Đào tạo nghề để… giữ làng nghề
Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm 58,8% tổng số đơn vị hành chính trong toàn thành phố. Tuy nhiên, nhiều làng nghề đang dần mai một thành làng có nghề do hoạt động truyền nghề, dạy nghề cho lao động địa phương không được thực hiện.
Mai một làng nghề
Gia đình ông Nguyễn Viết Chiến (Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội) là một trong số hơn 200 hộ trồng đào ở làng đào truyền thống Phú Thượng. Trồng đào là nghề truyền thống, mang lại hiệu quả lợi nhuận kinh tế khá cao. Mỗi vụ đào, ông Chiến thu về từ 400-700 triệu đồng. Thế nhưng khi khuyên các con theo nghiệp trồng đào của bố thì chẳng ai hào hứng. Mặc dù là người trồng đào có tiếng khắp làng Phú Thượng, mang trong mình bao bí kíp, kinh nghiệm trồng đào thế, đào cành nhưng ông Chiến cũng đành ngậm ngùi giữ cho riêng mình.
Làng nghề tăm hương ở xã Quảng Phú Cầu, Hà Nội đang thiếu lao động. Ảnh: Minh Nguyệt
Có tới 90,4% số làng nghề thiếu lao động, chỉ 9% số làng nghề đủ lao động và 0,6% số làng nghề thừa lao động. Nguyên nhân là có nhiều thanh niên hiện không thích học nghề”. Ông Đào Văn Tiến – Vụ trưởng
Vụ Dạy nghề thường xuyên
Video đang HOT
(Tổng cục Dạy nghề, Bộ LĐTBXH)
Ông Nguyễn Anh Tuấn – chủ cơ sở sản xuất tăm hương ở thôn Quảng Nguyên (xã Quảng Phú Cầu, Hà Nội) cho biết, mặc dù công việc cũng cho thu nhập khá nhưng năm nào các cơ sở sản xuất ở xã cũng thiếu lao động. “Từ nhiều năm nay, chúng tôi toàn phải tuyển lao động ở những xã khác, thậm chí là các tỉnh khác. Lao động làm thời vụ, thích thì làm không thích thì nghỉ. Có lần nhận lao động về đào tạo mãi, làm chưa nổi 2-3 tháng lại nghỉ việc” – ông Tuấn nói.
Ông Lê Văn Dịu – Chủ tịch UBND xã Quảng Phú Cầu cho biết: Sản xuất tiểu thủ công nghiệp chiếm tới 50% cơ cấu kinh tế của xã, trong đó 65% là do sản xuất tăm hương, thu hút hơn 600 lao động. Mỗi năm, nghề tăm hương mang lại thu nhập hàng chục tỷ đồng. Thu nhập trung bình của mỗi lao động ở làng nghề đạt từ 3,5 -5 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, hiện nay không còn nhiều người muốn gắn bó với nghề, nhất là thế hệ trẻ.
Nâng cao năng lực cho chủ cơ sở sản xuất
Trước thực trạng làng nghề bị đe dọa, khó mà giữ nghề, mới đây UBND TP.Hà Nội vừa ký ban hành Kế hoạch số 36/KH-UBND về hoạt động của Ban Chỉ đạo phát triển nghề và làng nghề TP.Hà Nội năm 2017. Kế hoạch đưa ra mục tiêu đào tạo nghề, truyền nghề, nhân cấy nghề cho khoảng 30.000 lao động (bao gồm cả nguồn khuyến công, khuyến nông và đào tạo nghề cho lao động nông thôn). Đồng thời, thực hiện tập huấn nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp cho khoảng 100 chủ doanh nghiệp là giám đốc, phó giám đốc và chủ các cơ sở sản xuất làng nghề.
Bà Nguyễn Thanh Nhàn – Phó Giám đốc Sở LĐTBXH Hà Nội phụ trách về công tác đào tạo nghề thừa nhận những khó khăn trong công tác dạy nghề cũng như đào tạo nghề cho lao động ở các làng nghề truyền thống của Hà Nội. Bà Nhàn cho rằng kế hoạch này sẽ góp phần đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ phát triển các sản phẩm làng nghề của địa phương thông qua việc xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể; tạo vị thế cho các sản phẩm làng nghề, nâng sức hội nhập, tính cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu.
Theo Danviet
Đổi mới dạy nghề để nông dân vượt khó
Cuối tháng 12.2016, Bộ NNPTNT đã phê duyệt kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2016-2020. Mục tiêu trọng điểm là đào tạo nghề gắn với sản xuất hàng hóa, sản xuất công nghệ cao.
Nâng cao cả chất lẫn lượng
Theo ông Tạ Hữu Nghĩa - Trưởng phòng giảm nghèo Cục Kinh tế hợp tác (Bộ NNPTNT), vào cuối tháng 12.2016, đơn vị này đã phê duyệt ban hành kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) trong giai đoạn mới. Theo đó, mục tiêu đào tạo nghề cho hơn 1,4 triệu LĐNT. Riêng trình độ sơ cấp dưới 3 tháng là 1 triệu người. Trong đó, tỷ lệ LĐNT có việc làm ngay sau đào tạo đạt 80%. Tổng kinh phí thực hiện kế hoạch này là 2.000 tỷ đồng.
Đào tạo nghề cho LĐNT giai đoạn mới với tổng số vốn đầu tư lên tới 2.000 tỷ đồng (ảnh dạy nghề chăn nuôi thú y cho LĐNT ở Hà Giang). Ảnh: Minh Nguyệt
Thời gian tới Bộ NNPTNT sẽ ưu tiên dạy nghề cho những vùng được liên kết có quy hoạch để sản xuất hàng hóa, vùng người dân biết tổ chức sản xuất và có nhu cầu thực sự". Bà Nguyễn Hoàng Yến - Phó
Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác
Ông Nghĩa cho biết, các ngành nghề được đào tạo chủ yếu sẽ là: Sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, nghề rừng, nghề nuôi trồng, đánh bắt, khai thác thủy sản, chế biến nông, lâm, thủy sản và nghề muối cho người dân vùng nghèo, vùng đặc biệt khó khăn; ngành nghề đào tạo để thực hiện các chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng phó với biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường biển.
"So với giai đoạn trước giai đoạn này dạy nghề cho LĐNT sẽ tập trung ưu tiên cho lao động vùng đặc biệt khó khăn. Thay vì dạy theo nhu cầu thì giờ đây sẽ chuyển mạnh sang dạy nghề theo định hướng" - ông Nghĩa nói.
Tăng kinh phí đào tạo và hỗ trợ
Không chỉ đổi mới về cách tiếp cận, mục tiêu và phương pháp, vấn đề kinh phí thực hiện và kinh phi hỗ trợ cho LĐNT tham gia học nghề cũng được đầu tư mạnh trong giai đoạn 2016-2020.
Theo ông Nghĩa mức hỗ trợ cho LĐNT tham gia học nghề đã được điều chỉnh tăng hơn nhiều và được quy định trong Quyết định 46/2015/QĐ - TTg.
Theo quyết định này, mức hỗ trợ tiền ăn gấp đôi. Nếu trước đây, một người học chỉ được hỗ trợ tiền ăn 15.000 đồng người/ngày thì giờ đã tăng lên 30.000 đồng người/ngày. Mức hỗ trợ tiền học cũng tăng từ 2 triệu đồng người/khóa học (mức hỗ trợ tối đa), nay tăng lên từ 2,5 đến 3 triệu đồng/người/khóa học. Ngoài ra, Nhà nước còn hỗ trợ 200.000 đồng tiền xe/khóa học với những đối tượng nhà ở cách xa nơi học 15 km. Riêng với các đối tượng người khuyết tật, tham gia học nghề thì mức hỗ trợ tối đa là 6 triệu đồng người/khóa học và tiền hỗ trợ đi lại là 300.000 người/khóa học nếu chổ ở cách xa nơi học 5km.
Theo bà Nguyễn Hoàng Yến - Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác, so với dự thảo đề án Dạy nghề giai đoạn mới trước đó thì mức kinh phí đầu tư cũng đã cao hơn. Trước đó, trong dự thảo mức kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề giai đoạn 2016 - 2020 chỉ đạt hơn 1.700 tỷ đồng.
Theo Danviet
Nuôi, trồng bài bản sau học nghề Nhờ tham gia các lớp dạy nghề trồng trọt, chăn nuôi, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Ninh Giang (Hải Dương) đã biết cách tổ chức sản xuất hiệu quả, từng bước vươn lên thoát nghèo. Nông dân chỉ nhau cách làm ăn Vốn liếng ban đầu chỉ có vài sào ruộng, vợ chồng ông Nguyễn Thế Bang trú tại thôn Động...