Đào tạo và quản lí sinh viên đồng bào dân tộc thiểu số tại Kon Tum
Sáng 29/11, phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum đã tổ chức Hội nghị Đào tạo và Quản lí sinh viên đồng bào dân tộc thiểu số.
Hội nghị Đào tạo và Quản lí sinh viên đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: Trúc Hân
Tham dự hội nghị có đại diện Uỷ ban dân tộc, UBND tỉnh Kon Tum, Tỉnh ủy Kon Tum…và một số cơ quan ban ngành liên quan, cùng hàng trăm sinh viên đang theo học tại trường.
Theo nhà trường, từ khi thành lập đến nay trường đã tổ chức tuyển sinh và đào tạo 13 khóa Đại học hình thức đào tạo chính quy với tổng số sinh viên trúng tuyển nhập học là 4.438.
Trong đó 676sinh viên người đồng bào DTTS, chiếm 15,2%. Đặc biệt, trong số sinh viên đồng bào DTTS có 90 em được tỉnh Kon Tum đề nghị Phân hiệu tổ chức đào tạo cho cán bộ nguồn ở các xã, huyện của tỉnh Kon Tum theo diện cử tuyển.
Theo phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum, do điểm xét tuyển đầu vào của các em đồng bào dân tộc thiểu số thấp nên việc tiếp thu bài giảng gặp nhiều khó khăn, khả năng hội nhập, khả năng giao tiếp, giải quyết vấn đề còn hạn chế so với những sinh viên khác nên kết quả học tập không cao.
Video đang HOT
Ngoài ra sinh viên DTTS đa số còn thiếu những phương tiện hỗ trợ học tập như máy tính, laptop cá nhân nên rất khó khăn hạn chế trong quá trình theo học.
Bên cạnh đó, các em học sinh đa số có hoàn cảnh khó khăn, gia đình ít có khả năng chu cấp do đó nhiều em phải đi làm thêm để trang trải cuộc sống. Ngoài ra, các em học sinh DTTS tự ti về bản thân, ngại chia sẻ với bạn bè, thầy cô.
Mặc dù vậy, vẫn có nhiều em học sinh DTTS đạt nhiều thành tích cao, ra trường có ngay việc làm, giúp ích cho tỉnh và nơi các em sinh sống.
Nắm được hoàn cảnh của sinh viên, phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum luôn thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước như: trao học bổng khuyến khích học tập, miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và trợ cấp xã hội, vay tín dụng sinh viên…
Trước tình hình trên, phân hiệu Đại học Đà Nẵng cũng đặt ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên DTTS như: Tạo mọi điều kiện thuận lợi để sinh viên đồng bào DTTS được xét tuyển nhập học, tổ chức quá trình học tập.
Ngoài ra, nhà trường tổ chức các lớp phụ đạo ngoài giờ, tăng cường mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, lớp kỹ năng… Đồng thời tăng cường kết nối đơn vị tuyển dụng, doanh nghiệp để tuyển dụng việc làm đối với sinh viên đồng bào DTTS; tăng cường tổ chức giảng dạy, tập huấn các hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên DTTS.
Không những vậy, địa phương còn có các chính sách đào tạo, sử dụng học sinh, sinh viên người DTTS sau khi ra tốt nghiệp các trường Cao đẳng, Đại học; Đẩy mạnh các hoạt động tư vấn hướng nghiệp, định hướng tương lai cho sinh viên DTTS ngay từ khi còn học THPT….
Trúc Hân
Theo GDTĐ
Công an xã cảnh báo bắt cóc trẻ em vì... 'hiểu nhầm'?
Công an xã Đăk Hà (H.Tu Mơ Rông, Kon Tum) đã phát đi thông báo về việc phòng ngừa các đối tượng hoạt động nghi vấn bắt cóc trẻ em.
Sáng 7.11, Công an xã Đăk Hà phát đi thông báo về việc phòng ngừa các đối tượng hoạt động nghi vấn bắt cóc trẻ em.
Theo đó, hiện nay trên địa bàn xã Đăk Hà xuất hiện một số nhóm người dùng thủ đoạn tinh vi để tiếp cận trẻ em, và có biểu hiện bắt cóc. Những người này thường sử dụng xe máy tìm đến những hộ gia đình có trẻ nhỏ nhưng không có người trông coi hoặc có người già trông coi sau đó dùng kẹo bánh để dụ dỗ trẻ nhỏ bế lên xe.
Bên cạnh đó, những người này còn chờ tại các cổng trường để giả làm người quen của phụ huynh và gặp trực tiếp giáo viên để xin đón trẻ.
Cũng theo thông báo của Công an xã Đăk Hà, vào chiều 4.11, công an xã nhận được tin báo có hai thanh niên đi xe máy đến Trường THCS xã Đăk Hà. Sau đó một thanh niên vào trường gặp giáo viên để xin đón một học sinh (HS) về với danh nghĩa là bạn của bố. Tuy nhiên, giáo viên cảm thấy nghi vấn nên gọi điện cho phụ huynh. Thấy vậy hai thanh niên này liền bỏ chạy.
Ngày 5.11, cũng tại Trường THCS Đăk Hà, có khoảng 6 thanh niên đứng chờ ở cổng trường. Khi thấy HS tan trường, nhóm người này liền xúm lại dụ dỗ các em lên xe. Nhưng các HS hô hoán nên nhóm thanh niên lên xe bỏ chạy.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Công an xã Đăk Hà đã yêu cầu thôn trưởng, công an viên các thôn, ban giám hiệu các trường học trên địa bàn thông báo, tuyên truyền đến phụ huynh, HS và người dân đề cao cảnh giác. Nếu có vụ việc nghi vấn phải báo ngay cho công an xã để có hướng xử lý.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Hoàng, Hiệu trưởng trường THCS Đăk Hà, cho rằng nội dung thông báo của công an xã về ngày 4.11 là chưa chính xác. Vì trong ngày này, nhà trường họp hội đồng nên HS được nghỉ học. Vì vậy, việc nhóm thanh niên lạ mặt vào trường nói với cô giáo xin chở HS về là không có. Riêng ngày 5.11, một nhóm học sinh lớp 7A2 cùng làng đang trên đường đi học về thì gặp một nhóm thanh niên trẻ tuổi ngỏ ý muốn chở các em về. Thấy vậy, nhóm HS này bỏ chạy. "Có thể là những thanh niên mới lớn muốn chọc ghẹo các HS nữ nên mới có sự hiểu nhầm như vậy. Hiện nhà trường đang phối hợp với chính quyền địa phương xác minh lại thông tin để các HS yên tâm học tập," ông Hoàng cho biết.
Ông An Văn Sáu, Trưởng phòng GD-ĐT H.Tu Mơ Rông, khẳng định thông tin về nghi vấn bắt cóc xảy ra trên địa bàn Trường THCS Đăk Hà là chưa chính xác. Hiện phòng đang phối hợp cùng công an huyện xác minh làm rõ, tránh gây hoang mang trong phụ huynh và HS.
Chiều 7.11, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Cáp Văn Hoàng, Chánh văn phòng UBND H.Tu Mơ Rông, cho biết đã giao cho UBND xã Đăk Hà xác minh, làm rõ sự việc; đồng thời phải báo cáo sớm về UBND huyện để có các biện pháp xử lý cụ thể, tránh gây hoang mang cho người dân.
Tu Mơ Rông là huyện xa xôi, hẻo lánh nhất của tỉnh Kon Tum với đa phần là người đồng bào dân tộc thiểu số.
Theo thanhnien
Nhật Bản hỗ trợ phát triển giáo dục cho trẻ dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum và Lai Châu Với số tổng số tiền tài trợ lên tới 1.7 tỷ USD từ Bộ Ngoại giao Nhật Bản, dự án "Cải thiện giáo dục cấp mẫu giáo và tiểu học của người dân tộc thiểu số tại 2 tỉnh Lai Châu và Kon Tum" được tổ chức Plan International triển khai trong 3 năm. Dự án đã chính thức kết thúc vào tháng...