Đào rừng vượt 300km xuống phố, đợi ngày nở hoa đón Tết
Cất công góp ‘của lạ’ trong dịp tết Kỉ Hợi sắp tới, người nông dân Yên Bái di chuyển hơn 300km đem đào rừng xuống phố. Tuy nhiên khác với các giống đào trồng ở Nhật Tân hay các vùng quanh khu vực Hà Nội, hầu hết các cành đào rừng đều đang nở hoa rất muộn.
Đào rừng cổ thụ được người dân Văn Chấn (Yên Bái) cất công vận chuyển hơn 300km xuống Hà Nội.Theo chủ hộ kinh doanh trên đường Lạc Long Quân (Hà Nội), các gốc đào già năm nay có độ tuổi trung bình từ 20-30 năm do vậy có kích thước lớn hơn rất nhiều đào bình thường.
Nhìn chung các gốc đào rừng đề có kích thước to lớn, tán rộng, do vậy người dân phải tìm cách chèn chống để cảnh không bị lung lay hoặc đổ gẫy.
Đào rừng có tán tự nhiên, thời điểm này phần lớn các cành đều chưa ra hoa. Do chênh lệch nhiệt độ và khí hậu nên đào rừng Tây Bắc chậm nở hoa hơn các loại đào khác, tuy nhiên có thể sau rằm (khoảng 2 tuần nữa) đào sẽ bắt đầu nở hoa đều và đẹp.
Video đang HOT
Bông hoa hiếm hoi nở sớm trên cành có màu hồng phớt, không đỏ rực như các giống đào thông thường khác.
Các gốc đào được ông Hà Văn Hoàn và gia đình chăm sóc kĩ lưỡng, mỗi ngày ông cùng các thành viên thay phiên nhau tưới nước cho gốc, cành để đào rừng được tươi và sướng trổ bông.
Một số ít cành cây đã nảy lộc xanh mơn mởn vào thời điểm này.
Ông Hà Văn Hoàn bên các gốc cây đào khủng đợi khách mua, giá mỗi cành đào rừng có già thành khác nhau phụ thuộc và kích thước, phom dáng nên không có giá cố định, dao động từ vài triệu lên tới cả vài chục triệu.
Tuy nhiên ông Hoàn cũng cho biết nếu hoa nở quá sớm hoặc quá muộn thì khó có khách mua. Hoa nở sớm hay muộn còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Năm nay, nếu nền nhiệt tiếp tục ổn định, hoa sẽ nở đúng dịp Tết Nguyên đán.
Gia đình ông Hoàn vận chuyển đào rừng xuống từ mùng 1 Dương lịch, để tiện chăm sóc và trông coi, cả gia đình ông phải sinh hoạt trong lều lán dựng tạm.
Theo lao động
Độc đáo hoa Đào Mẫu Sơn
Nói về hoa Đào Mẫu Sơn, không phải ai cũng hình dung ra ở nơi lạnh nhất cả nước lại có thứ hoa vượt lên cái giá rét để đâm chồi, nảy lộc, xanh mơn mởn đến vậy.
Hoa Đào nơi đây có sức sống mãnh liệt. Không ngoa khi nói như vậy bởi cây hoa Đào Mẫu Sơn có bộ rễ bám sâu giữa những vách, khe đá ở nơi có khí hậu khắc nghiệt gió mạnh, ẩm nhiều và rét cũng cắt da cắt thịt.
Trái ngược với thời tiết, hoa Đào Mẫu Sơn (loại hoa thuần chủng) cánh đơn, mỏng manh như thủy tinh, màu hồng không lẫn với bất kỳ màu hoa Đào nào khác của vùng đất Xứ Lạng.
Cây Đào Mẫu Sơn rất to, nhiều hoa song lại ít lá. Nếu đi trên những con đường ở khu vực này, từ xa đã có thể nhìn thấy "thảm" hoa đào như những miếng vá khổng lồ. Trông ngay trước mặt, nhưng phải vượt qua đoạn đường núi đá mới có thể tiếp cận được gốc đào. Thường một cây đào có độ cao hơn gấp đôi người thường. Tán cây Đào xòe to, không theo hình dáng cố định. Cành đào khẳng khiu, nhẵn bóng chứ không sần sùi, rêu mốc như Đào Tây Bắc.
Đào Mẫu Sơn được người dân ở Lạng Sơn ưa chuộng không chỉ bởi màu sắc, hoa đẹp, mà còn bởi độ quý hiếm, khó kiếm của loại hoa này.
Nếu như các loại hoa Đào khác có thể chơi trước tết, trong tết, thì Đào Mẫu Sơn thường nở muộn. Vào những năm âm lịch nhuận, khi Đào có đủ thời gian ấp ủ đợi tiết trời sang xuân thì đúng dịp Tết Âm lịch, Đào bắt đầu nở, nếu không phải đến mùa lễ hội của Lạng Sơn, Đào mới bắt đầu bung lụa.
Không chỉ lý do "nở" khác thường ấy, mà còn bởi cây Đào Mẫu Sơn mọc tự nhiên. Đồng bào nơi đây chưa có ý thức nhân giống cây đào nên sau nhiều năm khai thác, đào cả gốc rễ bán cho người chơi đào, đến nay cây hoa Đào Mẫu Sơn còn lại rất ít, chủ yếu ở những nơi núi cao, rất khó đến lấy.
Theo tuoi tre thu do
Đồng Tháp đón 89.854 lượt khách dịp nghỉ Tết Dương lịch 2019 Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp, trong dịp nghỉ Tết Dương lịch năm 2019, tổng lượt khách đến tham quan, hành hương, du lịch tại Đồng Tháp đạt 89.854 lượt khách, tăng 51,04% so với cùng kỳ 2018 (59.306 lượt), trong đó có 345 lượt khách quốc tế. Tổng doanh thu từ hoạt động...