Đào tạo giáo viên – Khâu then chốt đổi mới giáo dục
Đào tạo, bồi dưỡng người thầy từ thời điểm còn là sinh viên của các trường sư phạm sẽ giúp nền tảng giáo dục Việt Nam có sự thay đổi căn bản hơn. Vấn đề tưởng “cũ” nhưng vẫn hết sức thời sự.
Ảnh: VGP/Hồng Hạnh
Trong hai ngày 4-5/2 tại Đà Nẵng, gần 500 lãnh đạo, giảng viên, cán bộ các trường đại học, cao đẳng sư phạm và Sở Giáo dục-Đào tạo trong cả nước đã cùng nhau trao đổi các phương pháp đổi mới giáo dục trong Hội thảo “Nâng cao năng lực đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục của các trường sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết, hiện nay nền giáo dục Việt Nam đang thoát ly dần phương pháp tiếp cận truyền thống, từ nền giáo dục trang bị kiến thức, kĩ năng cho người học chuyển sang phát triển phẩm chất và năng lực cho họ.
Để đạt được yêu cầu này, đội ngũ giáo viên các cấp học phải tiếp cận mục tiêu theo phương pháp hiệu quả hơn, thì cần đổi mới cách tiếp cận, thiết kế nội dung, phương pháp, hình thức phù hợp.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, hiện nay đội ngũ giáo viên đã phát triển cơ bản đúng hướng. Sứ mệnh của các trường sư phạm trọng tâm trước đây là đào tạo giáo viên mới, thì hiện nay trọng tâm là bồi dưỡng giáo viên theo từng cấp học, phát triển năng lực của sinh viên sư phạm.
Nếu năng lực thực hành của sinh viên sư phạm yếu thì khi ra trường, việc truyền đạt kiến thức của họ có thể vẫn theo lối cũ mà không khuyến khích học sinh phát triển tư duy.
Video đang HOT
Do đó, ông Nguyễn Vinh Hiển cho rằng cần đào tạo để sinh viên sư phạm là những người có năng lực trong giảng dạy, có khả năng phát huy sức sáng tạo và tiềm năng của bản thân học sinh. Phải đổi mới phương pháp, cách tổ chức dạy học từ nặng về truyền dạy một chiều sang phát huy tính chủ động sáng tạo. Từ hình thức chủ yếu là dạy học trên lớp sang coi trọng hơn tổ chức hoạt động xã hội, hoạt động trải nghiệm.
PGS.TS Nguyễn Thúy Hồng (Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo & Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Bộ GD&ĐT) nhìn nhận, chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ giáo dục chưa hợp lý để tạo động lực đủ mạnh phát huy tiềm năng của đội ngũ này theo hướng chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng và số lượng. Nên đây cũng là vấn đề cần được cải thiện.
Hiện nay, cả nước có 133 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục với gần 8.000 giảng viên, trong đó gần 50% có trình độ thạc sĩ, còn lại là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ…
Theo dự báo, trong giai đoạn từ nay đến 2020, mỗi năm sẽ có 2% giáo viên các cấp nghỉ hưu. Để bù đắp số lượng giáo viên, cần khoảng 150.000 người thay thế. Đồng thời, mỗi năm sẽ có khoảng 17.000 giáo viên có nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và 45.000 giáo viên cần đào tạo lại.
Do đó, ngành Giáo dục cần qui hoạch, sắp xếp để không chỉ đảm bảo số lượng giáo viên đáp ứng nhu cầu mà còn phải quan tâm chất lượng giảng dạy của từng giáo viên theo hướng chuyên nghiệp.
T.S Michel J.Welmond, Trưởng nhóm chuyên gia giáo dục của WB tại Việt Nam cho rằng, người giáo viên bán chuyên nghiệp sẽ có phong cách giảng dạy cơ bản và theo khuôn mẫu. Người giáo viên chuyên nghiệp sẽ kết nối giữa giáo viên với giáo viên và giáo viên với học sinh để giải quyết những vấn đề gặp phải trong lớp học, trường học.
Các đại biểu cho rằng, cần nhanh chóng tổ chức, tái cấu trúc mô hình quản lý hệ thống sư phạm và quản lý nhà trường, các khoa, tổ, bộ môn theo yêu cầu đổi mới hiện nay. Xây dựng chương trình, giáo trình, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá không thể theo tư duy cũ khiến nền giáo dục trì trệ.
Tập trung xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cơ sở đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là yêu cầu cấp thiết hiện nay.
T.S Michel J.Welmond còn đề xuất ý tưởng phát triển mạng lưới các trường sư phạm chịu trách nhiệm đào tạo, kết nối, nghiên cứu và phát triển các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Mạng lưới này sẽ giám sát và đánh giá hoạt động đào tạo, hỗ trợ phát triển giáo viên theo nhu cầu giảng dạy mới.
Đổi mới cơ bản và toàn diện ngành Giáo dục cần có những bước đột phá. Trong đó phát triển đội ngũ và đổi mới cơ chế là vấn đề then chốt cần được quan tâm đặc biệt. Nếu ngành Giáo dục thay đổi được nền tảng này, chúng ta sẽ xây dựng được một thế hệ học sinh phát triển toàn diện cả thể chất, năng lực, tư duy và kĩ năng sống.
Hồng Hạnh
Theo_Báo Chính Phủ
"Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định tiềm năng sáng tạo của người Việt Nam"
"Lễ trao giải thưởng hôm nay khẳng định tiềm năng sáng tạo to lớn của người Việt Nam - tiềm năng đó bắt nguồn từ truyền thống sáng tạo của người Việt qua hàng nghìn năm", Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nói.
Phát biểu tại lễ trao giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2014 diễn ra tối 20/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cho biết, ông rất vui mừng dự lễ Trao giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2014 - Giải thưởng kỷ niệm 10 năm tổ chức thành công. "Thay mặt các vị đại biểu, tôi xin gửi tới Ban tổ chức lời chúc mừng chân thành cho thành tựu 10 năm qua; Gửi tới các thí sinh, các tác giải được giải thưởng năm nay lời chúc mừng tốt đẹp nhất", ông Nguyễn Thiện nhân nói.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, lễ trao giải thưởng hôm nay khẳng định tiềm năng sáng tạo to lớn của người Việt Nam - tiềm năng đó bắt nguồn từ truyền thống sáng tạo của người Việt qua hàng nghìn năm, đặc biệt được nhân lên, được phổ cập hóa, chính là nhờ sự đóng góp của giáo dục đào tạo. Trình độ của người Việt Nam đã không ngừng được nâng cao, năm 1945, trong 100 người dân hơn 90 người không biết đọc, biết viết, nhưng ngày nay những tác giả đoạt giải là thành quả của giáo dục Việt Nam đã đem lại đóng góp to lớn cho đất nước, tự hào dân tộc.
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch UB Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân chúc mừng cho sự thành công 10 năm của Nhân tài Đất Việt (Ảnh: Hữu Nghị)
Trong lễ Trao giải Nhân tài Đất Việt 2014, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cũng xin thay mặt cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhân dân Việt Nam gửi lời cám ơn chân thành tới đội ngũ hơn 1 triệu thầy cô giáo những người làm công tác giáo dục, quản lý giáo dục và cán bộ công chức trong ngành giáo dục và hơn 1 triệu thầy cô đã nghỉ hưu với sự đóng góp của thầy cô cho sự phát triển của giáo dục đất nước.
"Chúng tôi cũng may mắn được tham dự Giải Nhân tài Đất Việt từ lần đầu tiên. Qua 10 năm gắn bó với giải - gắn bó với tình cảm, tự hào của trí tuệ Việt Nam, từ giải thưởng tập trung lĩnh vực công nghệ thông tin, đến nay chúng ta mở sang cả ba lĩnh vực y tế, khoa học và môi trường. Chúng tôi rất vui, giải hôm nay thấy được chiều sâu, tầm cao trí tuệ của giải thưởng. Chúng ta tự hào hôm nay với giải thưởng vắc xin đưa Việt Nam trở thành một trong 4 nước trên thế giới sản xuất được loại vắc xin này, tiết kiện được hàng triệu đô la, cứu được hàng vạn sinh mạng trẻ em Việt Nam", ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cũng rất vui khi những sản phẩm không đòi hỏi công nghệ cao nhưng được ứng dụng rộng rãi như ứng dụng địa bàn dân cư xanh ở Hải Phòng. Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân cũng rất tâm đắc với những đề tài mà tác giả không có trình độ cao, là người đang lao động sản xuất nhưng với say mê nghề nghiệp đã sáng tạo ra.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, Giải Khuyến tài năm nay ra đời là luồng gió mới để chúng ta mỗi một năm nhận ra những gương mặt sáng tạo trong quá trình lao động sản xuất. "Với tinh thần đó xin chúc Ban Tổ chức giải nhiều sáng kiến tổ chức giải lần thứ 11 tốt hơn nữa!", Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân nói.
Quang Phong
Theo Dantri
Hiệu trưởng trường đại học trẻ nhất Việt Nam 35 tuổi Ngày 24/9/2014, Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã ra quyết định công nhận TS. Đàm Quang Minh (35 tuổi) giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Đại học FPT theo đề nghị của Hội đồng Quản trị FPT và Đại học FPT. Tân Hiệu trưởng Trường ĐH FPT Đàm Quang Minh. Theo quyết định này, ông Đàm Quang Minh sẽ đảm...