Đảo rùa mỗi năm chỉ nổi 3 tháng
Một hòn đảo nhỏ nổi trên sông Muodaoxi ở phía tây nam Trung Quốc bỗng trở thành điểm nóng du lịch vào mùa xuân, do hình dáng giống hệt con rùa.
Hòn đảo nằm giữa con sông Muodaoxi chảy qua làng Longshi ở Vân Dương, Trùng Khánh. Tại Trung Quốc, rùa được coi là linh vật, tượng trưng cho sự trường thọ.
Mỏm đá đầu rùa chỉ hiện ra khi đập Tam Hiệp xả nước về hạ lưu, và nước rút về mức 163 tới 168 m. Ở mực nước bình thường (175 m), hòn đảo này chỉ hiện ra là một đốm nhỏ. Còn khi nước rút đi ở độ sâu 145m, mỏm đá sẽ dài ra và nối với đất liền.
Hiện tượng này nhanh chóng được lan truyền trong những năm gần đây, kéo theo một lượng lớn du khách tới để tham quan và chụp ảnh hòn đảo từ những ngọn đồi gần đó. Ông Meng Liu, một người dân địa phương cho biết: “Mọi người đều cho rằng điều này là minh chứng về sự xuất hiện của mùa xuân, còn chúng tôi gọi là thời kỳ rùa nổi”.
Theo Zing
Báo quốc tế viết về lễ hội chém lợn của Việt Nam
Ngày hôm qua (24/2), tờ Daily Mail (Anh) và hãng tin AFP (Pháp) đều đã đăng tải bài viết về lễ hội chém lợn ở làng Ném Thượng, tỉnh Bắc Ninh.
Cả hai bài viết đều không đưa ra nhiều nhận định chủ quan của người viết, mà chú trọng vào việc giới thiệu cặn kẽ một lễ hội đang trở thành tâm điểm chú ý của dư luận Việt Nam.
Mỗi năm người dân làng Ném Thượng ở tỉnh Bắc Ninh đều đem chém hai "ông Ỉn" trong một nghi lễ tưởng nhớ công lao của thành hoàng làng và cầu mong một vụ mùa bội thu, đời sống dân làng được sung túc, sức sống tràn trề...
Video đang HOT
Tuy vậy, lễ hội chém lợn này trong những ngày qua đã trở thành tâm điểm tranh cãi, bàn luận khi Tổ chức Động vật Châu Á (Animals Asia) kêu gọi người dân ký tên vào kiến nghị chung để chấm dứt lễ hội này. Từ đây, nhiều ý kiến, nhiều luồng dư luận trái chiều bắt đầu xuất hiện.
Mỗi năm, người dân ở làng Ném Thượng, tỉnh Bắc Ninh đều tổ chức lễ hội chém lợn.
Một trong hai "ông Ỉn" dùng cho việc tế lễ.
Lễ rước hai "ông Ỉn" đi quanh làng.
Lễ tế trước sân đình.
Lễ hội chém lợn ở làng Ném Thượng là một hoạt động nghi lễ được tiến hành vào dịp đầu xuân với những nguyện cầu về một năm mới với nhiều may mắn, phúc lộc. Sở VHTTDL tỉnh Bắc Ninh đã làm việc với lãnh đạo thành phố, với ban tổ chức lễ hội địa phương để việc thực hiện nghi thức truyền thống bớt gây tranh cãi hơn, bằng cách đem lợn tế lễ ra sau đình mổ, làm cỗ ngọc tế, không nên chém lợn ngay giữa sân đình như thông lệ.
Lễ hội chém lợn gặp phải sự phản đối từ những hiệp hội bảo vệ động vật.
Người đàn ông trong trang phục truyền thông mang một con dao rựa được dùng để chém lợn. Sau lễ rước, đoàn rước trở lại sân đình, đúng 12h trưa, hai tướng thủ đao được dân làng chọn từ những gia đình hạnh phúc, con cháu đề huề, nuôi lợn mát tay, khỏe mạnh và phải đúng 50 tuổi sẽ khai đao chém hai "ông Ỉn" tế thánh. Thịt lợn tế thánh xong được chia cho mọi người với mong muốn cả làng được phát tài, phát lộc.
Đàn ông, trai tráng khỏe mạnh trong làng mặc trang phục truyền thống chuẩn bị cho lễ chém lợn.
Daily Mail đã dẫn lời một cụ ông ở làng Ném Thượng - ông Nguyen Dinh Loi, rằng: "Lễ hội là lựa chọn của làng, lễ hội chém lợn không vi phạm pháp luật và phải được định đoạt bởi chính người dân của làng Ném Thượng chúng tôi. Chúng tôi muốn giữ gìn truyền thống của cha ông mình".
Khi thực hiện xong nghi lễ chém lợn, một số người dân đã nhúng tiền vào máu lợn bởi họ quan niệm máu lợn trong lễ tế thánh tượng trưng cho sự sung túc, may mắn, sức khỏe dồi dào... Dù hành động nhúng tiền vào máu tươi không nằm trong nghi thức của lễ hội, nhưng nhiều năm nay, người dân nơi đây đã có thói quen "lấy hên" như vậy.
Thực tế, năm nay, số người nhúng tiền vào máu lợn đã giảm đi rất nhiều so với mọi năm, nhưng một số người vẫn giữ thói quen cũ và hành động này đã lọt vào ống kính phóng viên. Hình ảnh này đã ngay lập tức xuất hiện trên báo chí nước ngoài và chi tiết này cũng bị nhắc đến trong bài viết của AFP và Daily Mail.
Hàng ngàn người đã có mặt trong ngày hội để chứng kiến nghi lễ chém hai "ông Ỉn", nên nhiều người đã phải trèo lên tường, lên cây, lên mái nhà... Lễ hội năm nay thực tế còn lớn hơn so với mọi năm bởi lượng du khách tham dự đông hơn.
Nghi lễ hiến tế "ông Ỉn" lên thành hoàng làng.
Daily Mail và AFP cũng đăng tải lời bình luận của giám đốc Tổ chức Động vật Châu Á tại Việt Nam - ông Tuan Bendixsen rằng: "Chúng tôi đang chứng kiến luồng dư luận phản đối lễ hội chém lợn. Những người muốn bảo vệ lễ hội này đã sử dụng yếu tố văn hóa để bào chữa. Việc thiếu những luật lệ bảo vệ động vật cũng đã góp phần đưa tới hiện trạng này".
Lễ hội chém lợn ở làng Ném Thượng đã có lịch sử 850 năm và thường được diễn ra vào ngày mùng 6 Tết Âm lịch. Người dân địa phương và cả một số nhà sử học nghiên cứu về lễ hội này cho biết lễ hội tưởng nhớ ông Lý Đoàn Thượng, người có công với làng, được dân làng suy tôn làm thành hoàng làng.
Lễ tế lợn ở Đài Loan.
Trong bài viết của hãng tin AFP (Pháp), bên cạnh lễ hội chém lợn của Việt Nam, lễ hội tế lợn của Đài Loan cũng được nhắc đến vì đang rất gây tranh cãi ở nước này.
Lễ hội tế lợn ở Đài Loan hiện đang bị những nhà bảo vệ động vật phản đối vì cho rằng người chăn nuôi đã đối xử độc ác với những chú lợn dùng để hiến tế, họ đã làm mọi cách để bắt những chú lợn này ăn thật nhiều để tăng trọng, lợn tế lễ thường nặng từ 700-1000kg. Lễ hội tế lợn ở Đài Loan dù cũng nằm trong "tâm bão dư luận" nhưng đã được tổ chức theo như thông lệ trong ngày hôm qua.
Bích Ngọc
Theo Daily Mail/AFP