Đào tạo nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp đáp ứng việc khôi phục sản xuất
Sau khi các địa phương nới lỏng giãn cách và bước vào giai đoạn bình thường mới, nhiều doanh nghiệp từng bước khôi phục sản xuất, nhu cầu tuyển dụng lao động tăng.
Tuy nhiên, việc đào tạo lại nghề vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp quan tâm, khi mới chỉ có 20 doanh nghiệp đăng ký đào tạo lại theo Nghị quyết 68 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.
Đào tạo nghề gắn với thực tế nhu cầu của doanh nghiệp.
PGS TS Dương Đức Lân, Uỷ viên Tiểu ban Giáo dục Nghề nghiệp, thuộc Hội đồng Quốc gia giáo dục và Phát triển nhân lực, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho rằng: Cần phải đặt câu hỏi vì sao quá trình tái đào tạo nghề theo Nghị quyết 68 từ quỹ Bảo hiểm thất nghiệp lại chậm? Sao cả nước mới chỉ có 20 doanh nghiệp đăng ký theo chương trình này? Lý do là gì? Phải chăng là tính hiệu quả, tính thiết thực không cao?
“Để trả lời các câu hỏi này, việc đào tạo của các giáo dục nghề nghiệp phải đào tạo hướng “cầu”. Tức là đào tạo đúng yêu cầu doanh nghiệp cần, cái lao động thiếu. Thực tế hiện nay chúng ta vẫn đào tạo theo hướng 1 giáo trình, dạy theo những gì cơ sở giáo dục nghề nghiệp có, kết thúc khóa học, học sinh nhận chứng chỉ là xong. Do đó, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp sớm khảo sát chính 20 doanh nghiệp đã đăng ký xem quá trình làm thủ tục để đăng ký đào tạo lại còn vướng mắc gì không?”, ông Dương Đức Lân đề xuất.
Có một thực tế là hiện nay, 80% lao động trong các doanh nghiệp là lao động phổ thông, chỉ cần đào tạo 1 tuần là đáp ứng được công việc. Tất cả đều làm việc theo dây chuyền, nếu đào tạo lại thì sẽ đào tạo cái gì. Liệu lao động, doanh nghiệp có nhu cầu không? Do đó, với việc đào tạo lại phải đào tạo theo hướng doanh nghiệp cần gì thì đào tạo nấy và đào tạo tại doanh nghiệp.
Video đang HOT
“Tôi cho rằng cần phải đổi mới sáng tạo trong đào tạo. Ngoài việc thống kê, lên danh sách người học, cần phải thống kê sự thiếu hụt các kỹ năng cụ thể của từng lao động để có thể soạn bài giảng phù hợp, để đáp ứng nhu cầu người học”, ông Dương Đức Lân cho biết.
Còn đối với chương trình đào tạo nhân lực đáp ứng cuộc nhu cầu chuyển đổi số thì bài giản theo hướng đại trà, đồng loạt và sao đó tùy nhu cầu của doanh nghiệp có đào tạo chuyên sâu.
Ông Dương Đức Lân cho rằng, về lâu dài, để nguồn nhân lực Việt đáp ứng các chuẩn mực của lao động toàn cầu, chúng ta cần một đề án về phát triển giáo dục nghề nghiệp. Đề án này sẽ giúp doanh nghiệp, người sử dụng lao động, các chuyên gia có cái nhìn tổng thể về Giáo dục nghề nghiệp, từ đó, có các kiến nghị về chính sách để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao một cách bài bản.
Còn PGS.TS Trần Quốc Toản, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; đối với địa phương, việc thu hút người lao động quay trở lại là bài toán của chính sách. Hiện nay, số lượng lao động quay trở lại chưa được 100%. Vậy một dấu hỏi cần xem xét tại sao lao động không quay trở lại được 100%, lý do vì sao.
Việc thu hút lao động gắn liền với việc gắn bó lâu dài. Việc lao động ồ ạt trở về quê vừa qua cho thấy việc chăm lo đời sống lao động chưa tốt. Đơn cử, như ở TP Hồ Chí Minh, số lao động tự do rất lớn, nhưng có bao nhiêu lao động có ý định gắn bó lâu dài ở thành phố hay chỉ hết tuổi lao động, họ lại về quê? Đáng chú ý có 70% lao động là thuê trọ trong nhà dân, chật chội, nên khi bị ngừng, nghỉ việc là cuộc sống khó khăn.
Khôi phục lại hoạt động doanh nghiệp cần 4 chính sách, đó là lao động nhập cư; chính sách xã hội và an sinh xã hội; y tế phòng chống dịch và thích ứng đào tạo; đào tạo lại nguồn nhân lực.
“Để doanh nghiệp khôi phục sản xuất, nhất là khi lao động quay trở lại không gắn bó với nghề cũ và chuyển nghề thì yêu cầu tiếp theo sau khi ổn định chỗ ở là đào tạo nghề. Tuy nhiên, việc đào tạo này gắn liền với doanh nghiệp, dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp. Chính sách đào tạo lại nghề theo Nghị quyết 68 đã có cách đây 4 tháng, nhưng mới có 20 doanh nghiệp đăng ký đào tạo lại. Vì vậy, các địa phương cần yêu cầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp xem lại kế hoạch tuyên truyền, thủ tục đã thuận lợi chưa?”, ông Trần Quốc Toản cho biết.
Đào tạo nghề cho LĐNT: Điều chỉnh để thích ứng
Thời gian qua Quảng Ninh đã đẩy mạnh thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Từ đó, giúp nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn tỉnh, mở ra cơ hội tìm kiếm việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, góp phần giảm nghèo ở địa phương.
Trong giai đoạn 2015-2020, toàn tỉnh đã tuyển sinh và tổ chức đào tạo cho 30.865 LĐNT, góp phần đưa số lao động phát huy được hiệu quả sau đào tạo đạt 86,87% so với số lao động được hỗ trợ đào tạo.
Mô hình trồng ổi Đài Loan của hộ anh Ân Văn Kim (xã Sơn Dương, TP Hạ Long) là một trong những học viên được tham gia lớp đào tạo nghề cho LĐNT giai đoạn 2015-2020.
Có được kết quả trên, các cấp, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp thực hiện. Hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề được triển khai khá đồng bộ và hiệu quả. Các địa phương thực hiện nghiêm túc việc rà soát nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn, cũng như rà soát các ngành nghề của địa phương đang có xu hướng phát triển.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT, gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các địa phương đã tập trung tổ chức đào tạo theo vị trí việc làm tại doanh nghiệp, đào tạo nghề theo các mô hình thí điểm có hiệu quả, đào tạo và hỗ trợ lao động tự tạo việc làm để phát triển kinh tế hộ gia đình... Qua thực tiễn, việc triển khai hoạt động hỗ trợ LĐNT học nghề có nhiều mô hình hiệu quả.
Đơn cử như các lớp đào tạo nghề nông nghiệp đã có sự phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp bao tiêu đầu ra đạt chất lượng chuẩn cho nông dân. Đối với các lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp, ngoài việc hỗ trợ đào tạo cho người lao động là LĐNT đang làm việc tại doanh nghiệp chưa qua đào tạo nghề, đào tạo cho người lao động tham gia tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp, nhiều học viên sau khi đào tạo đã thành lập các tổ đội xây dựng, mỗi tổ có khoảng 15-20 lao động, thu nhập bình quân từ 4-6 triệu đồng/người/tháng; thành lập các tổ nấu ăn phục vụ cho việc hiếu, hỷ, hội nghị, nấu ăn cho các lớp bán trú tại các trường mầm non, tiểu học, đáp ứng nhân lực cho các quán ăn, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn, mức lương từ 5-10 triệu đồng/tháng.
Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề thích ứng với tình hình thực tế, năm 2021, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 40/KH-UBND về hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có đào tạo nghề cho LĐNT.
Sở LĐ-TB&XH phối hợp với TX Đông Triều và các doanh nghiệp tổ chức tư vấn, định hướng nghề nghiệp, tuyển dụng lao động. (Ảnh chụp tháng 7/2020)
Mục tiêu tỉnh đặt ra trong năm 2021, hỗ trợ đào tạo nghề cho 1.935 lao động, trong đó có LĐNT; đảm bảo tỷ lệ lao động phát huy hiệu quả sau đào tạo tối thiểu từ 80% trở lên. Để phù hợp với xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, các lao động được đào tạo chủ yếu tập trung vào nghề phi nông nghiệp (1.370 người), còn lại là nông nghiệp. Đặc biệt, việc đào tạo nghề dưới 3 tháng cho lao động, trong đó có LĐNT sẽ thực hiện theo vị trí việc làm tại doanh nghiệp, để doanh nghiệp tuyển dụng lao động vào làm việc ổn định; đào tạo nghề theo các mô hình thí điểm có hiệu quả; đào tạo và hỗ trợ lao động tự tạo việc để phát triển kinh tế hộ gia đình; ưu tiên hỗ trợ đào tạo cho các đối tượng là nông dân nòng cốt tại các địa phương.
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh có 22.330 người được tuyển sinh, đào tạo nghề nghiệp, đạt 58,76% kế hoạch năm 2021. Trong đó, trình độ cao đẳng và trung cấp là 2.644 người, còn lại là đào tạo sơ cấp.
Với việc tập trung đào tạo lao động trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng cho LĐNT như kế hoạch đề ra trong năm 2021 sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả các lớp đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho LĐNT, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, bảo đảm sự hài hòa giữa nhu cầu của người lao động với yêu cầu của thị trường lao động.
Hơn 140.000 lao động ngoại tỉnh đã quay lại TP.HCM làm việc Theo lãnh đạo Sở Lao động Thương binh và Xã hội, lao động từ các tỉnh quay trở lại TP.HCM làm việc dự kiến tiếp tục tăng trong thời gian tới. Tại họp báo chiều 18/10, trả lời câu hỏi của Zing về tình hình đón lao động từ các tỉnh quay lại TP.HCM làm việc, ông Nguyễn Văn Lâm - Phó giám...