Đào tạo nghề cho LĐ nông thôn – nông dân, nông nghiệp hưởng lợi!
LTS: Ngày 27.11.2009, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 1956 phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020″ và đến ngày 1.7.2015 ban hành Quyết định 971 sửa đổi. Sau hơn 2 năm thực hiện Quyết định 971, đến nay chương trình đã đào tạo được hàng trăm nghìn lao động. Theo Bộ NNPTNT, để chương trình có được kết quả tốt, tới đây việc đào tạo nghề cần phải gắn với chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Năm 2017 là năm thứ 2 thực hiện đào tạo nghề thuộc nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đào tạo nghề nông nghiệp. Tính đến nay, đã có trên 160.000 người được học nghề nông nghiệp
Đa dạng hóa công tác đào tạo nghề
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo đào tạo nghề (Bộ NNPTNT), sau 9 tháng triển khai công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, đến nay tổng số người được học nghề đã lên đến 162.180/210.430 người (đạt 77% kế hoạch đề ra).
Công nhân được đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm ngay tại một doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội). Ảnh: Trần Quang
Trong đó, kết quả đào tạo nghề nông nghiệp ở các địa phương sau 9 tháng đầu năm đã đạt khoảng 120.000/210.430 lao động, đối tượng được đào tạo chủ yếu là lao động thực hiện các chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp với khoảng 43.000 là thành viên HTX (trong đó 950 cán bộ quản lý HTX) và lao động liên kết với doanh nghiệp; 41.000 là lao động nông nghiệp và trang trại chủ yếu cho vùng sản xuất hàng hóa; đào tạo để an sinh xã hội nông thôn khoảng 36.000 lao động cho các vùng khó khăn.
Cùng với đó là việc đào tạo nghề từ nguồn xã hội hóa, theo báo cáo chưa đầy đủ của các doanh nghiệp, hiệp hội, đã đạt trên 40.000 lao động.
Cũng theo Ban chỉ đạo đào tạo nghề, việc triển khai nguồn vốn năm 2016 thực hiện cho năm 2017, các địa phương đã mở 48 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho 1.600 lao động nông thôn làm việc trong các doanh nghiệp, HTX hoặc có tham gia liên kết sản xuất với các doanh nghiệp, HTX, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp… và 17 lớp đào tạo nghề để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ kế toán cho 580 cán bộ HTX, ưu tiên cho các HTX thực hiện Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 21.3.2016 của Thủ tướng Chính phủ. Sau đào tạo, ít nhất 80% số người học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn.
Video đang HOT
Sau 9 tháng triển khai, tổng kinh phí đào tạo nghề nông nghiệp được phân bổ ở các địa phương là 210.159 tỷ đồng.
Đến hết tháng 9.2017, các mô hình đã thực hiện được 90% kế hoạch. Các mô hình đã thực hiện theo chủ trương chỉ đạo của Bộ NNPTNT là đào tạo cho lao động làm trong các doanh nghiệp, HTX có liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, như mở lớp đào tạo nghề trồng, khai thác mủ cao su cho lao động liên kết sản xuất với Tổng Công ty Cao su Việt Nam; nghề nuôi tôm theo VietGAP cho lao động tham gia sản xuất với Công ty Thủy sản Quảng Ninh; nghề sản xuất lúa chất lượng cho lao động liên kết với Tổng Công ty Lương thực miền Nam… Đến nay, một số lớp đã học xong, lao động có việc làm ổn định, được các doanh nghiệp sử dụng hiệu quả.
Riêng việc triển khai nguồn vốn năm 2017, chương trình đã mở 57 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho gần 2.000 lao động nông thôn làm việc trong các doanh nghiệp, nông dân có tham gia liên kết sản xuất với các doanh nghiệp, HTX và mở 5 lớp đào tạo nghề để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ kế toán cho 170 cán bộ hợp tác xã.
Vẫn còn một số tồn tại
Theo báo cáo, bên cạnh các mặt được, thực tế việc tổ chức đào tạo vẫn còn nhiều hạn chế, như một số địa phương bám theo định hướng chỉ đạo của Bộ, chưa điều chỉnh kế hoạch, vẫn đào tạo theo nếp cũ (phân bổ kinh phí đào tạo nghề cho huyện, thậm chí đến xã), dẫn đến việc xác định nhu cầu, đối tượng và tổ chức đào tạo nghề khó khăn, phân tán; chưa đi vào đào tạo nghề cho lao động làm việc ở doanh nghiệp, HTX, vùng sản xuất hàng hóa, sản xuất công nghệ cao, dẫn đến hiệu quả đào tạo nghề không cao.
Đặc biệt là hiệu quả dạy nghề cho lao động nông thôn không đồng đều giữa các vùng. Các vùng trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên có số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề và tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau học nghề thấp hơn các vùng khác, trong khi kinh phí Trung ương hỗ trợ bình quân luôn bằng hoặc cao hơn mức hỗ trợ của các vùng khác. Đáng chú ý là đối tượng nông thôn được học nghề và lao động nông thôn sau học nghề không được vay vốn để mở rộng phát triển sản xuất nên hiệu quả sau đào tạo không cao.
Bên cạnh đó, việc xác định danh mục nghề nông nghiệp vẫn còn dàn trải, chưa xuất phát từ quy hoạch sản xuất nông nghiệp, quy hoạch xây dựng nông thôn mới và yêu cầu làm nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp… dẫn đến hiệu quả không cao.
Ngoài ra, một bộ phận lao động chưa xác định học nghề để nâng cao trình độ phát triển sản xuất cho bản thân, gia đình, vẫn học theo phong trào. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề của một số đơn vị đào tạo nghề cấp huyện và các tổ chức đoàn thể tham gia đào tạo nghề vẫn còn thiếu về số lượng và còn hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ…
Theo Danviet
Dạy nghề cho LĐ nông thôn: Năm sắp hết, kế hoạch vẫn...chờ phê duyệt
Đây là câu chuyện của huyện Đông Anh (Hà Nội). Dù "năm hết tết đến", nhưng kế hoạch dạy nghề 2017 của Đông Anh vẫn chưa được phê duyệt.
Thành công nhờ xây dựng mô hình điểm
Thực hiện Quyết định số 1956 về việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến nay huyện Đông Anh đã hoàn thành việc xác định nhu cầu người học với nhu cầu của thị trường lao động trên địa bàn huyện. Song song với đó, huyện xây dựng hiệu quả các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn.
Mô hình học nghề trồng rau sạch tại huyện Đông Anh. Ảnh: Thuỳ Anh
"Mục tiêu từ năm 2017 đến năm 2020 sẽ đào tạo trình độ sơ cấp nghề và dưới 3 tháng cho 8.015 người lao động. Sau đào tạo, phấn đấu tối thiểu 80% số người có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn". Phòng lao động huyện
Đông Anh thông tin
Ông Nguyễn Văn Thành - chuyên viên Phòng Lao động huyện Đông Anh cho biết, thực tế khảo sát mô hình phát triển kinh tế địa phương thì thấy một số nghề có khả năng thu hút nhiều lao động như nghề trồng nấm, nghề sửa xe đạp, nghề chăn nuôi thú y. Đây là nghề đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương, sau khi ra trường, lao động có cơ hội tìm kiếm việc làm, sản phẩm có khả năng được tiêu thụ tốt.
Giai đoạn 2011-2016, huyện đã mở được 155 lớp dạy nghề cho 5.289 lao động nông thôn. Trong đó, nghề phi nông nghiệp là 108 lớp với số học viên là 3.705 người, nghề nông nghiệp là 47 lớp với số học viên là 1.584 người. Việc dạy nghề cũng được linh hoạt tại địa phương để người lao động dễ tham gia học tập. Có thể học tại nhà văn hóa thôn, xã, các nghề nông nghiệp thực hành tại ruộng, vườn, trang trại do cơ sở dạy nghề thuê của người lao động hoặc hợp tác xã.
Qua đó, 100% học viên học nghề nông nghiệp đều ký cam kết tự tạo việc làm tại nhà. Hơn 80% lao động nông thôn sau khi học nghề đã có năng suất lao động cao, góp phần tăng thu nhập. Riêng nghề trồng và chế biến nấm ăn, nấm dược liệu đạt 85%, nghề kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cảnh đạt 86%.
Chậm do không được phê duyệt
Ông Nguyễn Văn Hoàn - Trưởng phòng Lao động huyện Đông Anh cho biết, chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn gặp khó khăn từ việc xác định nhu cầu thị trường, tạo việc làm và đặc biệt chậm phê duyệt kế hoạch đào tạo.
Ông Hoàn cho rằng, công tác khảo sát nhu cầu học trên địa bàn ở một số nghề chưa sát với thực tế. Công tác tuyên truyền, tư vấn cho lao động chọn nghề và tham gia học nghề chưa phù hợp, chưa gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
Công tác kiểm tra, giám sát tổ chức lớp học nghề ở các xã chưa thường xuyên, một số xã chưa chủ động trong việc xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện đề án đào tạo nghề hàng năm. Một số ngành nghề lao động nông thôn có nhu cầu theo học cao như các nghề: sửa chữa và lắp ráp điện thoại, lái xe ô tô, sửa chữa ôtô... nhưng không nằm trong nhóm các ngành nghề được UBND TP.Hà Nội hỗ trợ theo Đề án 1956.
"Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, phòng, xưởng để thực hành còn gặp khó khăn và thiếu thốn. Một số cơ sở đào tạo nghề chưa cam kết hỗ trợ việc làm, bao tiêu sản phẩm cho lao động sau đào tạo nên không thu hút được người lao động tham gia học nghề" - ông Hoàn nói.
Theo Danviet
Chưa đạt mục tiêu về đào tạo các nghề tiên tiến Ông Trương Anh Dũng (ảnh)- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐTBXH) cho biết như vậy về việc triển khai đề án dạy nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) theo Quyết định số 1956 của Chính phủ. Việc đào tạo nghề cho LĐNT thời gian qua đã đạt kết quả ra sao, thưa ông? - Từ năm 2010 -...