Đào, quất được giá khi vào Nam
Còn nửa tháng nữa là tới Tết Nguyên đán, tại những làng hoa nổi tiếng Hà Nội, đào, quất vẫn đang được thương lái hối hả gom chuyển vào Nam.
Năm nay, do thời tiết diễn biến bất thường, nhất là đợt rét đậm, rét hại vừa qua nên nhiều cây đào ở khu vực Nhật Tân (Hà Nội) chậm nở hoa, nụ bé. Những cây đã nở thì hoa nhỏ, màu nhạt.
Anh Tuấn, chủ một vườn đào ở Nhật Tân, cho biết: Trời rét, nhà vườn phải chăm bón đặc biệt, tôn nhiêu công sức, nhất là phải tốn công hun khói, ủ ấm để đào ra hoa nhưng dự báo giá bán so với năm trước tăng không đáng kể. Tuy vậy, những gốc đào đẹp đến thời điểm này hầu như không còn. “Bao nhiêu gốc đẹp đã gom chuyển vào Nam cách đây cả tuân rồi, còn lại hầu hết là những gốc chậm nở để dành phục vụ khách hàng bình dân tại Hà Nội” – anh Tuấn nói.
Cũng theo anh Tuấn, thời điểm này, các thương lái chủ yếu gom đào từ các nhà vườn vùng lân cận Hà Nôi như Bắc Giang, Hải Phòng, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình…
Các chủ vườn chọn những cây đẹp để chuyển vào Nam. Ảnh: NLĐ
Theo các chủ vườn, đào ở Nhật Tân năm nay được gom chuyên vào Nam loại có giá “bèo” nhất cũng khoảng 5-7 triệu đồng, có gốc vài chục triệu đồng. Hiên đào bán sớm tại vườn giá khoảng 700.000 – 800.000 đông/cành. Trong khi đó, đào ở các khu vực lân cận có giá rẻ hơn từ vài trăm đến vài triệu đồng mỗi gốc.
Anh Đỗ Viết Sơn, chủ một vườn đào ở Nam Trực (Nam Định), cho biết mỗi ngày, thương lái đến gom cả trăm gốc đào chuyển vào phía Nam. Riêng vườn nhà anh cũng đã bán được hơn 100 gốc đào trong tổng số 200 gốc cho thương lái.
Theo đánh giá của nhiều chủ vườn, giá quất sẽ thấp hơn năm trước ít nhất 10% do chín đúng vụ và được mùa. Ghi nhân thực tê cho thây dù còn nửa tháng nữa mới đến Tết nhưng hầu hết quất tại khu vực nội và ngoại thành Hà Nội đều cho quả to, đẹp, mọng và khá đều. “Quất năm nay đẹp nhưng khó bán giá cao vì được mùa. Ngay cả quất chuyển vào Nam cũng chỉ bán với mức giá ngang năm ngoái” – ông Nguyễn Công Sự, chủ một vườn quất ở Từ Liêm – Hà Nội, cho hay.
Video đang HOT
Tại khu vực Tứ Liên, Quảng Bá – Hà Nội, quất chuyển vào Nam thường là loại gốc trung bình, giá từ 1 triệu đến dưới 10 triệu đồng. Những gốc đẹp, giá cao trên 10 triệu đồng năm nay ít được chuộng, nếu có thì chỉ khách lẻ đến đặt trực tiếp tại vườn.
Anh Quang (Quảng Bá) cho biết mọi năm, anh vẫn bán quất cho thương lái nhưng năm nay, họ gom hàng với giá thâp nên anh quyết định tự tổ chức chuyển vào Nam bán. “Như thế, mình vừa được lãi hơn mà khách cũng mua được quất giá phải chăng” – anh Quang nói. Không riêng anh Quang, nhiều chủ vườn ở Hà Nội và các tỉnh lân cận cũng đang tính toán tự chuyển quất, đào vào Nam, không qua thương lái…
Theo VNE
Nông dân và nỗi lo hoa Tết mất mùa
Còn chưa đầy 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, thế nhưng nhiều vườn đào, quất tại Hà Nội vẫn tiếp tục... "ngủ đông".
Anh Hoàng Văn Hùng, một chủ vườn hoa ở Nhật Tân cho biết, nếu tiếp tục rét đậm, gần ½ gốc đào sẽ không nở như ý
Thấp thỏm canh hoa chờ tết
Trong dịp Tết cổ truyền hoa đào và quất vẫn được người dân được ưa chuộng nhất. Gần đây người dân Nhật Tân kỳ công chọn từng cành đào rừng ghép vào gốc đào phai Hà Nội, chăm sóc tỉ mỉ, cẩn thận nên sắc hoa cũng phong phú, đa dạng hơn, hứa hẹn một vụ hoa như ý. Thế nhưng, từ giữa tháng 12 đến nay, miền Bắc liên tục gánh chịu những đợt không khí lạnh tăng cường, nền nhiệt luôn ở ngưỡng 9 - 12 độ C, khiến những nụ đào, hồng không lớn nữa.
Ông Khương Văn Minh, một chủ đào ở làng hoa Nhật Tân cho biết: "Đúng thời điểm này năm ngoái, khi còn vài tuần là đến tết, các cây đào ở đây đã bung hoa gây thiệt hại cho nông dân. Tuy nhiên năm nay rét đậm kéo dài, khiến cả trăm gốc đào chờ tết bán cũng đứng trước nguy cơ thất thu do chậm nở".
Mọi nỗ lực của người dân từ đốt lửa đến thắp điện mong sao hoa nở kịp dịp tết
Cả một năm trồng đào, người dân Nhật Tân phấp phỏng nhất lúc này. Còn vài tuần là đến tết, đi đâu cũng thấy người trồng đào bàn tán về thời tiết và đưa ra các phỏng đoán. Song mỗi nhà đều có "chiến lược" riêng. Quan niệm của người trồng đào, nghề này là nghề "đánh bạc với trời, năm ăn năm thua" vì phụ thuộc đến 70-80% vào thời tiết.
Bà Lê Thị Hoan, một chủ vườn hoa khác cũng cho biết, vài năm trở lại đây, thời tiết tết không ổn định, năm nóng, năm lạnh đan xen nên người trồng hoa vất vả hơn trong khâu tính toán để chăm sóc cho đào. Từ nay đến tết nếu cứ rét đậm, rét hại như thế này, chúng tôi lại phải tìm phương án "sưởi ấm" cho đào, nếu không thì "mù" hết, không có hoa, mất ăn. Còn nếu không may trời đổ nắng, thì công sức cả năm bỏ sông, bỏ bể vì hoa bung hết, tết không có hàng mà bán hoặc có cũng không nhiều cành đẹp...
Có mặt tại làng hoa Tây Tựu, Từ Liêm vào sáng 13/1, theo quan sát của PV thì tại các vườn đào có khoảng 40% số cây đào đã hé nụ và hứa hẹn nở hoa đúng dịp tết, số còn lại do tiết trời lạnh giá nên nụ hoa chưa bung và vẫn có dấu hiệu tiếp tục "ngủ đông". Anh Nguyễn Văn Nam, một vườn đào tại đây lo lắng: "Do dự báo năm nay sẽ lạnh nên chúng tôi chủ động tuốt lá sớm, mặc dù đã làm đủ cách nào là thắp bóng điện sưởi, tưới nước, bọc giấy ủ ấm... nhưng với tiết trời này, khó có thể thu hoạch vụ đào như ý trong dịp tết".
Tại vườn đào Thịnh Vượng của gia đình anh Hoàng Văn Hùng, hơn một nửa cây đào và quất đã được đính tíc-kê có tên tuổi địa chỉ của người mua. Theo anh Hùng, người dân tranh thủ mua đào và quất sớm để chọn cây đẹp và yên tâm hơn. Bởi lẽ với thời tiết này thì khó mà có đào nở đúng dịp Tết Nguyên đán, hơn nữa những ngày tới nếu tiết trời nắng ấm, nhiều cây đào sẽ nở bung trước tết.
Đầu tư trồng tới 1,5 mẫu hoa hồng, chi phí giống và phân bón tăng, cộng với đợt rét đậm, rét hại kéo dài khiến anh Nguyễn Thế Sơn, chủ vườn hoa ở Mê Linh như "ngồi trên đống lửa". Với 1,5 mẫu hoa hồng, anh Sơn phân ra từng khu để bán vào tết. "Lượng hoa và giá hoa năm nay chỉ bằng một nửa năm ngoái, cứ đà rét này nếu giá hoa đạt 2.000 - 2.500 đồng/bông thì may ra đủ vốn hoặc lãi chút ít thôi. Hơn 1 mẫu hoa hồng của tôi "nhắm" vào tết, thế mà trượt. Hiện nay 6 - 7 ngày, tôi mới được cắt một lần và chỉ được hơn 2.000 bông, nếu không căn đúng thì tết tôi cũng chỉ có vài nghìn hoa bán" - anh Sơn ngao ngán.
Nhiều chủ vườn hoa cho biết, giá đào và quất năm nay dự kiến đều cao do bất ổn về giống cũng như thời tiết. Giá quất tăng khoảng 20%, giá đào tăng đến trên 30%. Lý giải dự tính giá hoa tăng cao hơn mọi năm, anh Hùng cho biết, tiết trời này khó chọn được hoa nở ưng ý trong dịp tết, hơn nữa là do việc chăm hoa, quất năm nay cũng khó khăn hơn vì ít mưa, nếu có mưa thì lại là mưa a-xít không tưới rửa kịp thời sẽ bị thối quả, thối gốc.
Chống rét cho hoa
Ông Nguyễn Văn Chiến (57 tuổi), chủ vườn đào ở cụm 5 phường Nhật Tân cho biết: "Thời tiết rét đậm khiến dăm đào (nhánh nhỏ nhất của cành đào) đét và tái hơn, nụ cũng bé hơn. Vậy nên, với những cây đào thế, đào rừng ghép mắt, ông phải phủ kín nilon và thắp bóng điện bên trong cho nhiều gốc đào để ngăn mưa gió, giữ ấm cho cây. Những cây lớn, có thể thắp tăng cường hai bóng điện may ra đào phát triển tốt, ra hoa đúng dịp Tết Nguyên đán".
Ngoài những biện pháp như thắp đèn, bọc nilon ủ ấm, người dân trồng đào Nhật Tân còn tưới nước khoảng 3 ngày 1 lần để giữ độ ẩm cho đất giúp đào phát triển thuận lợi. Ngoài ra, họ phải bón thêm phân tổng hợp để cây đào có thêm dinh dưỡng chống chọi với tình trạng rét đậm kéo dài.
Không chỉ người trồng hoa làng hoa Nhật Tân, làng hoa Tây Tựu mà các hộ trồng hoa ở vùng lân cận cũng đang lo lắng chờ vụ thu hoạch hoa trong dịp tết. Bất chấp trời rét thấu xương, nhiều hộ vẫn đội mưa ra đồng cứu hoa. Ông Trần Văn Linh, một chủ vườn hoa ở Nhổn (Từ Liêm) tâm sự: "Hôm nào trời âm u tôi phải che lưới, tưới thêm nước để giữ ấm cho cây, đêm liên tục thắp điện, nhưng trời lạnh quá không biết những nụ hoa ly, loa kèn này có kịp bung thành hoa không.
Năm nay thời tiết khắc nghiệt với người trồng hoa quá, mọi năm tầm này nụ hoa đã phổng to rồi, nhưng giờ vẫn còn lép kẹp, ngày nào nhà tôi cũng có 4 - 5 người thay nhau chăm sóc, tưới nước, thắp điện nhưng vẫn không cải thiện được bao nhiêu, thôi thì mình vừa chống rét cho hoa vừa trông chờ thời tiết chứ biết làm sao".
Lo trượt mất hoa tết, nhiều người dân chăng thêm bóng điện 40W vào các luống hoa giữ ấm. Những ngày rét đậm này, phải chong điện suốt đêm mới mong hoa nở kịp. Đặc biệt hoa đồng tiền, nếu không được che chắn cẩn thận, bông hoa sẽ không đẹp, khẳng khiu và khó đều. Còn riêng giống đào nếu tiếp tục rét đậm sẽ không kịp nở hoa đúng dịp tết.
Theo anh Nguyễn Văn Thắng, một người ghép mắt đào kỳ cựu tại làng Nhật Tân cho biết, để cho ra một cây đào đẹp, người trồng hoa phải rất kỳ công, từ khâu chọn gốc, mắt đào, phương pháp ghép, cách chăm sóc, chế độ "dinh dưỡng" suốt một năm để cây đậu hoa đều, đẹp và nở đúng dịp tết. Theo anh Thắng, chi phí và công sức bỏ ra cho một vụ đào không nhỏ, đôi khi phải huy động tất cả các thành viên trong gia đình cùng làm: Trước hết phải tính thời điểm tuốt lá, lên lịch tưới tắm, chăm bón trồng đào ghép còn phải ghép gốc thuê nhân công làm đất thuê vỉa hè bán đào... nên nếu thời tiết không ủng hộ, người dân có nguy cơ "mất tết" vì loài hoa này.
Với thời tiết rét đậm kéo dài đến gần tết như năm nay, mỗi chủ vườn đào vì thế phải mất thêm hàng chục triệu đồng để đầu tư mua nilon, tiền điện chống rét cho đào. Những ngày này, người dân ăn ngủ với đào, theo dõi sát sao tình hình thời tiết, tình hình nụ đào để áp dụng các biện pháp "kích thích" cho đào đón tết.
Tính các khoản chi phí mà người trồng hoa cộng lại thì năm nay giá đào, quất có khả năng giá sẽ cao, mặc dù kinh tế khó khăn. Vì thế, nhiều gia đình đã chọn việc thuê gốc về chơi tết, hoặc mua lại gốc đã gửi từ tết năm trước. Đối với những vườn đào có thương hiệu thì số cây được đặt thuê và gửi đã gần kín vườn. Giá thuê mỗi gốc đào sẽ chênh nhau 1 triệu đồng so với giá trị của cây. Còn với việc gửi cây lại vườn, khi lấy cây người mua chịu một nửa giá trị của cây.
Việc thuê và mua lại gốc khiến cho đôi bên đều có lợi, người mua sẽ có cây đào chơi tết với giá rẻ. Nhiều chủ vườn hoa cho biết, dù giá hoa có đắt nhưng năm nay người trồng hoa thu nhập sẽ không cao do tiết trời khắc nghiệt.
Hoa "trượt tết", giá sẽ đắt?
Đợt rét đậm tăng cường năm nay kéo dài khiến nhiều nông dân ở Tây Tựu có nguy cơ "mất tết". Theo ông Nguyễn Phan Tửu, Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã Tây Tựu số 2, tết năm nay chỉ có 60% hoa được thu hoạch, còn lại 40% trượt tết và phải bán ra Giêng. Thời tiết rét đậm đã ảnh hưởng lớn đến năng suất, nên giá hoa hiện nay rất cao. Hoa hồng son hiện bán buôn 20 nghìn/bông, còn hồng phấn và hồng thơm 5 nghìn/bông, hoa loa kèn 50 nghìn/20 bông, hoa ly 30- 40 nghìn/cành. Tết đến chắc chắn hoa sẽ đắt hơn nữa.
Theo xahoi
Đào, quất Tết chuẩn bị "bung hàng"... hốt bạc Chỉ còn hơn 20 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán, cho đến thời điểm này, các vườn đào và quất tại Hà Nội đang chuẩn bị "nước rút" và bắt đầu "bung hàng" cho người dân Thủ đô. Đào lên phố Còn cách những ngày Tết cổ truyền không xa nhưng với thời tiết lạnh và kéo dài nhiều ngày như hiện...