Đào tạo nhân lực chưa gắn với phát triển khoa học và công nghệ
Phát triển công nghiệp vật liệu, đặt ra vấn đề quan trọng là nguồn nhân lực. Cần có những chính sách và cơ chế để phát triển ngành quan trọng này.
Phát biểu chỉ đạo và đề dẫn tại Hội thảo khoa học “ Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp vật liệu đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045″, ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, thực tiễn trên thế giới cho thấy không có quốc gia nào tiến hành công nghiệp hóa thành công và có nền công nghiệp phát triển mà không có ngành công nghiệp vật liệu phát triển, bởi đây là ngành công nghiệp nền tảng, đóng vai trò cung cấp đầu vào cho tất cả các lĩnh vực sản xuất cũng như tiêu dùng của xã hội.
Việt Nam có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển ngành công nghiệp vật liệu. Dù vậy, phải thừa nhận một thực tế là ngành công nghiệp vật liệu của nước ta phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, mong muốn và yêu cầu đặt ra.
Nguyên vật liệu trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nhiều ngành, lĩnh vực sản xuất quan trọng, dẫn đến phụ thuộc nguyên vật liệu nhập khẩu, do đó ảnh hưởng đến năng lực tự chủ, tự cường của nền kinh tế. Sức cạnh tranh của nhiều ngành vật liệu còn hạn chế cả về trình độ công nghệ, năng lực sản xuất, chất lượng và chi phí.
Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh
Có nhiều nguyên nhân nhưng một trong những nguyên nhân chủ yếu là nguồn nhân lực của ngành công nghiệp vật liệu còn thiếu và yếu. Đào tạo nguồn nhân lực chưa gắn kết chặt chẽ với phát triển khoa học và công nghệ. Cơ chế, chính sách cho phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp vật liệu nói riêng còn nhiều bất cập.
Trưởng Ban Kinh tế Trung Ương cho rằng, trước yêu cầu phát triển công nghiệp đất nước trong giai đoạn mới, trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng với việc thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới cũng như sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đòi hỏi Việt Nam cần có tư duy và cách tiếp cận mới trong phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp vật liệu trong thời gian tới.
Phát triển nguồn nhân lực
Video đang HOT
Ông Huỳnh Thành Đạt, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN khẳng định nhiệm vụ chiến lược của ngành KH&CN đối với phát triển ngành công nghiệp vật liệu trong thời gian tới là “Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo thực sự là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp vật liệu, phát triển nguồn nhân lực KH&CN ngành công nghiệp vật liệu của Việt Nam tương xứng với tiềm năng, đáp ứng nhu cầu, chủ động phát triển các ngành kinh tế”.
Công nghiệp vật liệu phát triển chưa tương xứng với tiềm năng
Giám đốc Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Vũ Hải Quân nhìn nhận, kết quả đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học của Đại học Quốc gia thành phố trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực, đáng khích lệ. Tuy nhiên, kết quả đó vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước, chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của Đại học Quốc gia thành phố.
Theo ông Vũ Hải Quân, chiến lược phát triển giai đoạn mới của Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh với trọng tâm tiếp tục đẩy mạnh sứ mạng tạo ra những công trình nghiên cứu khoa học quan trọng, là nơi đi đầu trong đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng giáo dục đại học góp phần đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
Để thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp vật liệu tại Việt Nam, ông Kon Yohichi (Viện trưởng Viện nghiên cứu thuộc Công ty Cổ phần hóa học kim loại Tokyo, Nhật Bản) cũng đề xuất cụ thể chương trình đào tạo nguồn nhân lực thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp vật liệu Việt Nam.
Ông Kon Yohichi nhấn mạnh đến việc kết nối, hợp tác với các quốc gia, các tập đoàn, doanh nghiệp có nền công nghiệp phát triển; đặc biệt là mời gọi các nhà nghiên cứu, chuyên gia quốc tế đã nghỉ hưu có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, yêu thích khoa học công nghệ tham gia hợp tác, hướng dẫn, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển ngành công nghiệp vật liệu trên thế giới.
Nhằm hiện thực hóa được điều này, các chuyên gia cho rằng cần có những cơ chế, chính sách cụ thể mang tính đặc thù để tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp vật liệu. Từ đó, đảm bảo được tính tự chủ trong sản xuất công nghiệp, đảm bảo được năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của cộng đồng doanh nghiệp, của sản phẩm và của các ngành công nghiệp, trong đó có công nghiệp vật liệu.
'Nguồn nhân lực của ngành công nghiệp vật liệu còn thiếu và yếu'
Tại Việt Nam, nguyên vật liệu chưa đáp ứng được nhu cầu của nhiều ngành, lĩnh vực sản xuất, dẫn đến phụ thuộc nguyên vật liệu nhập khẩu, do đó ảnh hưởng đến năng lực tự chủ, tự cường của nền kinh tế.
"Việt Nam có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển ngành công nghiệp vật liệu. Dù vậy, ngành công nghiệp vật liệu của nước ta phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, mong muốn và yêu cầu đặt ra. Có nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan, song một trong những nguyên nhân chủ yếu là nguồn nhân lực của ngành công nghiệp vật liệu còn thiếu và yếu; đào tạo nguồn nhân lực chưa gắn kết chặt chẽ với phát triển khoa học và công nghệ."
Nội dung trên được Trưởng Ban Kinh tế Trung ương-Trần Tuấn Anh nhấn mạnh tại Hội thảo quốc tế "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp vật liệu đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" diễn ra ngày 10/4.
Ngành công nghiệp nền tảng
Ông Trần Tuấn Anh chỉ ra tính cấp thiết trong việc phát triển ngành, bởi các quốc gia trên thế giới muốn tiến hành công nghiệp hóa thành công đều có ngành công nghiệp vật liệu phát triển. Đây là ngành công nghiệp nền tảng, đóng vai trò cung cấp đầu vào cho tất cả các lĩnh vực sản xuất cũng như tiêu dùng của xã hội.
Tại Việt Nam, nguyên vật liệu trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu của nhiều ngành, lĩnh vực sản xuất quan trọng, dẫn đến phụ thuộc nguyên vật liệu nhập khẩu, do đó ảnh hưởng đến năng lực tự chủ, tự cường của nền kinh tế.
"Sức cạnh tranh của nhiều ngành vật liệu còn hạn chế cả về trình độ công nghệ, năng lực sản xuất, chất lượng và chi phí. Điều này do công tác đào tạo nguồn nhân lực chưa gắn kết chặt chẽ với phát triển khoa học và công nghệ và cơ chế; chính sách cho phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp vật liệu nói riêng còn nhiều bất cập," ông Trần Tuấn Anh nói.
Vì vậy, trước yêu cầu phát triển công nghiệp đất nước trong giai đoạn mới, trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng với việc thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới cũng như sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh: "Việt Nam cần có tư duy và cách tiếp cận mới trong phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp vật liệu trong thời gian tới."
Chú trọng từ trong đào tạo
Tại hội thảo, ông Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết ngành công nghệ vật liệu mới được xác định là một trong bốn lĩnh vực công nghệ cao được ưu tiên (cùng với công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, và công nghệ tự động hoá). Từ năm 2001 luôn có một chương trình khoa học và công nghiệp trọng điểm cấp quốc gia về nghiên cứu, ứng dụng và phát triển vật liệu mới. Bên cạnh đó, các nội dung nghiên cứu, ứng dụng vật liệu cũng đã được ưu tiên lồng ghép trong các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia khác.
Bộ trưởng nhấn mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đã hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp trong nước tăng cường tiềm lực, đặc biệt góp phần đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ nghiên cứu, qua đó làm chủ được các công nghệ mới, tiên tiến của thế giới.
"Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo thực sự là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp vật liệu . Việc phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ ngành công nghiệp vật liệu của Việt Nam phải tương xứng với tiềm năng, đáp ứng nhu cầu, chủ động phát triển các ngành kinh tế," ông Đạt nói.
Tại hội thảo, các tham luận tập trung phân tích, làm rõ tình hình phát triển công nghiệp và ngành công nghiệp vật liệu của Việt Nam, thực trạng nguồn nhân lực cũng như nhận diện bối cảnh, xu thế và tư duy, cách tiếp cận mới trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đạo hóa đến năm 2030, tầm nhìn 2045...
Đại diện trong lĩnh vực đào tạo, ông Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh cho biết trong chiến lược phát triển giai đoạn mới của trường là tiếp tục tạo ra những công trình nghiên cứu khoa học quan trọng đồng thời đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng giáo dục đại học góp phần đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
Hội thảo quốc tế "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp vật liệu đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045," ngày 10/4. (Ảnh: Vietnam )
Tại Việt Nam, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Để thực hiện các mục tiêu này, Nghị quyết Đại hội XIII đã xác định 3 đột phá chiến lược và 12 định hướng lớn, trong đó một định hướng rất quan trọng là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên nền tảng của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và những thành tựu công nghệ của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Xuất phát từ yêu cầu này, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã giao Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan và các chuyên gia trong nước và quốc tế nghiên cứu, xây dựng Đề án "Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045," dự kiến trình Hội nghị Trung ương lần 6 vào năm 2022.
Theo đó, hội thảo quốc tế về phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp vật liệu đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại là một chủ đề quan trọng liên quan đến nội dung của Đề án trên./.
Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp vật liệu đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước. (Ảnh: Vietnam )
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để đón "sóng" đầu tư Trong khi Việt Nam đang trở thành điểm đến đầu tư lí tưởng, việc sẵn sàng một nguồn nhân lực có trình độ cao là một trong những yếu tố tiên quyết để thu hút dòng vốn đầu tư. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang phát triển mạnh mẽ, đây là cơ hội lớn trong quá trình đẩy mạnh công...