 bông và có thể nhiều hơn nếu chăm sóc tốt. Tuy nhiên, dù thế nào cũng không thể ra nụ và hoa chi chít được”.
Tuy nhiên, do có mức giá khá rẻ nên dường như người mua cũng không mấy quan tâm là đào Thất Thốn xịn hay fake. Chị Thu Huyền (Thái Hà, Hà Nội) vừa mua một cây đào mini này cho biết, chị không quan tâm đến nguồn gốc của loại đào này, vì thấy dáng đẹp, nhiều nụ rất bắt mắt nên chị mua ngay về trưng cho có không khí tết.
Động lực mới cho nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học
Hội nghị lần thứ 15 các bên tham gia Công ước về đa dạng sinh học (CBD), còn gọi là COP15 diễn ra tại Côn Minh, Trung Quốc vừa bế mạc ngày 15/10 với việc thông qua Tuyên bố Côn Minh, trong đó kêu gọi "hành động khẩn cấp và phối hợp" của tất cả các bên trong nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học, đồng thời cam kết đảm bảo xây dựng, thông qua và thực hiện có hiệu quả "Khung đa dạng sinh học toàn cầu sau năm 2020" nhằm đảo ngược tình trạng mất đa dạng sinh học hiện nay.
Trang hoàng thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, miền Tây Nam Trung Quốc, nơi diễn ra Hội nghị lần thứ 15 các bên tham gia Công ước về Đa dạng sinh học (COP 15), ngày 11/10/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tuyên bố Côn Minh cũng đảm bảo lộ trình phục hồi đa dạng sinh học chậm nhất vào năm 2030, tiến tới hiện thực hóa đầy đủ Tầm nhìn 2050 về "sự chung sống hài hòa giữa con người và thiên nhiên". Kết quả của hội nghị được đánh giá là tích cực và có thể tạo động lực để thúc đẩy hơn nữa những nỗ lực tiếp theo nhằm sớm xây dựng một kế hoạch chi tiết về bảo tồn đa dạng sinh học cho giai đoạn 2021-2030, vốn được Liên hợp quốc xác định là "Thập niên phục hồi các hệ sinh thái".
COP15 diễn ra trong bối cảnh sau khi phát động "Thập niên Liên hợp quốc về đa dạng sinh học" 2011-2020, thế giới vẫn đang đứng trước nguy cơ cao không đạt được những mục tiêu về đa dạng sinh học trong khuôn khổ chương trình nghị sự phát triển bền vững 2030. Thư ký điều hành của CBD Elizabeth Maruma cho rằng thế giới đã không đạt được những "đột phá" cần thiết trong giai đoạn 2011 - 2020 và đã không bảo vệ được hệ sinh thái vốn đóng vai trò sống còn đối với con người.
Trong báo cáo công bố nhân Ngày quốc tế Đa dạng sinh học 22/5 năm nay, LHQ chỉ rõ chính con người đã làm suy giảm đa dạng sinh học và cạn kiệt các nguồn tài nguyên nhanh hơn mức thiên nhiên có thể tái tạo và có thể nói, chính con người đã gây ra thảm họa sinh thái trên Trái Đất. LHQ cảnh báo tốc độ suy thoái đa dạng sinh học đang diễn ra là chưa từng có trong lịch sử, với một triệu loài động, thực vật trong tổng số 8 triệu loài trên Trái Đất đứng bên bờ vực tuyệt chủng. Một số nhà khoa học cho rằng đợt tuyệt chủng hàng loạt lần thứ sáu trên Trái Đất đang bắt đầu và sẽ kéo theo những hậu quả nghiêm trọng đối với thực phẩm, nước sạch và không khí. Đại dịch COVID-19 do virus SARS-CoV-2 được cho là lây từ động vật hoang dã, được xem là hậu quả nhãn tiền mà con người phải hứng chịu do những hành động thiếu "tôn trọng" và lạm dụng hệ sinh thái.
Hành động mạnh mẽ, giải pháp kịp thời, giữ vững cam kết là những cụm từ được đề cập nhiều trong các cuộc họp của COP15 lần này, cho thấy trong giai đoạn 10 năm qua, thế giới đã chưa nỗ lực triệt để và thiếu sự đồng lòng trong việc bảo vệ và quản lý tốt hệ sinh thái. Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres kêu gọi các nước trên thế giới đồng thuận nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng sinh thái hiện đe dọa cuộc sống loài người.
Việc các bên thông qua Tuyên bố Côn Minh phần nào thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của các nước trong vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học, tiếp theo cam kết đã được lãnh đạo các nước đưa ra tại Hội nghị Thượng đỉnh về đa dạng sinh học của LHQ với chủ đề "Hành động khẩn cấp về đa dạng sinh học vì sự phát triển bền vững", diễn ra tháng 10 năm ngoái trong khuôn khổ Khóa 75 Đại hội đồng LHQ.
Tại hội nghị COP15 này, với tư cách là nước chủ nhà, Trung Quốc đã phát động thành lập quỹ bảo tồn sinh học cho các quốc gia đang phát triển và công bố khoản đóng góp 1,5 tỷ Nhân dân tệ (232,47 triệu USD) cho quỹ này. Theo báo cáo của LHQ công bố hồi tháng 5, thế giới cần tăng mức chi thường niên cho hoạt động bảo vệ và bảo tồn thiên nhiên lên 3 lần, lên mức 350 tỷ USD đến năm 2030 và 536 tỷ USD đến năm 2050.
Đáng chú ý, "Khung đa dạng sinh học toàn cầu sau năm 2020" đang trong quá trình thảo luận và dự kiến sẽ được đưa ra thông qua trong phần thứ hai của COP15 vào năm tới. "Khung đa dạng sinh học toàn cầu sau năm 2020" đặt ra một tầm nhìn mới đến năm 2050, theo hướng thế giới sống hòa hợp với thiên nhiên, đa dạng sinh học được coi trọng, bảo tồn, phục hồi và sử dụng một cách khôn ngoan, duy trì các dịch vụ hệ sinh thái, duy trì một hành tinh lành mạnh và mang lại lợi ích thiết yếu cho mọi người. Tầm nhìn mới đó đòi hỏi những hành động mới với sự hợp tác chặt chẽ và kết nối giữa các quốc gia để giải quyết được vấn đề mang tính toàn cầu. Tuy nhiên, để thực hiện tầm nhìn tham vọng này, chính phủ các nước cũng phải đảm bảo xây dựng kế hoạch hành động, tập trung vào những biện pháp cụ thể như chấm dứt các chương trình trợ cấp cho hoạt động khai thác và sản xuất nhiên liệu hóa thạch, tăng chi ngân sách vào khôi phục các khu vực hoang dã như rừng và vùng đầm lầy, nâng cấp các hệ thống canh tác trên thế giới nhằm ngăn chặn nạn phá rừng và lãng phí lương thực.
Là một trong những quốc gia tích cực tham gia các công ước quốc tế về đa dạng sinh học, Việt Nam nhận thức được trách nhiệm trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, từ đó đóng góp vào việc giải quyết cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học toàn cầu. Điều này thể hiện qua cam kết của Chính phủ Việt Nam trong các hội nghị về đa dạng sinh học của LHQ và những đóng góp vào việc thực hiện Kế hoạch chiến lược đa dạng sinh học 2011-2020, Các Mục tiêu Aichi và Mục tiêu Phát triển bền vững. Hiện nay, Việt Nam đang xây dựng Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, phù hợp với "Khung đa dạng sinh học toàn cầu sau năm 2020". Việt Nam cũng kêu gọi các quốc gia cùng kết hợp sức mạnh, phối hợp hành động khẩn cấp, quyết liệt và thiết thực hơn nữa để bảo vệ đa dạng sinh học.
Mục tiêu số 15 trong chương trình nghị sự phát triển bền vững của LHQ tập trung vào vấn đề: "Bảo vệ, tái tạo và khuyến khích sử dụng bền vững các hệ sinh thái trên cạn, quản lý tài nguyên rừng bền vững, chống sa mạc hóa, chống xói mòn đất và mất đa dạng sinh học". Vì thế, bảo tồn đa dạng sinh học không chỉ là giải pháp quan trọng mà còn là thước đo của những nỗ lực trong phát triển bền vững.
Việc các bên tham dự COP15 nhất trí xây dựng và thực hiện lộ trình phục hồi đa dạng sinh học chậm nhất vào năm 2030 là bước tiến đáng ghi nhận nhằm thúc đẩy cộng đồng quốc tế nỗ lực và quyết tâm hơn nữa để có thể hoàn thành "Thập niên phục hồi các hệ sinh thái" hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
Tổng thư ký LHQ kêu gọi thế giới đồng thuận ngăn chặn khủng hoảng hệ sinh thái Trong bài phát biểu trực tuyến ngày 12/10 tại Hội nghị lần thứ 15 các bên tham gia Công ước đa dạng sinh học (COP15) tổ chức tại thành phố Côn Minh (Trung Quốc), Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres kêu gọi các nước trên thế giới đồng thuận nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng sinh thái hiện đe dọa...