Đào tạo một đằng, “kiếm cơm” một nẻo
Điều tra của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về việc chuyển tiếp từ trường học đến việc làm của thanh niên Việt Nam từ 15-29 tuổi cho thấy, việc làm của nhiều thanh niên chưa phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Nhiều chuyên gia cho rằng đây chính là nguyên nhân gây nên sự lãng phí, ảnh hưởng tới năng suất lao động.
Cung – cầu chưa gặp nhau
Nghiên cứu trên được thực hiện ở 53 nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, Tổng cục Thống kê thực hiện điều tra với sự hỗ trợ của ILO). Đợt đầu tiên được thực hiện trong năm 2012-2013 với mẫu khảo sát là hơn 2.700 thanh niên và đợt thứ hai trong năm 2015 với hơn 2.200 mẫu khảo sát.
Có tới gần 50% lao động không làm đúng chuyên ngành được đào tạo.
(Ảnh minh họa, chụp tại Công ty Tnhh Nippon Paint Việt Nam). Ảnh: M.N
Theo ILO, có tới hơn 97% số thanh niên được khảo sát đều đã từng đi học hoặc tham gia một chương trình đào tạo.
Kết quả điều tra chuyển tiếp từ trường học đến việc làm cho thấy mối tương quan chặt chẽ giữa trình độ học vấn và thời gian chuyển tiếp sang thị trường lao động của thanh niên: Các bạn trẻ có trình độ đại học cần trung bình 7,3 tháng để chuyển tiếp từ trường học sang công việc ổn định và thấy hài lòng đầu tiên, trong khi đó thời gian này cho người có trình độ trung học phổ thông là hơn 17 tháng.
Khoảng hơn một nửa thanh niên có việc làm đã được đào tạo đầy đủ cho công việc họ đang làm (50,5% lao động trẻ có bằng cấp phù hợp với yêu cầu công việc). Tuy nhiên, không phải tất cả thanh niên được đào tạo đều có thể tìm thấy công việc phù hợp với trình độ của họ; 26% lao động trẻ có trình độ học vấn cao hơn yêu cầu công việc đang làm. Mặt khác, có tới 23,5% lao động trẻ làm công việc có đòi hỏi cao về kỹ thuật nhưng không đáp ứng được.
Video đang HOT
Đáng chú ý, gần 2/3 (khoảng 64,2%) sinh viên theo khảo sát của ILO nói thích làm việc trong khu vực Nhà nước, bất chấp công việc đó không phù hợp với chuyên môn được đào tạo. Sự lựa chọn này, theo các chuyên gia về lao động việc làm của ILO cũng dễ hiểu bởi việc làm trong khu vực nhà nước có sự hấp dẫn do tính ổn định, nhưng khả năng cung cấp việc làm cho một số lượng lớn lao động trẻ ở khu vực này có giới hạn.
Điều tra chuyển tiếp từ trường học đến việc làm cũng cho thấy thị trường lao động đang không tận dụng được hết tiềm năng của lực lượng lao động trẻ ở nước ta. Có tới 43,1% lao động không làm đúng chuyên môn kỹ thuật được học trong trường ĐH. 34% thanh niên làm công việc tự do, hợp đồng dưới 12 tháng. 4,2% sinh viên sau tốt nghiệp thất nghiệp và 4,9% số được khảo sát vừa tốt nghiệp nhưng không làm bất cứ công việc gì.
Đáng chú ý tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên có trình độ đại học là 4,7%, trong khi tỷ lệ này ở thanh niên tốt nghiệp trung học phổ thông là 3%. Tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong năm 2015 thuộc nhóm thanh niên có trình độ tiểu học (6,4%).
Nhiều lao động trẻ vẫn còn ảo tưởng
Trong phiên giao dịch việc làm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, lao động Nguyễn Hữu Hoàng ở Hà Đông, Hà Nội (tốt nghiệp khoa Cơ điện, Trường Giao thông Vận tải Hà Nội) cho biết, mặc dù tốt nghiệp khoa này nhưng Hoàng lại có nhu cầu tìm việc làm quản lý kho. “Sau một thời gian tìm kiếm công việc, tôi thấy công việc làm kho hợp với tôi hơn. Mặc dù nghe có vẻ hơi mâu thuẫn và nhiều người cho rằng công nhưng tôi thấy công việc nào hợp, lương cao thì làm thôi” – anh Hoàng nói.
Bà Vũ Thị Thanh Liễu – Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết, quá trình giới thiệu việc làm cho lao động, trung tâm cũng từng tiếp nhận nhiều lao động học một đường, công việc một nẻo. Có bạn dù học chuyên ngành marketing nhưng lại không muốn làm công việc này. Nguyên nhân là bởi công việc này vất vả, lương thấp.
“Ngoài ra, một số bạn khác lại ảo tưởng trình độ mình rất cao, tốt nghiệp ĐH ra trường mà công việc không tốt, lương không cao thì thấy chưa tương xứng nên không muốn đi làm. Đây cũng chính là lý do khiến cho lao động thường mất nhiều thời gian (theo báo cáo nghiên cứu là 7 tháng) để tham gia vào thị trường lao động” – bà Liễu nói.
Bình luận về kết quả gần 50% lao động “học một đằng, kiếm cơm một nẻo”, bà Liễu cho rằng điều này chắc chắn có. “Với tính chất tư vấn việc làm cho lao động trên một khu vực hẹp, chúng tôi không dám khẳng định nghiên cứu trên là đúng hay sai, nhưng có một điều chắc chắn rằng, con số lao động tốt nghiệp ra trường làm công việc không đúng chuyên ngành là có, thậm chí còn là nhiều”.
Đánh giá ở góc độ rộng hơn, ông Chang-Hee Lee – Giám đốc ILO tại Việt Nam cho rằng, việc sinh viên tốt nghiệp ĐH ra trường không làm đúng chuyên ngành sẽ ảnh hưởng nhiều tới năng suất và chất lượng lao động. “Điều này có nghĩa là doanh nghiệp đang chưa tận dụng hết tiềm năng, năng suất của nhiều lao động trẻ, mặt khác lại không thể hoạt động ở mức năng suất lao động tối đa của mình bởi họ tuyển dụng lao động thiếu khả năng”.
Ông Khuất Văn Quyền – nhân viên tư vấn việc làm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội thì cho rằng, việc lao động trẻ không muốn làm đúng công việc dựa trên trình độ được đào tạo cũng gây khá nhiều khó khăn trong quá trình tuyển dụng của các công ty. Có những công ty sau 2-3 tháng tuyển lao động vẫn không tuyển đủ, tuyển đúng được lao động với chuyên môn họ cần, đành phải tuyển lao động trái ngành nghề và tự đào tạo lại từ đầu.
Còn TS Nguyễn Thị Lan Hương – Viện Khoa học lao động (Bộ LĐTBXH) cho rằng, nguyên nhân chính dẫn tới thực trạng này là do hệ giáo dục đào tạo của Việt Nam có vấn đề. Việc học sinh không được hướng nghiệp kỹ về ngành nghề khiến cho nhiều em vào trường ĐH chỉ để “thỏa được ước mơ ngồi giảng đường” khiến cho cả xã hội đang phải gánh chịu hậu quả.
Để giải quyết câu chuyện, học một đường, kiếm việc một nẻo, theo bà Hương cần phải xem xét lại từ khâu tư vấn hướng nghiệp, cho tới đào tạo, bố trí, tuyển dụng lao động.
Nên thay đổi cách đào tạo Cá nhân tôi hoàn toàn tin tưởng vào kết quả từ báo cáo nghiên cứu này của ILO và Tổng cục Thống kê. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng gần một nửa sinh viên ra trường không làm đúng chuyên môn, kỹ thuật. Trước hết phải kể tới việc cấp phép cho quá nhiều trường ĐH, chỉ tiêu tuyển sinh bị buông lỏng, việc đào tạo không sát với nhu cầu thị trường… Để xảy ra tình trạng này, một phần cũng là do sự quản lý của Nhà nước, trong đó có cả ngành giáo dục.
Theo tôi, thời gian tới, cần thực hiện tốt khâu tư vấn hướng nghiệp từ bậc trung học, bên cạnh đó, siết lại hoạt động tuyển sinh và đào tạo. Cần tăng cường khâu thực hành và kỹ năng mềm cho học sinh thay vì chỉ chú trọng lý thuyết. Có như vậy các em mới có thời gian gắn bó với ngành nghề, thêm yêu nghề. Đồng thời nhà trường cũng phải thực hiện khuyến khích khả năng tự tìm kiếm việc làm trong thị trường lao động, tăng tính năng động cho học sinh. PGS-TS Trần Xuân Nhĩ – nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT Làm trái ngành vì khôngxin được việc Em tốt nghiệp ngành quản lý đô thị, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, nhưng ra trường đã 7 tháng vẫn chưa tìm được việc làm phù hợp. Bố mẹ xin cho em vào làm văn phòng ở một quận, mặc dù không thích nhưng em cũng không có sự lựa chọn khác. Nhiều lúc cũng tiếc công thầy cô đào tạo 4 năm trời, nhưng giờ công việc bên này nhẹ nhàng, ổn định nên có muốn xin nghỉ chuyển việc cũng không được bố mẹ đồng ý. Nguyễn Thị Minh (Hoàng Mai, Hà Nội) Thuỳ Anh (ghi)
Theo Danviet
May vá cho đời khấm khá
Nhờ được đào tạo nghề may công nghiệp bài bản, hàng trăm hộ nông dân (ND) ở xã Cảnh Hưng, huyện Tiên Du (Bắc Ninh) có thu nhập ổn định. Lớp học này do Trung tâm Dạy nghề huyện Tiên Du phối hợp với Hội ND xã Cảnh Hưng phối hợp tổ chức.
Nghề phụ, thu nhập chính
Cơ sở may của chị Nguyễn Thị Thủy (đứng) đang tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Đức Thịnh
Bà Nguyễn Thị Thậm - Chủ tịch Hội ND xã Cảnh Hưng cho biết, vài năm trở lại đây, công việc đồng áng vất vả, nặng nhọc mà thu nhập lại thấp. Do đó, đa phần thanh niên trong làng, xã không còn thiết tha làm ruộng mà lên thành phố làm thuê hoặc xin vào các công ty, xưởng công nghiệp gần nhà làm công nhân.
Nhằm giúp ND có kiến thức khoa học kỹ thuật trong việc tự tạo việc làm tại chỗ, năm 2011, Hội ND xã Cảnh Hưng đã phối hợp với Trung tâm Dạy nghề huyện mở lớp dạy nghề may công nghiệp ngắn hạn cho 30 học viên là ND. ND học nghề xong sẽ nhận may gia công cho các công ty, doanh nghiệp may tư nhân đang phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh.
Theo bà Thậm, đáp ứng đúng nguyện vọng nên bà con tham gia lớp học nghề rất hào hứng. Theo quy định, số học viên tối đa mỗi lớp chỉ có 35 học viên, nhưng buổi học nào cũng có thêm các học viên dự thính. Với phương châm dạy là cầm tay chỉ việc và học đi đôi với hành, học viên tiếp thu kiến thức rất nhanh. Cứ buổi sáng học lý thuyết thì buổi chiều các học viên học thực hành ngay trên máy may công nghiệp.
Nói về hiệu quả của lớp học nghề, bà Thậm vui mừng nói, đến nay lớp học đã kết thúc được gần 5 năm, nhưng tất cả học viên đều phát huy hiệu quả kiến thức được học. Nhiều hộ ND không chỉ thạo nghề may vá mà còn mạnh dạn mở các xưởng may công nghiệp quy mô lớn. "Hiện toàn xã có hơn 20 xưởng may công nghiệp tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương. Từ nghề phụ, những năm gần đây, nghề may đã mang lại nguồn thu nhập chính cho nhân dân trong xã. Hầu hết, bà con ở độ tuổi 18 - 35 trên địa bàn xã đều chọn nghề may để phát triển kinh tế gia đình"-bà Thậm nhấn mạnh.
Ai cũng có thể học nghề
Là một trong những học viên thành công sau lớp học nghề may công nghiệp, chị Nguyễn Thị Thủy (thôn Thượng) hiện đang là chủ 1 cơ sở may khá lớn ở thôn Thượng. Chúng tôi tới thăm chị Thủy khi chị đang tất bật cùng công nhân hoàn thành những công đoạn may vá cuối cùng để kịp giao hàng cho khách. Vừa làm chị Thủy vui vẻ nói: "Trước đây, thu nhập của cả gia đình tôi chỉ trông chờ vào vài sào ruộng nên rất khó khăn. Vợ chồng tôi cũng định bỏ làng lên phố làm công nhân nhưng con còn quá nhỏ không đành đi. Năm 2011, đang loay hoay tìm hướng đi mới thì Hội ND đến động viên đi học nghề may công nghiệp".
Sau 3 tháng đào tạo, chị Thủy xin đi làm công nhân cho các cơ sở may công nghiệp gần nhà. Khi tay nghề đã vững cũng như tích lũy được chút vốn liếng, chị mạnh dạn mở xưởng may công nghiệp cho riêng mình. Khởi đầu chỉ với 2 máy may công nghiệp đến nay chị Thủy đã có gần 20 máy may, tạo công ăn việc làm cho 20 lao động tại địa phương với mức thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng.
Em Nguyễn Văn Tình - công nhân nam đang làm việc tại xưởng may của chị Thủy cho biết: "Lúc đầu em hơi ngại. Vào xưởng em mới biết có nhiều công đoạn phù hợp với nam giới như cắt may công nghiệp, các công đoạn là, đóng cúc hay đóng gói sản phẩm...".
Theo Danviet
Bán dâm nam thu nhập cao nhất 30 triệu đồng mỗi tháng Thu nhập của mại dâm nữ dao động từ 5 đến 20 triệu đồng/tháng. Người bán dâm nam trong các cơ sở cố định kiếm mỗi tháng từ 5 - 20 triệu, mức cao nhất là 30 triệu đồng. Ảnh minh họa Theo nghiên cứu của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Việt Nam hiện có hơn 100.000 lao động tình dục,...