Đào tạo lại, nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực những nghề xu hướng mới
Một số nghề đang là xu hướng với các kỹ năng mới sẽ được xây dựng và thí điểm triển khai đào tạo ở trình độ cao đẳng và trung cấp, nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Kết nối hệ thống robot là một trong những nghề sẽ được triển khai đào tạo nâng cao. Ảnh: XC.
Theo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, mới đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký Quyết định số 1446/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình “Đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.
Mục tiêu của chương trình là đào tạo các ngành nghề mới và các kỹ năng nghề mới cho ít nhất 20 ngành, nghề ở trình độ cao đẳng và trung cấp ưu tiên cho các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ mới, công nghệ cao, các kỹ năng tương lai đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Số lượng người học được đào tạo ít nhất ở mỗi ngành, nghề/trình độ là 120 người. Tổng số người học tham gia đào tạo thí điểm khoảng 4.800 người.
Chương trình đào tạo lại nâng cao kiến thức, kỹ năng gắn với chuyển đổi việc làm cho người lao động bị tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cho ít nhất 300.000 lượt người với thời gian đào tạo, bồi dưỡng dưới một năm; xác định ngành, nghề đào tạo, kỹ năng nghề và mô hình đào tạo mới trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, đa dạng, linh hoạt đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân; nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp và người dạy trong doanh nghiệp; lựa chọn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp để đặt hàng đào tạo, đào tạo lại.
Trong đó, Nhà nước đặt hàng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được lựa chọn tham gia đào tạo hoặc đào tạo lại trong chương trình theo hình thức chính quy hoặc thường xuyên; đặt hàng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc doanh nghiệp được lựa chọn để đào tạo, đào tạo lại trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo khác.
Video đang HOT
Đáng chú ý, việc xây dựng kế hoạch đào tạo có phân công trách nhiệm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp trong việc tổ chức thực hiện và xây dựng, vận hành Cổng thông tin điện tử để quản lý, kết nối các thành phần tham gia Chương trình, phục vụ việc triển khai và quản lý, theo dõi Chương trình hiệu quả. Việc đào tạo tăng cường việc gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp nhằm sử dụng có hiệu quả trang thiết bị và công nghệ của doanh nghiệp.
Đối tượng tham gia đào tạo của chương trình là học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Đối tượng tham gia đào tạo lại là người lao động trong các doanh nghiệp.
Kinh phí thực hiện từ ngân sách, nguồn thu sự nghiệp của các trường, các quỹ hợp pháp và kinh phí lồng ghép từ các chương trình, dự án khác được cấp có thẩm quyền phê duyệt, dự án hợp tác quốc tế, nguồn tài trợ, hỗ trợ hợp pháp trong và ngoài nước.
Ông Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, cho biết: “Tổng cục đang tiến hành nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng kỹ năng của người lao động tại các doanh nghiệp theo các lĩnh vực, ngành, nghề chịu tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để nhanh chóng xây dựng các chương trình đào tạo và đào tạo lại. Dự kiến, 20 nghề sẽ được lên chương trình trong năm nay và sang năm 2022 bắt đầu tuyển sinh.
Theo khảo sát của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, 6 nghề đang là xu hướng, sẽ được đào tạo chính quy trình độ cao đẳng, trung cấp gồm: Giải pháp blockchain, kết nối hệ thống robot, kết nối vạn vật, trang trại số, bảo mật dữ liệu, in 3D.
Bên cạnh đó, một số nghề khác theo hướng cập nhật, nâng cao đáp ứng công cuộc chuyển đổi số như: Công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, điện – điện tử, tự động hóa, các nhóm ngành nghề như công nghiệp chế biến, thiết bị y tế, dịch vụ vận tải – logistics, du lịch dịch vụ, dệt may – giày da, nông nghiệp công nghệ cao, lâm nghiệp, ô tô, cơ khí nông nghiệp, năng lượng mới và năng lượng tái tạo và một số ngành nghề khác.
“Sau khi khảo sát, trường cao đẳng trung cấp và doanh nghiệp sẽ cùng phối hợp tuyển sinh đào tạo các ngành nghề mà thị trường cần này theo hình thức đặt hàng và sẽ được doanh nghiệp nhận sau khi ra trường”, ông Vũ Xuân Hùng cho biết.
Sẽ đào tạo 20 ngành nghề mới làm chủ những tiến bộ cuộc cách mạng 4.0
Từ năm 2021 - 2025, sẽ thí điểm đào tạo 20 ngành nghề mới cho 4.800 người đáp ứng yêu cầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; đào tạo lại và nâng cao kiến thức, kỹ năng cho ít nhất 300.000 lượt người lao động bị tác động cách mạng 4.0.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký Quyết định số 1446/QĐ-TTg ngày 30/8/2021 Phê duyệt Chương trình "Đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư".
Chương trình có mục tiêu xây dựng mô hình đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực ở các trình độ giáo dục nghề nghiệp để có kiến thức, kỹ năng phù hợp, có thể tiếp thu, làm chủ, khai thác, vận hành hiệu quả những tiến bộ công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Đồng thời gắn kết, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp về nhân lực, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, sẵn sàng đón nhận làn sóng đầu tư FDI mới dịch chuyển vào Việt Nam.
Sinh viên trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội đang thực hành nghề Công nghệ ô tô.
Để thực hiện mục tiêu này, Chương trình đề ra kế hoạch, từ năm 2021 - 2025 sẽ đào tạo các ngành nghề mới và các kỹ năng nghề mới cho ít nhất 20 ngành, nghề ở trình độ cao đẳng và trung cấp ưu tiên cho các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ mới, công nghệ cao và các kỹ năng tương lai đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Số lượng người được đào tạo ít nhất ở mỗi ngành, nghề/trình độ là 120 người. Tổng số người học tham gia đào tạo thí điểm khoảng 4.800 người.
Cũng trong giai đoạn 2021 - 2025 sẽ đào tạo lại và nâng cao kiến thức, kỹ năng gắn với chuyển đổi việc làm cho người lao động bị tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cho ít nhất 300.000 lượt người với thời gian đào tạo, bồi dưỡng dưới 1 năm.
Học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ được tham gia các chương trình đào tạo ngành, nghề mới, các chương trình đào tạo bổ sung kỹ năng mới, kỹ năng tương lai đáp ứng yêu cầu của của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Người lao động trong các doanh nghiệp sẽ tham gia đào tạo lại để chuyển đổi nghề nghiệp do chịu tác động của cuộc cách mạng 4.0.
Người lao động trong các doanh nghiệp ở những ngành nghề công nghệ mới hoặc cần nâng cao kiến thức, kỹ năng để tiếp thu, làm chủ và khai thác hiệu quả tiến bộ khoa học và công nghệ ở các trình độ của giáo dục nghề nghiệp cũng thuộc đối tượng được đào tạo lại.
Sinh viên trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội đang thực hành nghề Cơ điện tử tại xưởng nhà trường.
Để thực hiện các mục tiêu trên, Chương trình đã đề ra 6 nhiệm vụ và giải pháp, trong đó có đánh giá, xác định nhu cầu đào tạo, đào tạo lại. Theo đó nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trang kỹ năng của người lao động tại các doanh nghiệp theo các lĩnh vực, ngành nghề chịu tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhất là trong lĩnh vực dệt may, da giày và các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ ưu tiên phát triển đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Lựa chọn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp để đặt hàng đào tạo, đào tạo lại.
Nhà nước đặt hàng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được lựa chọn tham gia đào tạo hoặc đào tạo lại trong Chương trình theo hình thức chính quy hoặc thường xuyên.
Hoạt động tổ chức đào tạo, đào tạo lại tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc tại doanh nghiệp hoặc kết hợp cả hai phương thức theo hình thức vừa học vừa làm, thời gian đào tạo phù hợp theo tính chất của kỹ năng và mức độ thiếu hụt kiến thức, kỹ năng. Đồng thời tăng cường việc gắn kết của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp nhằm sử dụng có hiệu quả trang thiết bị và công nghệ của doanh nghiệp phục vụ cho công tác đào tạo, hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học trong quá trình đào tạo và thực tập tại doanh nghiệp.
Nhân tài về Vĩnh Phúc làm việc có thể được hỗ trợ 600 triệu đồng HĐND tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành Nghị quyết số 06/2021 về một số chính sách đặc thù xây dựng đội ngũ trí thức và thu hút, trọng dụng người có tài trong giai đoạn 2021-2025. Chính sách thu hút người có tài Việc thu hút người có tài được tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện thông qua tuyển dụng mới theo quy định...