Đảo Tam Hải
Đảo Tam Hải, thuộc xã Tam Hải, huyện Núi Thành ( Quảng Nam) cách thành phố Tam Kỳ khoảng 40 km về phía Đông Nam.
Đảo Tam Hải tách biệt với thế giới bên ngoài bởi dòng Trường Giang thơ mộng. Xã đảo Tam Hải đặc biệt hơn bởi một mặt giáp biển và ba mặt giáp sông nên người dân sinh sống chủ yếu dựa vào biển với những nét văn hóa đặc trưng của người vùng biển.
Đảo Tam Hải có nhiều thắng cảnh đẹp như: Cửa Lở, Mũi Hòa An, đặc biệt là ghềnh Bàn Than, dài hơn 1km quanh một hòn núi nhỏ, được tạo nên bởi những bàn đá đen trải dài lấp lánh. Trải qua bao biến thiên thời gian và sự xâm thực của sóng biển, ghềnh Bàn Than đã tạo thành những hang hốc kỳ lạ tựa muôn vàn tác phẩm điêu khắc đá giữa đất trời, đem lại hứng thú cho mỗi du khách khi dừng chân. Từ dải đá ra xa còn có các đảo nhỏ, là nơi du lịch lí tưởng với những rạn san hô với các hình thù lạ mắt như hòn Mang, hòn Dứa, hòn Đá Chìm.
Khoảng hơn 20 năm trước, Tam Hải chỉ có những con đường mòn cát biển bỏng rát chân người. Còn hôm nay, trên xã đảo là những con đường bê tông trải dài hầu khắp các ngõ ngách, làng xóm. Điện về đảo kéo theo nhiều đổi thay trong cuộc sống người dân. Năm 2015, Tam Hải chính thức được Thủ tướng Chính phủ công nhận là xã đảo, với 2.528 hộ dân, 7.465 nhân khẩu. Sau khi được công nhận là xã đảo, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ, góp phần làm thay đổi diện mạo đất đảo hôm nay.
Đổi thay đáng mừng nhất là ngư dân đã ăn nên làm ra từ nghề truyền thống với trên 80% người dân sống bám biển. Những năm gần đây, giá trị sản xuất ngư nghiệp ngày càng tăng. Giá trị đánh bắt từ 41 tỷ đồng (năm 2010) tăng lên trên 60 tỷ đồng năm 2016. Nhiều năm trở lại đây, chiến lược phát triển kinh tế dựa vào biển đã được xã chú trọng. Từ các chính sách hỗ trợ kịp thời của Nhà nước, ngư dân ở Tam Hải đã phát triển và đổi mới nhiều phương tiện sản xuất, trang bị nhiều ngư cụ tiên tiến và hiện đại.
Video đang HOT
Dù cuộc sống người dân còn khó khăn, nhưng đất đảo đang từng bước trở mình, những con tàu nơi này vẫn vươn khơi, bám biển đem lại no ấm cho người dân và góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Danh thắng địa chất độc nhất vô nhị: Bàn Than Hòn Mang Hòn Dứa
Có niên đại khoảng 400 triệu năm, Bàn Than - Hòn Mang - Hòn Dứa được các nhà khoa học đánh giá là danh thắng địa chất độc nhất vô nhị không chỉ của Quảng Nam mà còn của cả nước.
Danh thắng địa chất này nằm phía đông bắc Tam Hải, Núi Thành, Quảng Nam. Hình dạng, màu sắc các bậc đá nơi đây là biểu hiện của quá trình tiến hóa vỏ Trái Đất, liên quan tới sự hình thành và tách giãn Biển Đông.
Bàn Than là thềm biển cổ, có khối núi nhô ra phía biển, hình dạng bằng phẳng. Hòn Mang, Hòn Dứa là 2 đảo tách rời, nằm giữa biển. Hòn Mang rộng khoảng 2ha cách Bàn Than khoảng 400m, còn Hòn Dứa rộng hơn 11ha, cách Bàn Than 700m.
Danh thắng địa chất Bàn Than - Hòn Mang - Hòn Dứa nằm phía đông bắc xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
Đáng chú ý, toàn bộ khu vực này có những dải đá đen óng, xếp chồng lên nhau, nhô lên giữa biển với nhiều vết hằn do sóng, gió nơi biển khơi để lại.
Bao bọc quanh danh thắng Bàn Than - Hòn Mang - Hòn Dứa là hệ san hô rộng hơn 90ha với khoảng 100 loài. Đây chính là nơi trú ngụ, sản sinh của 41 loài rong biển và 168 loài cá, trong đó có nhiều loại có giá trị kinh tế cao. Là nơi tập trung sinh sống của nhiều loại rong tảo, hải sản quý như tôm hùm, tôm sú, ốc hương, cá, mực và giáp xác các loại.
Bàn Than - Hòn Mang - Hòn Dứa được các nhà khoa học đánh giá là danh thắng địa chất độc nhất vô nhị không chỉ của Quảng Nam mà còn của cả nước.
Theo đánh giá của các chuyên gia, nhà khoa học trên lĩnh vực địa chất, khu vực các xã Tam Hải, Tam Quang của huyện Núi Thành, nhất là khu vực Bàn Than - Hòn Mang - Hòn Dứa có niên đại cách ngày nay khoảng 400 triệu năm, mang những đặc trưng tiêu biểu của quá trình tiến hóa vỏ Trái Đất, liên quan tới sự hình thành và tách giãn Biển Đông; là địa điểm có giá trị đối với việc nghiên cứu và làm sáng tỏ các giai đoạn phát triển địa chất của vỏ Trái Đất.
Mỏm đá đen nhô cao giữa biển được người dân địa phương gọi là Ông Đụn - Bà Che
Men theo vách đá quanh eo núi Bàn Than về phía những mỏm đá đen nhô cao lên giữa biển (người dân địa phương gọi là Ông Đụn - Bà Che), cảm giác như đang hòa với thiên nhiên, đất trời. Đá ở đây là nghệ thuật sắp đặt, hòa với sóng gió, biển cả và nắng vàng tạo nên bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ.
Sự kỳ vĩ của danh thắng địa chất Bàn Than - Hòn Mang - Hòn Dứa
Từ phía Ông Đụn - Bà Che, chừng như mọi "đặc sản" nơi đây có thể thu vào tầm mắt. Đó là những mỏm đá trùng điệp sóng vỗ, Hòn Mang - Hòn Dứa xanh mát phía xa, rạn san hô nhiều màu sắc kéo dài quanh đảo, hay hình ảnh lao động nhộn nhịp trên biển của người dân xã đảo...
Ngày 29/2/2024, danh lam thắng cảnh Bàn Than - Hòn Mang - Hòn Dứa đã được công nhận là di tích quốc gia. Đây sẽ là cú hích lớn trong định hướng phát triển du lịch của huyện.
Tương lai gần sẽ có những tour tuyến được hình thành, kết nối nhiều địa danh, thắng cảnh ở Núi Thành với hạt nhân là Bàn Than - Hòn Mang - Hòn Dứa. Kỳ vọng đây là sản phẩm du lịch đặc sắc thu hút du khách, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Sự bình yên của xã đảo Tam Hải
Hoang sơ danh thắng Bàn Than - Hòn Mang - Hòn Dứa Thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất Thuận An, xã Tam Hải (Núi Thành) thắng cảnh Bàn Than - Hòn Mang - Hòn Dứa cùng hệ động thực vật quanh đảo phong phú, đa dạng. Đây là lợi thế để chính quyền và người dân xã đảo phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo, riêng có. Bàn Than - Hòn Mang...