Đào, quất đại hạ giá 50% vẫn vắng người mua
Sáng ngày 5-2 (tức ngày 24 tháng Chạp) đồng loạt nhiều cửa hàng bán đào, quất, mai… tại TP Thanh Hóa trưng biển “đại hạ giá” với mong muốn cứu vãn phần nào vốn đầu tư, thậm chí nhiều cửa hàng chấp nhận thua lỗ… nhưng vẫn vắng khách mua.
Nhiều cửa hàng đồng loạt trưng biển “đại hạ giá” nhưng vẫn vắng khách mua
Dạo một vòng quanh các tụ điểm bày bán đào, quất, cây cảnh… phục vụ nhu cầu chơi Tết của người dân tại TP Thanh Hóa như: Đường Lê Hoàn, Nguyễn Duy Hiệu, Bùi Khắc Nhất, Nguyễn Trãi, Đại lộ Lê Lợi kéo dài… bao trùm là không khí vắng vẻ, đượm buồn của những chủ quầy.
Anh Bùi Đức Thuận (phường Đông Sơn, TP Thanh Hóa) thở dài: “Bằng giờ mọi năm lượng đào, quất đã phải bán được khoảng hơn 40%. Năm nay do ảnh hưởng của dịch COVD-19, lượng khách ít ỏi, số đào quất gia đình mới chỉ bán được hơn 10%”.
Vắng khách khiến cho nhiều chủ đào, quất không khỏi lo lắng một năm thất thu
Chủ quầy kinh doanh đào, quất này cho biết, để có sự chuẩn bị nhanh, kịp thời, chất lượng đào quất đẹp, bắt mắt, anh đã phải đầu tư công sức ra tận Hưng Yên nhập quất, ngược lên giáp Hà Giang để có đào và chấp nhận nhập giá gốc tương đối cao để mặt hàng chất lượng. Tính đến thời điểm này, anh đã phải trưng biển “đại hạ giá, giảm giá”… với hi vọng lấy lại được phần nào vốn đầu tư.
Cùng chung cảnh ngộ vắng khách, quầy hàng của gia đình Nguyễn Thị Hương (phường Đông Sơn, TP Thanh Hóa) thậm chí lượng đào bán ra chưa được 10%. Chị Hương lý giải, thời điểm đi nhập đào là thời điểm tiết khí lạnh, dự nhập về là đúng thời điểm để bán. Tuy nhiên, mấy ngày nay trời nồm, nắng ấm khiến cho đào đồng loạt bung hoa. Khách đã vắng vì dịch, lại cộng thêm phần đào “bung nở”, chị Hương xác định đánh nước cờ liều giảm tới 50%. Mong muốn cứu vãn phần nào cước xe vận chuyển và phí thuê mặt bằng.
Video đang HOT
Do thời tiết nồm, có nắng khiến cho đào đồng loạt bung nở
Ông Hoàng Anh (phường Quảng Thành, TP Thanh Hóa) cho biết: “Năm nay con cái làm trong Nam không về, nhà còn mỗi 2 ông bà cũng ngại sắm sửa, trang hoàng. Tuy nhiên, nói tết cổ truyền dân tộc mà thiếu đi cành đào, cành mai thì không có không khí tết. Đi 1 vòng các tuyến phố, tôi thấy, năm nay các mặt hàng hoa đào, quất, lan… phong phú, đa dang về chúng loại hơn hẳn mọi năm. Như hiện tại, giá đào, quất cũng rẻ hơn so với những năm trước”.
Chị Nguyễn Thị Lan (phường Đông Tân, TP Thanh Hóa) đồng cảm: “Thực sự năm nay do ảnh hưởng của dịch, ảnh hưởng lớn đến người kinh doanh, lao động dịp tết. Tôi mua cành đào giá 1 triệu đồng, cây quất giá 300 nghìn đồng. Mình không trả giá, phần nào chia sẻ với các chủ buôn”.
Theo theo quan sát, dù đã bước sang ngày 24 tháng Chạp nhưng lượng khách mua sắm vẫn hạn chế. Nguyên do chính là do dịch COVID-19 khiến người dân “ngại” đi lại, và dè dặt trong việc mua sắm. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch suốt một thời gian dài đã khiến cho “túi tiền” của người mua phần nào bị hạn chế hơn so với những năm trước.
Theo nhận định của các chủ đào, quất, nếu thời tiết vẫn ấm lên thì việc gỡ gạc lại phần nào vốn đầu tư được xem là nhiệm vụ bất khả thi.
Nhà vườn Đông Cương lo hoa tết ế vì dịch bệnh
Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, làng hoa Đông Cương, xã Đông Cương (TP Thanh Hóa) đang vào độ thu hoạch sản phẩm để phục vụ tết.
Tuy nhiên, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp khiến giá hoa và nhiều gốc cây cảnh bị rớt giá, khó bán.
Hoa năm nay được mùa nhưng rớt giá vì dịch bệnh
Làng hoa Đông Cương được biết đến là một trong những nơi trồng hoa lớn nhất Thanh Hóa, cung ứng hoa tươi phục vụ nhu cầu không chỉ của người dân thành phố mà còn cho nhiều tỉnh phía Bắc và huyện, thị khác trong tỉnh. Nghề trồng hoa cũng là nguồn thu nhập chính của hàng trăm hộ dân tại đây, nhưng thời gian vừa qua do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã khiến người làm nghề trồng hoa tại đây "điêu đứng" vì hoa được mùa nhưng rớt giá, khó bán.
Chủ vườn lo lắng vì đến thời điểm này vẫn rất ít khách đến mua hoa
Nhiều luống hoa đến độ thu hoạch vẫn nằm trên ruộng vì không có khách mua
Khu vườn của gia đình ông Thông đã phủ kín những luống hoa cúc, hồng, ly, đồng tiền... tuy nhiên vì không có người mua nên chúng vẫn phải nằm trên ruộng. Lý giải nguyên nhân hoa bị "ế", ông Thông cho biết: "Đầu ra của hoa chủ yếu là thương lái đến từ Hà Nội, các tỉnh phía Bắc vào mua, chiếm hơn 50%, số còn lại tiêu thụ tại tỉnh. Tuy nhiên, dịch bệnh khó lường như thế này thì đầu ra rất khó, vì lượng người đi mua sắm tết sẽ giảm, hoa sẽ khó tiêu thụ, thương lái cũng không dám gom về... Giá hoa đã rớt 30 - 40% nhưng vẫn không thể bán được".
Trước khó khăn trong việc tiêu thụ, nông dân làng hoa còn phải đối mặt với tình trạng giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh, nhất là phân rơm nguyên liệu.
Những ngày qua, giá phân rơm liên tục tăng mạnh từ 15.000 - 20.000 đồng/bao, trong khi những năm trước, vào những dịp cao điểm mặt hàng này chỉ tăng khoảng 7.000 đồng/bao.
Nguyên nhân khiến giá phân rơm tăng là do hiện nay bà con sử dụng nguyên liệu này khá nhiều để thay phân mới cho các chậu hoa chưa bán được và xuống giống sản xuất hoa kiểng phục vụ thị trường tết.
"Hoa rớt giá khiến tất cả người làm nghề trồng hoa điêu đứng chứ không riêng một nhà nào. Tất cả đều thua lỗ rất nhiều vì giá bán hoa không thu đủ tiền giống chứ chưa tính đến chi phí phân bón, nhân công, điện thắp sáng", ông Thông nói thêm.
Hoa rớt giá khiến tất cả người dân ở đây đều điêu đứng chứ không riêng một nhà nào
Cũng theo các chủ vườn, thiệt hại nặng nề nhất giai đoạn này chính là người trồng hoa ly, bởi giá giống hoa cao, mất nhiều chi phí chăm sóc và hoa nở trong thời gian rất ngắn, không có người mua chỉ còn cách cắt bỏ tại ruộng bởi hoa đã vào mùa, nở bung không thể bán được cho ai.
Theo tính toán của các chủ vườn hoa, với giá hoa ly bán như hiện nay hoàn toàn không thể hòa vốn chứ chưa mong đến chuyện có lãi, bởi chi phí mua giống hoa ly về đã ngang bằng với giá bán của hoa, chưa kể trồng hoa ly phải gánh thêm rất nhiều chi phí khác, tiền thuê nhân công làm vườn cũng đã dao động từ 200.000 - 250.000 đồng/ngày.
Những vị khách ít ỏi đến vườn hoa Đông Cương
Đầu ra cho thị trường hoa bị thu hẹp, người dân chỉ biết mong chờ dịch COVID -19 sớm được khống chế, để hoa tiêu thụ được như mọi năm.
Thanh Hóa: Hai phụ nữ bị xe tải tông tử vong thương tâm ngày cận Tết Đang lưu thông trên tuyến QL1A (đoạn qua TP Thanh Hóa), hai người phụ nữ đi xe máy bất ngờ bị xe ô tô tải tông vào dẫn tới tử vong tại chỗ. Hiện trường vụ TNGT làm 2 người phụ nữ tử vong tại chỗ Vào lúc 16h15, ngày 2/2, trên tuyến QL1A đoạn qua siêu thị BigC, thành phố Thanh Hóa,...